Tag

"Gạn đục khơi trong" văn hóa với tác phẩm ''Việt Nam phong tục''

Văn học 02/03/2023 10:54
aa
TTTĐ - Tác phẩm “Việt Nam phong tục” của tác giả Phan Kế Bính là một nghiên cứu công phu, tỉ mỉ những phong tục, tập quán hàng nghìn năm của người Việt, tồn tại bảo lưu trong các quan hệ gia đình, nơi làng xã và trong cộng đồng xã hội. Trong công cuộc đẩy mạnh xây dựng văn hóa con người Việt Nam như hiện nay, tác phẩm càng có giá trị thực tiễn để chúng ta "gạn đục khơi trong", tìm lại những điều tốt đẹp, loại bỏ những hủ tục ra khỏi cộng đồng.
Phát hành tác phẩm “Nghệ thuật minh họa áo mũ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX”

Phan Kế Bính (1875 - 1921) là một dịch giả xuất sắc, là nhà báo, nhà văn, nhà biên khảo, nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc nổi tiếng Việt Nam. Sống trong giai đoạn chuyển giao giữa hai thế kỷ 19 - 20, khi văn minh phương Tây bắt đầu du nhập, đồng thời đất nước đứng trước những xáo trộn lớn, Phan Kế Bính thể hiện rõ những tư tưởng tiến bộ, dù bản thân ông là một nho sĩ, từng đỗ Cử nhân Hán học.

Tác phẩm “Việt Nam phong tục” của tác giả Phan Kế Bính
Tác phẩm “Việt Nam phong tục” của tác giả Phan Kế Bính

Những tư tưởng tiến bộ đó được ông thể hiện rõ nét qua loạt bài viết đăng trên Đông Dương tạp chí, vào những năm 1913 - 1914, sau này được tập hợp in chung thành sách “Việt Nam phong tục”. Cuốn sách hơn một trăm năm tuổi này hiện vẫn là một trong những công trình khảo cứu có giá trị bậc nhất về phong tục tập quán của nước Việt.

“Việt Nam phong tục” viết về gần 100 phong tục, tập quán điển hình của người Việt. Sách được chia thành ba thiên (ba chương): Phong tục trong gia tộc, phong tục làng xã và phong tục xã hội nói chung.

Ba chương này thể hiện rõ hệ thống những mối quan hệ mà mỗi người xưa nay đều phải trải qua trong vòng đời của mình, từ quan hệ anh chị em huyết thống, họ hàng thân thuộc đến quan hệ hàng xóm láng giềng trong làng ngoài xã, và cao hơn nữa là bổn phận và trách nhiệm của bản thân với quốc gia, dân tộc.

Mỗi phong tục, dù được viết ngắn gọn trong vài trang sách nhưng đều là những thông tin thiết yếu, được chắt lọc dưới góc nhìn khách quan và khoa học của một nhà biên khảo hiểu biết sâu rộng. Từ tên gọi, nguồn gốc hình thành cho đến mô tả đặc trưng, cách thức mà phong tục, tập quán đó diễn ra hay sự khác biệt của cùng một phong tục giữa các vùng miền, địa phương… đều được tác giả diễn giải cặn kẽ.

Là một nhà nho uyên bác mang tư tưởng tân tiến, tác giả không chỉ mô tả từng tập tục, mà còn về gốc tích, nguyên ủy cái tục ấy, nhìn nhận, đánh giá để xem nó hay hay dở, từ đó "xét điều gì quá tệ mà bỏ bớt đi, rồi lâu lâu mới đem cái tục hay mà bổ hết cho cái tục dở. Còn tục gì hay mà là quốc túy của ta thì cứ giữ lấy". Cho đến nay, những góc nhìn đả kích, phê phán chân thành đó của ông vẫn còn nguyên giá trị thời đại.

Qua chương viết về Phong tục trong hương đảng, có thể nhận thấy tệ đoan lớn nhất trong làng xã thời xưa là tục lệ đề cao miếng ăn, coi trọng việc “trả nợ miệng”. Gia cảnh nghèo khó đến mấy khi có chuyện hiếu hỉ vui mừng hay buồn thảm, dân gian đều giở ra ăn uống linh đình, đãi anh em họ hàng làng trên xóm dưới, bất kể phải đi vay đi mượn mang công vác nợ.

Coi trọng miếng ăn cũng gắn liền với tục trọng thể diện, đạo đức giả… nên mới có chuyện dân gian quan niệm “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” hoặc như lúc ma chay con cháu thi nhau khóc để cho họ hàng chòm xóm nghe thấy đặng còn thể hiện lòng xót thương, hiếu thảo.

Tác giả cũng phê phán việc lợi dụng tín ngưỡng của người dân để trục lợi như đối với các tục đồng bóng, gọi hồn hay phù thủy, xem đất táng… đồng thời chỉ ra cho người đọc nhận thấy, các quốc gia phương Tây họ vẫn phát triển mạnh mẽ, giàu có mà đâu có tin gì vào số mệnh hay những tục này.

Phan Kế Bính cũng rất khách quan khi nhận định về các tập tục xưa nay đã trở nên cổ hủ: “Đó cũng không phải là tổ tiên ta khi trước có vụng dại gì, chỉ là thời thế mỗi lúc một khác, mà mỗi lần biến cải thì cái trình độ khai hóa lại tấn tới thêm lên một tầng. Ấy cũng là cái lẽ tự nhiên của tạo hóa như thế.

Tuy vậy, cái tục cũ truyền nhiễm đã lâu, không dễ mà một mai đổi ngay được. Muốn đổi thì phải lựa dần dần, trước hết phải xét điều gì quá tệ mà bỏ bớt đi, rồi lâu lâu mới đem cái tục hay mà bổ hết cho các tục dở. Còn tục gì hay mà là quốc túy của ta thì cứ giữ lấy”.

Do những điều kiện lịch sử mà phong tục tập quán của người Việt ít nhiều ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Cũng không ít những cuốn sách chữ Hán viết về phong tục, nghi lễ đời người được lưu truyền trong nước như Thọ Mai gia lễ, Chu Văn công gia lễ, Vạn hộc minh châu, Tang lễ tiểu ký… Sách viết bằng chữ quốc ngữ lại viết về những phong tục, lối sống, tập quán văn hóa đã ăn sâu bám rễ và vẫn đang tồn tại trong đời sống dân tộc như “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính quả là hiếm hoi.

Đọc tác phẩm này của Phan Kế Bính, chúng ta không chỉ có cơ hội hiểu thêm về phong tục Việt Nam, mà còn được khơi gợi, nghĩ tiếp, nhìn lại và nghĩ lại về phong tục Việt. Cuốn sách đề cao những điều lành mạnh, tốt đẹp mang cốt cách, bản sắc tiêu biểu cần bảo lưu, giữ gìn và mạnh dạn phê phán những quan niệm bảo thủ, hủ tục kìm hãm sự phát triển của cá nhân, xã hội trên đường đi đến văn minh, hội nhập.

Cuốn sách “Việt Nam phong tục” do Omega+ xuất bản được đối chiếu so sánh với các ấn bản qua các thời kỳ, có bổ sung hệ thống chú thích, hình ảnh minh họa giúp ấn bản trở sinh động, dễ hiểu hơn. Bản in này sử dụng những bức tranh minh họa sinh động của họa sĩ Ngô Mạnh Quỳnh vẽ tay, khắc mộc, in trên giấy dó thuộc những ấn phẩm xưa như “Làng Việt Nam cũ và mới” và các tác phẩm tranh lụa tơ tằm thủy mặc được họa sĩ Mạnh Quỳnh sáng tác trong giai đoạn 1980 - 1990.

Tác phẩm nằm trong mảng Phong tục - Lối sống thuộc Tủ sách Đời người - Tinh tuyển cho người Việt. Đây là tủ sách cơ bản trong mọi gia đình Việt dành cho mọi thế hệ độc giả.

Đọc thêm

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc Văn học

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc

TTTĐ - Đây là chủ đề của tọa đàm trong Ngày hội sách và văn hoá đọc do UBND quận Tây Hồ tổ chức dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc

TTTĐ - Trong tháng 4 này, hòa trong không khí của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Hệ thống Phổ thông liên cấp Alfred Nobel có nhiều hoạt động ý nghĩa để lan tỏa giá trị của sách và thói quen đọc sách cho học sinh.
Đọc sách - con đường hướng đến thành công Văn học

Đọc sách - con đường hướng đến thành công

TTTĐ - Tối 19/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức khai mạc “Đường sách Hải Phòng 2025” với chủ đề “Đọc sách - Con đường hướng đến thành công”. Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) - Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2025 và Ngày Sách Việt Nam 21/4.
Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ" Văn học

Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ"

TTTĐ - Chiều 19/4 tại Sân khấu chính của Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra buổi giao lưu ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ - Khám phá những làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam”.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình Văn học

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc Văn học

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

TTTĐ - Nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu đến bạn đọc hai ấn phẩm mới: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” do GS. TS Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên và “Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” do các tác giả Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng biên soạn.
Xem thêm