Tag
Thủ tướng Phạm Minh Chính:

Doanh nghiệp Nhật Bản cần thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm

Doanh nghiệp 01/03/2025 21:00
aa
Chiều 1/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản.
Thủ tướng chia sẻ "từ khóa" với các doanh nghiệp để ASEAN đón đầu công nghệ mới nổi Các doanh nghiệp phải nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn Nhà nước kiến tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới Thủ tướng mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ tăng cường đầu tư chất lượng cao vào Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và một số địa phương, lãnh đạo 12 tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Về phía Nhật Bản, có Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, lãnh đạo các tổ chức quốc tế, hiệp hội doanh nghiệp của Nhật Bản, đại diện 15 tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh khai thác dư địa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước còn rất rộng lớn để góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam và Nhật Bản - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh khai thác dư địa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước còn rất rộng lớn để góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam và Nhật Bản - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam

Theo các báo cáo, ý kiến tại tọa đàm, thời gian qua, hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư tiếp tục phát huy vai trò trụ cột và là điểm sáng nổi bật trong quan hệ hai nước. Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, là đối tác cung cấp vốn ODA và hợp tác lao động lớn nhất, nhà đầu tư lớn thứ 3, đối tác thương mại và du lịch lớn thứ 4 của Việt Nam.

Nhật Bản đã cung cấp cho Việt Nam hơn 20 tỷ USD vốn vay, gần 750 triệu USD viện trợ không hoàn lại và khoảng 1,34 tỷ USD cho hỗ trợ cho hợp tác kỹ thuật. Nhật Bản hiện có hơn 5.500 dự án FDI tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 78,3 tỷ USD.

Kim ngạch thương mại song phương năm 2024 đạt 46,2 tỷ USD, trong đó nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 21,6 tỷ USD. Có hơn 600.000 người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong 10 năm qua, riêng năm 2024 có hơn 70.000 lao động Việt Nam sang Nhật Bản.

Thủ tướng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam; các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…

Đại sứ tin tưởng những kết quả đơn giản hoá thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.

Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội cho biết, qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, tầm quan trọng của các thị trường mới nổi đã tăng lên đáng kể và một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.

Các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1-2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.

Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản, như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các Tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc Nam đoạn Bến Lức-Long Thành, phát triển giao thông vùng ĐBSCL, việc phát triển Trường Đại học Việt-Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…

Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trung thực, tin cậy lẫn nhau

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến phát biểu với tinh thần trách nhiệm cao, tình cảm sâu sắc, chân thành, tin cậy, đặc biệt đã trao đổi rất thẳng thắn để giải quyết các vướng mắc, bất cập trong triển khai các dự án hợp tác.

Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành tổng hợp, tiếp thu các ý kiến tại tọa đàm, khẩn trương trình ban hành kết luận của Thủ tướng Chính phủ để các bộ, ngành, cơ quan triển khai với tinh thần coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán, "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả" giữa các bên.

Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phân cấp, phân quyền nhiều hơn, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, xóa bỏ cơ chế xin-cho, tăng cường quản trị thông minh, mang lại thuận lợi hơn, hiệu quả hơn, giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng cho biết, năm 2024, mặc dù bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, với nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng được thúc đẩy, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.

Môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh được cải thiện, vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, đánh dấu mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay. Chỉ số phát triển chính phủ điện tử của Việt Nam tăng 15 bậc, Chỉ số tự do kinh tế tăng 13 bậc, Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 2 bậc, Chỉ số phát triển bền vững tăng 1 bậc, Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng 8 bậc, là top 50 quốc gia dẫn đầu về Chỉ số an toàn thông tin mạng.

Trong các thành quả chung nói trên, có đóng góp của các doanh nghiệp Nhật Bản. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng cảm ơn Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản đã cùng đồng cam cộng khổ, đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và cho quan hệ hai nước.

Lãnh đạo các bộ, ngành, đại phương Việt Nam dự và giải đáp các kiến nghị của doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Lãnh đạo các bộ, ngành, đại phương Việt Nam dự và giải đáp các kiến nghị của doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tuy nhiên, các dự án hợp tác, đầu tư giữa hai nước vẫn còn những vướng mắc, tồn tại cần giải quyết. Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, cơ quan để xử lý, trong đó Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo, Bộ Tài chính khẩn trương phối hợp Bộ Tư pháp rà soát lại các thủ tục, quy trình, đề xuất sửa các nghị định liên quan, nhất là quy định về thuế đối với viện trợ không hoàn lại, việc này phải làm trong tháng 3.

Đặc biệt, Thủ tướng giao Phó Chủ tịch TP HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30/4/2025 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án Metro số 1 TP HCM Bến Thành-Suối Tiên, dự án này mới đây đã đi vào hoạt động rất hiệu quả.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần là trung thực, tin cậy lẫn nhau, dựa trên thực tiễn, tính toán cụ thể, bảo đảm công khai, minh bạch, xác đáng, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, giải quyết nhanh vấn đề trên cơ sở lợi ích tổng thể, quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa hai nước; các cơ quan thực hiện theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền; phía Nhật Bản cung cấp đầy đủ tài liệu thuyết phục để hai bên ngồi lại với nhau.

Với dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị Ngân hàng JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Coi Việt Nam là cứ điểm, là mắt xích quan trọng

Thủ tướng cho biết, năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt ít nhất 8% và tăng trưởng 2 con số những năm tiếp theo; phát triển nhanh nhưng phải bền vững, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bảo đảm tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp.

Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam đang đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều nhóm giải pháp trên tinh thần "thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị và nhân lực thông minh", trong đó có mục tiêu giảm 30% thủ tục và 30% chi phí kinh doanh.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh khai thác dư địa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước còn rất rộng lớn để góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam và Nhật Bản; phía Nhật Bản và doanh nghiệp Nhật Bản ủng hộ, hưởng ứng và cùng tham gia thực hiện mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên của Việt Nam.

Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Nhật Bản, với kinh nghiệm, nguồn lực và uy tín của mình, sẽ hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các nguồn đầu tư dịch chuyển, các nguồn tài chính xanh, bền vững như "Cộng đồng phát thải bằng 0 châu Á" (AZEC) và các nguồn đầu tư cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo… của Chính phủ Nhật Bản.

Thủ tướng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cho biết Việt Nam chủ trương hợp tác, thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, hướng tới chất lượng, hiệu quả, công nghệ cao và bảo vệ môi trường, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư trong các ngành, lĩnh vực có thế mạnh và Việt Nam khuyến khích, như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, sản xuất chất bán dẫn, năng lượng mới (như hydrogen), năng lượng tái tạo, trung tâm tài chính, tài chính xanh, công nghệ sinh học, y tế, nông nghiệp công nghệ cao… góp phần triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Cùng với đó, hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác nhằm củng cố các chuỗi cung ứng, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, xây dựng lực lượng lao động tay nghề cao, đảm bảo hoạt động sản xuất ổn định vì lợi ích của cả hai bên theo hướng đa dạng, minh bạch, bền vững.

Thủ tướng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.

Thủ tướng cũng đề nghị các nhà đầu tư Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu và thực chất hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu; giúp các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng.

Thủ tướng và các đại biểu tại tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng và các đại biểu tại tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.

Thủ tướng cho biết Chính phủ Việt Nam cam kết "3 bảo đảm" với cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư Nhật Bản.

"3 bảo đảm" gồm: Bảo đảm khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là hợp phần quan trọng của kinh tế Việt Nam; bảo đảm các quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư; bảo đảm ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội; thể chế, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư.

Đồng thời, với tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, phía Việt Nam mong muốn thực hiện "3 cùng", gồm: Cùng lắng nghe và thấu hiểu giữa doanh nghiệp với Nhà nước và người dân; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động để hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển nhanh và bền vững; cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển, cùng chung niềm vui, hạnh phúc và sự tự hào.

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản tin tưởng, yên tâm hoạt động, mở rộng đầu tư kinh doanh, xác định quan hệ song phương là nền tảng, là bệ đỡ, coi Việt Nam là cứ điểm, là mắt xích quan trọng, xây dựng chuỗi cung ứng, sản xuất tại Việt Nam, không ngừng đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng của hai quốc gia cũng như mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Nhật Bản vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.

Đọc thêm

EVNHCMC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo cho “Ngày hội non sông” Doanh nghiệp

EVNHCMC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo cho “Ngày hội non sông”

TTTĐ - Trong không khí rộn ràng của cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị quan trọng: Đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định cho chuỗi hơn 30 sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn thành phố.
Du khách phấn khích check-in với quầy buffet thời bao cấp tại Ba Na Hills Doanh nghiệp

Du khách phấn khích check-in với quầy buffet thời bao cấp tại Ba Na Hills

TTTĐ - Trong hai ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ, Sun World Ba Na Hills thu hút hàng chục ngàn lượt khách đến vui chơi. Du khách vô cùng hào hứng với không gian rực rỡ cờ hoa, trải nghiệm lễ hội hoa rực rỡ và buffet tái hiện các món ăn thời bao cấp…
Vinamilk hoà cùng niềm vui của ngày hội thống nhất non sông Doanh nghiệp

Vinamilk hoà cùng niềm vui của ngày hội thống nhất non sông

TTTĐ - Chuỗi hoạt động mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với các sự kiện chính diễn ra trong hai ngày 29 - 30/4, thu hút hàng trăm ngàn người náo nức tham gia. Trong chuỗi hoạt động đó, Vinamilk đã đồng hành cùng các khoảnh khắc hân hoan mừng đại lễ tại TP Hồ Chí Minh, tiếp thêm dinh dưỡng cho các lực lượng và người dân.
SABECO trong dòng chảy đầy tự hào và vinh quang của Việt Nam Doanh nghiệp

SABECO trong dòng chảy đầy tự hào và vinh quang của Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là dịp để ôn lại chặng đường hào hùng, đấu tranh vì độc lâp - tự do - hạnh phúc và phấn đấu xây dựng, kiến thiết đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Trên hành trình ấy, không ít doanh nghiệp đã đồng hành mở ra chương mới cho sự phát triển đầy tự hào và vinh quang của dân tộc. Trong đó, SABECO, chính là một thương hiệu mạnh gắn bó với đất nước, con người và văn hóa Việt Nam như một phần máu thịt.
BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025 Kinh tế

BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025

TTTĐ - Mặc dù giá dầu thế giới biến động khó lường, BSR vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2025 với doanh thu gần 32.000 tỷ đồng, khẳng định năng lực quản trị và khả năng thích ứng với biến động thị trường của một trong những doanh nghiệp đầu tàu ngành lọc hóa dầu Việt Nam.
PVCFC: Đột phá trong chuẩn mực quốc tế và mục tiêu Net Zero Nhịp sống phương Nam

PVCFC: Đột phá trong chuẩn mực quốc tế và mục tiêu Net Zero

TTTĐ - PVCFC ra mắt báo cáo phát triển bền vững 2024 đây được đánh giá là bước tiến đột phá trong chuẩn mực quốc tế và mục tiêu Net Zero.
Bình Điền ra mắt Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới Nhịp sống phương Nam

Bình Điền ra mắt Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới

TTTĐ - Ngày 29/4, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Tại Đại hội đã bầu ra Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2025 - 2030.
MobiFone huy động hàng nghìn nhân sự, đảm bảo mạng lưới phục vụ đại lễ 30/4 Doanh nghiệp

MobiFone huy động hàng nghìn nhân sự, đảm bảo mạng lưới phục vụ đại lễ 30/4

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia công nghệ dày dạn kinh nghiệm, MobiFone triển khai hàng nghìn trạm 5G mới, tối ưu vận hành bằng công nghệ cao, sẵn sàng phục vụ nhu cầu liên lạc tăng cao của khách hàng.
Lợi nhuận trước thuế của ABBANK tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ Doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế của ABBANK tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ

TTTĐ - Kết thúc quý I/2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đạt 407 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 128% so với cùng kỳ năm 2024. Công tác chuyển đổi số tiếp tục là điểm sáng với việc ra mắt nền tảng ngân hàng số mới mang tên ABBANK dành cho khách hàng cá nhân.
Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh Doanh nghiệp

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

TTTĐ - Thép dự ứng lực Hòa Phát chính thức được sử dụng làm vật liệu thi công trong gói thầu EPC thuộc giai đoạn 1, dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh (Lạng Sơn - Cao Bằng). Thép Dự ứng lực Hòa Phát đạt tất cả các thí nghiệm cơ tính đầu vào, test độ chùng ứng suất 1000h, đạt chứng chỉ chất lượng theo tiêu chuẩn ASTM A416 của Mỹ.
Xem thêm