Tag

“Đoàn tàu không số” lập công xuất sắc chi viện chiến trường miền Nam

Muôn mặt cuộc sống 29/04/2025 09:00
aa
TTTĐ - Với tinh thần “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”; “Vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước”, những khó khăn thử thách ác liệt không thể ngăn cản được những chuyến đi của các con tàu cùng cán bộ, chiến sĩ “Đoàn tàu không số" vận tải chi viện chiến trường miền Nam.
Ấn tượng bộ tem kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Ấn tượng cầu truyền hình hoành tráng mừng 50 năm thống nhất đất nước Gặp lại những con người đã làm nên lịch sử...

Ngày 23/10/1961, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn 759 - vận tải quân sự đường biển, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng. Đến tháng 10/1963, Đoàn 759 được chuyển về trực thuộc Quân chủng Hải quân và đến tháng 1/1964 đổi tên là Đoàn 125 Hải quân, hay còn gọi là “Đoàn tàu không số”.

Chuyển hàng xuống tàu chi viện cho chiến trường miền Nam (Ảnh: Tư liệu)
Chuyển hàng xuống tàu chi viện cho chiến trường miền Nam (Ảnh: Tư liệu)

Tất cả vì miền Nam ruột thịt

Sau khi được thành lập, Đoàn 125 Hải quân thực hiện nhiệm vụ vận chuyển chi viện chiến trường miền Nam bằng đường biển trong điều kiện địch thường xuyên kiểm soát, ngăn chặn, phong tỏa gắt gao và đánh phá ác liệt các tuyến vận tải chi viện của ta.

Theo đó, chúng theo dõi, giám sát, khống chế các tàu của ta trong suốt hành trình khi còn đang ở vùng biển quốc tế, thậm chí từ khi bắt đầu xuất phát ở Hải Nam (Trung Quốc).

Nhiều chuyến tàu đã ra khơi phải quay về hoặc phải chiến đấu và hy sinh khi gặp địch. Có những chuyến bị địch thu mất tàu và vũ khí (như tàu C187 chở hàng vào Trà Vinh tháng 6/1966; tàu C198 chở hàng vào Đức Phổ, Quảng Ngãi, tháng 7/1967).

Có năm, do địch ngăn chặn, đánh phá ác liệt nên 100% chuyến đi không thể đến được bến giao hàng, một số quay lại, một số bị tổn thất, có năm tổn thất tới 50% (giai đoạn 1967 - 1968).

Với tinh thần “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “Vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, những khó khăn thử thách ác liệt ấy không thể ngăn cản được những chuyến đi của các con tàu và cán bộ, chiến sĩ “Đoàn tàu không số" vận tải chi viện chiến trường.

Từ năm 1962 đến 1972, “Đoàn tàu không số" đã thực hiện gần 170 chuyến tàu, thành công 65,06% số chuyến, trực tiếp chi viện hơn 5.700 tấn vũ khí và hàng trăm cán bộ tăng cường cho chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Đồng thời, “Đoàn tàu không số” đã vận tải hàng trăm nghìn tấn hàng hóa, vũ khí cho tuyến chi viện chiến lược 559 vận chuyển vào chiến trường.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, các tàu của Đoàn 125 đã thực hiện 173 chuyến, chở 17.475 lượt người và 8.721 tấn vũ khí, hàng quân sự vào chiến trường miền Nam và chở lực lượng tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa, góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 nhận hàng vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam (Ảnh: Tư liệu)
Cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 nhận hàng vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam (Ảnh: Tư liệu)

Đặc công Hải quân lập công trên chiến trường Cửa Việt

Cuối năm 1961, Cục Hải quân đề nghị Bộ Quốc phòng cho phép tổ chức lực lượng Đặc công Hải quân để huấn luyện, tìm phương pháp đánh tàu mặt nước của địch. Ngày 23/10/1963, Đội 1 Đặc công Hải quân được thành lập, làm nhiệm vụ nghiên cứu tình hình hoạt động của tàu thuyền địch, nghiên cứu phương pháp tổ chức, xây dựng lực lượng và huấn luyện, thử nghiệm cách đánh tàu mặt nước của địch…

Để tham mưu cho cấp trên tổ chức lực lượng Đặc công Hải quân chi viện cho miền Nam tiến công địch trên chiến trường sông biển, đầu năm 1964, Đoàn 8 Đặc công Hải quân được thành lập, tổ chức huấn luyện kỹ thuật đánh tàu địch bằng 3 cách: Đánh áp mạn, đánh bằng thủy lôi và đánh bằng hỏa lực bắn thẳng.

Tháng 12/1964, kết thúc khóa huấn luyện đầu tiên, 150 đồng chí được chi viện cho các chiến trường Quảng Nam, Đà Nẵng, quận Thủ Đức (Sài Gòn), Tây Nam Bộ và tăng cường cho Tiểu đoàn 43 Rừng Sác xây dựng thành Đoàn 10 Rừng Sác (Đặc công Rừng Sác).

Số còn lại tổ chức thành một đội hoạt động ở các cửa sông khu vực Nam Quân khu 3 và Quân khu 4 sẵn sàng đánh địch nếu chiến tranh lan rộng ra miền Bắc.

“Đoàn tàu không số” lập công xuất sắc chi viện chiến trường miền Nam
Cán bộ, chiến sĩ Đặc công Hải quân "Bơi, lặn giỏi; võ giỏi; bắn giỏi; tác chiến giỏi, giỏi chịu đựng khó khăn gian khổ; nghĩa tình đồng đội, quân dân keo sơn"

Ngày 13/4/1966, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Đoàn Huấn luyện trinh sát đặc công, lấy phiên hiệu là Đoàn 126 thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân, làm nhiệm vụ “Tổ chức, xây dựng huấn luyện lực lượng đặc công nước bổ sung cho các chiến trường miền Nam và trực tiếp chiến đấu trên chiến trường Cửa Việt - Đông Hà”.

Rạng sáng 31/3/1967, tổ chiến đấu của Đội 1 đặc công hải quân thực hiện trận đánh đầu tiên đã đánh chìm chiếc tàu cuốc 70 tấn của quân Nam Triều Tiên, là chiếc tàu đầu tiên của đế quốc Mỹ và tay sai bị bộ đội Đặc công Hải quân đánh chìm tại cửa Việt.

Trong 7 năm (1966 - 1973) cùng với huấn luyện bổ sung 5.000 cán bộ, chiến sĩ cho chiến trường miền Nam, trực tiếp chiến đấu trên chiến trường Cửa Việt - Đông Hà, Đoàn 126 đã chiến đấu hơn 300 trận, đánh chìm và đánh hỏng 336 tàu thuyền các loại của Mỹ, ngụy; phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.

Trong những năm 1974 - 1975, Đặc công Hải quân đã phối hợp tiến công quân địch trong các chiến dịch Trị Thiên - Huế, Đà Nẵng, là lực lượng chủ lực tiến công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và các đảo ven bờ khác, góp phần làm nên thắng lợi trọn vẹn của dân tộc.

Đọc thêm

139 phạm nhân tại Hà Nội được đặc xá Muôn mặt cuộc sống

139 phạm nhân tại Hà Nội được đặc xá

TTTĐ - Ngày 1/5, Công an Hà Nội và nhiều tỉnh thành đã công bố Quyết định đặc xá dịp 30/4 năm 2025 cho một số phạm nhân có quá trình cải tạo tốt, biết ăn năn, hối cải.
Thượng tá Nguyễn Đại Đồng phụ trách Công an TP Đà Nẵng Muôn mặt cuộc sống

Thượng tá Nguyễn Đại Đồng phụ trách Công an TP Đà Nẵng

TTTĐ - Thượng tá Nguyễn Đại Đồng, Phó Giám đốc Công an TP Đà Nẵng sẽ phụ trách Công an TP trong thời gian chờ bổ nhiệm Giám đốc mới.
Rực rỡ sắc màu kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước Nhịp sống phương Nam

Rực rỡ sắc màu kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

TTTĐ - Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 30/4, TP Hồ Chí Minh đã bừng sáng với một loạt chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, thu hút hàng chục ngàn người dân và du khách trong, ngoài nước.
TP Hồ Chí Minh rực rỡ bầu trời đêm mừng ngày giải phóng Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh rực rỡ bầu trời đêm mừng ngày giải phóng

TTTĐ - Đúng 21h ngày 30/4, loạt pháo hoa rực sáng trên bầu trời TP Hồ Chí Minh, hoàn thiện bức tranh đầy màu sắc, sinh động về chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Người dân phấn khích với màn biểu diễn kỵ binh, pháo hoa, mapping Muôn mặt cuộc sống

Người dân phấn khích với màn biểu diễn kỵ binh, pháo hoa, mapping

TTTĐ - Tối 30/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh), hàng loạt các chương trình nghệ thuật đặc sắc đã diễn ra, đáng chú ý có màn xuất hiện của đội Cảnh sát cơ động Kỵ binh.
Quận Đống Đa thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội Muôn mặt cuộc sống

Quận Đống Đa thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chào mừng đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 30/4, Đoàn phường Phương Liên - Trung Tự phối hợp cùng Ban chỉ huy Quân sự phường bàn giao công trình cải tạo, sửa chữa nhà cho quân nhân Nguyễn Vi Hưng trên địa bàn.
Tìm thấy thi thể cụ ông sau 7 ngày bị nước cuốn Xã hội

Tìm thấy thi thể cụ ông sau 7 ngày bị nước cuốn

TTTĐ - Sau 7 ngày nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể cụ ông 80 tuổi bị cuốn trôi trên suối Tô Ngọc Vân (phường 6, TP Đà Lạt), kể từ thời điểm nạn nhân bị nước cuốn.
Diễu binh, diễu hành trong lòng Nhân dân... Muôn mặt cuộc sống

Diễu binh, diễu hành trong lòng Nhân dân...

TTTĐ - Dưới cái nắng oi ả của TP Hồ Chí Minh, hàng vạn người vẫn sẵn sàng chờ đợi, hò reo khi các đoàn diễu binh, diễu hành đi qua. Họ rạng rỡ, tươi cười, cùng hát vang những ca khúc độc lập... Dường như, các đoàn quân đang bước đi trong lòng Nhân dân.
TP Hồ Chí Minh trọn vẹn nghĩa tình với người có công Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh trọn vẹn nghĩa tình với người có công

TTTĐ - Tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, TP Hồ Chí Minh luôn chú trọng đẩy mạnh công tác chăm lo cho người có công, những anh hùng cách mạng, thương binh, liệt sĩ và thân nhân… đặc biệt là trong dịp đại lễ 30/4.
Hồi ức của cựu chiến binh bắt giữ Tổng thống Dương Văn Minh Muôn mặt cuộc sống

Hồi ức của cựu chiến binh bắt giữ Tổng thống Dương Văn Minh

TTTĐ - Dù đã nửa thế kỷ trôi qua nhưng mỗi khi nhắc lại, cảm xúc đối với cựu chiến binh Nguyễn Khắc Nhu - người đã cùng đồng đội xông vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 để bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh và nội các ngày đó vẫn vẹn nguyên. Được gặp và nghe ông trò chuyện, những dấu mốc lịch sử dân tộc như tái hiện trước mắt, chân thật và sống động, tựa như những thước phim đang quay chậm, hào hùng.
Xem thêm