Tag

Đón Tết Mường ở vùng cao thành phố

Người Hà Nội 04/02/2022 08:00
aa
TTTĐ - Ngày Tết đối với bà con dân tộc Mường luôn là dịp lễ đặc biệt, hân hoan, tràn ngập hạnh phúc cũng như đậm nét văn hóa.
Xuân ấm no về trên xứ Mường

Đặc biệt, những năm gần đây, bà con dân tộc Mường tại huyện Quốc Oai (Hà Nội) càng thêm vui mừng khi trở thành công dân của Thủ đô, đời sống kinh tế, văn hóa được cải thiện rõ rệt.

Khởi sắc đời sống người Mường

Những ngày cuối năm 2021, tỉnh lộ 446 từ cầu Vai Réo qua xã Đông Xuân (huyện Quốc Oai, Hà Nội) rực rỡ sắc màu của cờ Đảng, cờ Tổ quốc hân hoan đón chào xuân mới. Với dân số chỉ vỏn vẹn hơn 5.000 người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường, xã Đông Xuân trước đây thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Đến năm 2008, vùng đất này sát nhập thành một phần của thành phố Hà Nội và những người dân nơi đây trở thành công dân Thủ đô.

Thiếu nữ Mường trong trang phục truyền thống
Thiếu nữ Mường trong trang phục truyền thống

Sự thay đổi đó mang lại những khởi sắc to lớn cho người dân và địa phương. Hệ thống cơ sở vật chất được thành phố đầu tư đồng bộ kéo theo các giá trị văn hóa, đời sống mỗi lúc một nâng cao. Tại Đông Xuân, sau hơn 10 năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 40% xuống chỉ còn hơn 2%. Từ địa phương dựa chủ yếu vào nông lâm nghiệp, nay trong cơ cấu kinh tế xã, ngành này chỉ còn chiếm 50%. Nhà nhà có điện, xe máy, ti vi. Trẻ em có thêm những lớp học mới khang trang.

Mặt khác, hàng năm, UBND huyện Quốc Oai tổ chức nhiều hội thi, sự kiện văn hóa như: Hội thi nét đẹp bản Mường; Hội thi thể thao dân tộc thiểu số; Ngày hội văn hóa thể thao dân tộc thiểu số; Biểu diễn cồng chiêng, dân ca… thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Ông Bùi Văn Sâm, Phó Chủ tịch UBND xã phải thốt lên rằng: “Cuộc sống của người dân Đông Xuân chưa bao giờ tốt đẹp như lúc này!”.

Để chuẩn bị cho bà con đón Tết, xã đã họp cán bộ chủ chốt toàn bộ 9 thôn, xóm để quán triệt nội dung chăm lo Tết cho các hộ nghèo, đảm bảo không có người dân nào "mất Tết". Ông Sâm vui vẻ cho biết thêm, năm nay việc mua sắm Tết của người dân thuận lợi hơn rất nhiều. Tất cả những mặt hàng thiết yếu đều được đưa về bày bán tại chợ Tết nên bà con không phải đi xa.

Tết Mường ấm no

Tết Nguyên đán sắp gõ cửa, ông Bùi Văn Sâm, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Xuân, hồ hởi cho hay: “Cũng giống như các dân tộc anh em, đối với người Mường thì Tết Nguyên đán là quan trọng nhất trong năm. Chính bởi vậy, bà con chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền rất kỹ và chu đáo. Dù khó khăn, thiếu thốn đến đâu thì năm hết, Tết đến, các gia đình vẫn phải lo bằng được chục cân gạo nếp nương gói bánh chưng và vài cân thịt lợn, đôi con gà trống… để thắp hương tổ tiên. Gia đình nào con lợn thịt trong dịp Tết thì được coi là một năm “ăn nên làm ra”. Trong dịp Tết, hầu như nhà nào trong xã cũng tự nấu rượu để thết đãi khách. Khách đến nhà chúc Tết uống với nhau chén rượu thể hiện sự quý trọng và gần gũi…”.

Ông Bùi Văn Sâm, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Xuân( huyện Quốc Oai, Hà Nội) kể về Tết của người Mường
Ông Bùi Văn Sâm (phải), Phó Chủ tịch UBND xã Đông Xuân( huyện Quốc Oai, Hà Nội) kể về Tết của người Mường

Theo phong tục, vào ngày mùng Một, sau khi sắp lễ, bày cỗ cúng tổ tiên, đồng bào Mường sẽ diện quần áo mới đi chúc Tết, chơi xuân. Ở xã Đông Xuân, vào những ngày đầu xuân năm mới diễn ra rất nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm nét văn hóa dân tộc như múa sênh tiền, hát ví, hát dang, ném còn, bắn nỏ, đâm đuống... Các hoạt động vui chơi diễn ra trong suốt mấy ngày Tết không chỉ mang lại không khí vui tươi, phấn chấn sau một năm lao động vất vả mà còn thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng các dân tộc trong xã.

Trải qua nhiều năm tháng, nếp nhà sàn cổ truyền của người Mường với ánh lửa bập bùng trong những đêm đông đã thưa dần nhưng nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc như tục đụng lợn ăn Tết, lễ xéc bùa... vẫn được lưu giữ nguyên vẹn. Một số lễ hội, phong tục hiện đang được duy trì, phục dựng nhằm bảo tồn những giá trị truyền thống của người Mường, giúp các thế hệ đời sau thêm tự hào về lịch sử văn hóa của vùng đất này.

Tục trồng cây nêu trước nhà được nhiều gia đình duy trì như một nét đẹp trong ngày Tết cổ truyền là một ví dụ. Cây nêu được trồng cạnh ngõ ra vào, trong sân hay phía trước ngôi nhà sàn. Đây là biểu tượng văn hóa truyền thống mỗi dịp Tết đến, xuân về. Hiện nay, cây nêu thường được dựng kèm với lá cờ Tổ quốc để biểu thị tình yêu quê hương, đất nước của gia chủ.

Phó Chủ tịch UBND xã Đông Xuân bộc bạch: “Năm nay, người dân đón Tết Nhâm Dần trong niềm vui quê hương đổi mới từng ngày. Cuộc sống vật chất, tinh thần không ngừng được cải thiện. Mọi người bảo nhau cùng giữ gìn những nét văn hóa cổ truyền như sự biết ơn đối với các thế hệ đi trước; Đồng thời, cũng giáo dục con trẻ trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn những nét văn hóa của ông cha”.

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm