Tag
Những kỳ án rúng động dư luận miền Nam:

Gã con trai mang trọng tội khiến cả nhà vướng vòng lao lý - Kỳ 1: Tên sát nhân máu lạnh lột da mặt nạn nhân để che giấu tội ác

Phóng sự 12/12/2020 11:00
aa
TTTĐ - Sáng ngày 5/6/2009, tại bến đò trên sông Bến Tre thuộc khu vực phường 2, thị xã Bến Tre (nay là TP Bến Tre) một chủ ghe phát hiện bao nilon (loại bao đựng phân bón) vướng vào chân vịt ghe máy. Khi cắt bao để gỡ chân vịt ra, người này suýt ngất xỉu khi phát hiện một đầu người thò ra...

Khủng khiếp tử thi bị lột da mặt

Ngay sau khi phát hiện tử thi trong bao nilon, người chủ ghe ý thức sự việc nghiêm trọng nên ngay lập tức được báo lên công an. Người dân hiếu kỳ xúm đông xúm đỏ tại bến đò, ai cũng bàn tán râm ran về tử thi kia, song, không ai dám đưa ra nhận định cụ thể. Họ chỉ lờ mờ đoán rằng một tội ác khủng khiếp vừa xảy ra.

Sau khi nhận tin báo, lực lượng chức năng lập tức đến và tổ chức bảo vệ chặt chẽ hiện trường. Các cơ quan chức năng của ngành công an, Viện Kiểm sát bắt tay tiến hành khám nghiệm tử thi. Kết quả ban đầu cho thấy: Tử thi nằm trong bao nilon là một phụ nữ khoảng từ 20-25 tuổi đã chết trước đó khoảng 48 tiếng và đang trong quá trình phân hủy mạnh. Cô gái chết trong tình trạng không bận quần áo, thái dương bên trái hộp sọ bị bể, trên cổ có nhiều vết cắt do một vật sắc bén gây ra.

Điều đặc biệt là da mặt nạn nhân từ trán đến cằm và 2 vành tai đều bị biến mất. Có người nhận định, tử thi đã bị chân vịt của ghe làm biến dạng. Tuy nhiên, chủ của chiếc ghe trên khẳng định, khi phát hiện chiếc bao vào chân vịt thì chiếc bao này vẫn còn nguyên vẹn, không bị rách nát. Như vậy chỉ có một khả năng, khuôn mặt nạn nhân đã bị đối tượng nào đó cố tình phá hủy.

Cơ quan chức năng nhận định đây là một vụ án giết người cực kỳ dã man. Sau khi gây án, hung thủ đã mang xác nạn nhân quăng xuống sông để phi tang. Kẻ thủ ác đã cố tình lột da mặt nạn nhân để gây khó khăn cho cơ quan điều tra trong quá trình nhận dạng. Song bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ sau gần 2h, cơ quan công an đã xác định được lai lịch của nạn nhân là chị Nguyễn Thị Th. (SN 1990, xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre). Nhân thân, việc làm và các mối quan hệ của cô gái cũng được xác minh để phục vụ công tác điều tra.

Tên người tình máu lạnh đào huyệt mộ trong vườn nhà

Rất nhanh chóng, lực lượng điều tra đã tìm được địa chỉ nhà trọ mà nạn nhân Nguyễn Thị Th. từng ở trước lúc bị sát hại. Theo thông tin từ chủ nhà trọ tại Thị xã Bến Tre, nạn nhân Nguyễn Thị Th. cùng một nam thanh niên mới đến thuê phòng trọ ở gia đình được một thời gian ngắn. Chủ nhà trọ không quá để ý tới đôi nam nữ này, bởi họ cũng chỉ giống như những cặp tình nhân bình thường khác, họ thường quấn quít yêu thương nhau và hầu như không xảy ra cãi vã. Tuy nhiên, có điều lạ là khoảng 2 ngày qua, chủ nhà không thấy đôi nam nữ về phòng.

Đối tượng Phạm Duy Hân
Đối tượng Phạm Duy Hân

Dù chủ nhà trọ khẳng định đôi nam nữ chưa trả phòng nhưng kiểm tra phòng trọ trên, các trinh sát nhận thấy căn phòng sạch sẽ một cách bất thường. Sàn nhà được lau sáng bóng, tường được quét sơn mới, dù nhiều vật dụng sinh hoạt vẫn còn nhưng mùng mền chiếu gối thì không có ở trong phòng. Phía chủ nhà khẳng định, trước khi đôi nam nữ đến, phòng trọ của gia đình họ sơn màu trắng. Vậy ai đó đã sơn lại phòng và có cái gì đó cần che giấu sau lớp sơn kia?

Phòng Kỹ thuật hình sự (PC54) công an tỉnh Bến Tre đã tiến hành khám nghiệm hiện trường. Từ đây, cơ quan điều tra phát hiện nhiều dấu vết quan trọng: Tại mặt trong cánh cửa, trên chiếc radio, chiếc quạt máy, chiếc áo sơ mi nam dài tay sọc màu trắng, xám, nâu là máu của một nữ giới có lưu giữ tế bào mang kiểu gen trùng hoàn toàn với kiểu gen phân tích từ tế bào của nạn nhân Nguyễn Thị Th. Cơ quan điều tra nhận định, phòng trọ số 6 là hiện trường chính của vụ án và nghi can số 1 là nam thanh niên ở cùng với cô gái.

Được biết thanh niên ở cùng cô gái là Phạm Duy Hân (SN 1989, xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre). Đôi nam nữ này đã gặp và yêu nhau, sau đó thuê phòng trọ sống chung như vợ chồng từ khoảng tháng 4/2009. Hân và Th. thuê phòng trọ ở nhiều nơi trên địa bàn TP. Bến Tre. Ban đầu, Hân đi làm thuê, Th. làm tiếp viên cho nhiều nhà hàng. Đến ngày 29/5/2009, cả hai đến thuê phòng trọ số 6 trên đường Nguyễn Văn Tư, khu phố 4, phường 7, thị xã Bến Tre (nay là khu phố Mỹ Tân, phường 7, TP. Bến Tre) của gia đình ông Nguyễn Văn Hải để ở. Theo những người trong xóm trọ, từ khi chuyển đến đây Hân không có việc làm. Hàng ngày nam thanh niên nằm dài ở nhà chờ đến tối bạn gái đi làm về. Công việc của cô gái là tiếp khách uống rượu, sao cho “khách càng uống càng nhiều rượu càng tốt”.

Mở rộng điều tra được biết, khoảng 6h sáng ngày 3/6, Hân đến tiệm tạp hóa gần nhà trọ mua 1 chai dầu xịt phòng giá 18 ngàn đồng. Sau đó nam thanh niên này đạp xe về nhà ở xã Hữu Định, huyện Châu Thành. Ngay buổi tối ngày 5/6, công an tỉnh đã đến nhà của Phạm Duy Hân.

Làm việc với cơ quan điều tra, Hân tỏ ra khá bình tĩnh. Hân khai, cả ngày 2/6 Hân ở phòng trọ một mình đợi bạn gái về. Buổi tối khi Th. đi làm về đến phòng, Hân chở bạn gái bằng xe đạp về nhà mình ở huyện Châu Thành. Hân để bạn gái đứng ngoài đường vào nhà còn mình vào nhà lấy mấy bộ quần áo rồi cùng đạp xe về TP. Bến Tre. Sau đó, cả hai đi ăn tối và cùng về phòng để ngủ.

Huyệt mộ được đào phía sau vườn của gia đình Phạm Duy Hân (ảnh cơ quan công an cung cấp)
Huyệt mộ được đào phía sau vườn của gia đình Phạm Duy Hân (ảnh cơ quan công an cung cấp)

Tuy nhiên nam thanh niên này cho biết, đêm hôm đó khi thức giấc, Hân không thấy Th. đâu và cũng không biết người yêu mình đi đâu, làm gì?

Khi làm việc với điều tra viên, Hân trả lời các câu hỏi một cách rành rọt, rõ ràng. Ở nam thanh niên này có một sự bình thản đến bất thường. Việc người yêu đột nhiên mất tích 2 ngày nhưng nam thanh niên này không hề lo lắng, tìm kiếm hay trình báo đến cơ quan chức năng. Nghe tin người yêu chết thảm, Hân không có biểu hiện đau đớn hay sốc thậm chí… ngạc nhiên cũng không.

Kiểm tra xung quanh nhà các trinh sát phát hiện một đống tro mới đốt ở sau vườn. Bới tìm trong đống tro, công an phát hiện một số nút (cúc) bằng kim loại. Bà Huỳnh Thị Tâm (SN 1968, mẹ của Hân) giải thích, đó là quần áo cũ một số người thân cho bà. Bà chọn cái nào sử dụng được thì giữ lại, cái nào cũ quá thì đem đốt bỏ.

Tiếp tục dùng đèn pin soi quanh vườn, các trinh sát phát hiện một cái hố mới đào hình chữ nhật, dài 2m, rộng 60cm, sâu 48cm. Cái hố này giống như một cái huyệt để chôn người chết. Tuy nhiên, vợ chồng chủ nhà khăng khăng, đó là hố con trai họ mới đào để trồng cây.

Cơ quan điều tra nhận định, cha mẹ của Phạm Duy Hân đã biết tội ác của con trai mình gây ra, nhưng họ đang cố gắng tìm mọi cách che giấu. Sau nhiều giờ đấu tranh, ngoài những bằng chứng, cơ quan điều tra kiên nhẫn động viên, thuyết phục, cuối cùng bố mẹ của đối tượng đã khai ra tội ác “trời không dung đất trong tha” của con trai mình.

Đọc thêm

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên Phóng sự

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Xem thêm