Tag

Giáo sư Mỹ gốc Việt nổi tiếng từng bắt đầu bằng công việc rửa dụng cụ thí nghiệm

Chuyển đổi số 14/01/2022 15:19
aa
TTTĐ - Lần đầu tiên, câu chuyện đầy cảm hứng về niềm đam mê, thành tựu và sự hi sinh của người làm khoa học sẽ được các giáo sư từng đoạt giải Nobel, Millenium chia sẻ trong buổi “Giao lưu với Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo” - sự kiện hướng tới Lễ trao giải VinFuture (20h10) ngày 20/1 tại Hà Nội.
Nhiều nhà khoa học làm thay đổi thế giới tham gia Tuần lễ trao giải VinFuture Tuần lễ trao giải VinFuture - Nơi hội tụ đỉnh cao của khoa học toàn cầu Báo Châu Á gọi VinFuture là “món quà mang theo hi vọng” từ Việt Nam VinFuture tôn vinh 4 công trình khoa học phụng sự nhân loại

Những câu chuyện về hành trình không tưởng

Giới nghiên cứu toàn cầu và hàng triệu người quan tâm tới các lĩnh vực y tế, vật lý, khoa học công nghệ… không khỏi háo hức bởi chỉ vài ngày nữa, những tinh hoa trí tuệ đỉnh cao bậc nhất trên thế giới sẽ cùng tụ hội tại Việt Nam tham dự Tuần lễ Khoa học VinFuture (từ 18/1 - 21/1).

Đặc biệt, buổi giao lưu cùng Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo VinFuture ngày 18/1 sẽ là cơ hội hiếm có để gặp gỡ những tên tuổi lớn nhất thế giới như Sir Richard Henry Friend - người đạt Giải Millennium Technology Vật lý 2010, Giáo sư Gérard Mourou - chủ nhân Giải Nobel Vật lý năm 2018…

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên, Khoa Hóa & Hóa sinh tại Đại học California, Santa Barbara, từng được bình chọn là Trí tuệ Khoa học có Ảnh hưởng nhất Thế giới nhiều năm liền và thuộc Top 1% Nhà nghiên cứu Khoa học Vật liệu được Trích dẫn Nhiều nhất thế giới của Thomson Reuters và Clarivate Analytics.
Giáo sư Nguyễn Thục Quyên, Khoa Hóa & Hóa sinh tại Đại học California, Santa Barbara, từng được bình chọn là Trí tuệ Khoa học có Ảnh hưởng nhất Thế giới nhiều năm liền và thuộc Top 1% Nhà nghiên cứu Khoa học Vật liệu được Trích dẫn Nhiều nhất thế giới của Thomson Reuters và Clarivate Analytics.

Theo thông tin từ VinFuture, điều khác biệt là nội dung của buổi giao lưu với các học giả hàn lâm sẽ không mang tính chất… hàn lâm thông thường. Tại đây, những vị giáo sư nổi tiếng thế giới sẽ chia sẻ câu chuyện ít người biết về hành trình đến với nghiên cứu đỉnh cao. Đó là những câu chuyện đời thường, về sự hi sinh, vượt qua khó khăn tưởng chừng như không thể để đi đến thành công.

Trong danh sách của VinFuture, chắc hẳn nhiều người sẽ chú ý tới GS Nguyễn Thục Quyên, vị đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture. Hành trình của vị nữ giáo sư gốc Việt từ miền quê nghèo, sang Mỹ với vốn từ tiếng Anh gần như bằng con số 0 đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người trên thế giới.

Con đường theo đuổi đam mê nghiên cứu của GS Quyên là cả mồ hôi và nước mắt khi phải vượt qua quá nhiều sự coi thường. Từ một người rửa dụng cụ thí nghiệm, bằng ngọn lửa đam mê chưa khi nào tắt, nhà khoa học gốc Việt đã trở thành Giáo sư tại Đại học California (Santa Barbara, Hoa Kỳ) với những công trình nổi tiếng thế giới như vật liệu mới cho các ứng dụng pin mặt trời hữu cơ.

Giới khoa học Việt Nam và thế giới cũng mong chờ sự xuất hiện của giáo sư nổi tiếng Gérard Albert Mourou - chủ nhân giải Nobel Vật lý 2018 với phát minh về kĩ thuật laser. Tại buổi giao lưu hôm 18/1, có thể vị giáo sư người Pháp sẽ chia sẻ sâu hơn về hành trình khó khăn để vượt qua bức tường khoa học tưởng như không thể phá vỡ, đó là ứng dụng điện trường laser cường độ cao vào thực tế.

Một trong những tên tuổi đáng chú ý khác là vị giáo sư đáng kính từng được Nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sĩ - Sir Richard Henry Friend. Vị giáo sư Vật lý tại Đại học Cambridge (Anh) là một trong những nhà vật lý có ảnh hưởng nhất thế giới với hơn 20 bằng sáng chế, 164.623 trích dẫn khoa học. Rất nhiều người chắc chắn sẽ đón chờ câu chuyện của vị giáo sư nổi tiếng đã đặt những bước đi đầu tiên cho nghiên cứu về OLED để làm ra các thế hệ TV OLED màn hình phẳng của hiện tại.

Ngoài ra, còn là nhiều điều chưa từng biết của giáo sư Đặng Văn Chí (Viện Nghiên cứu Ung thư Ludwig, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khoa học của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ), người theo đuổi “bí mật” về quá trình trao đổi chất của các tế bào ung thư, tiến sĩ Padmanabhan Anandan - người đã đặt nền móng cho ngành thị giác máy tính…

Sự thuyết phục từ sứ mệnh khác biệt của VinFuture

Ngoài hành trình khoa học, buổi giao lưu ngày 18/1 cũng sẽ là nơi những vị giáo sư nổi tiếng nói về hành trình đến với VinFuture - giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu đầu tiên do người Việt khởi xướng.

Trong những chia sẻ trước đó, GS Nguyễn Thục Quyên đã phần nào nhắc về lí do bà và rất nhiều giáo sư tham gia hội đồng sơ khảo đến với giải thưởng trước đó thế giới chưa từng biết đến. "Các nhà khoa học trong hội đồng giải thưởng đã nói với chúng tôi rằng họ bị thuyết phục bởi chính sứ mệnh của VinFuture", GS Quyên nói về sứ mệnh tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên Trái Đất của Giải thưởng.

Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo
Giao lưu với Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo

Với VinFuture, như GS Jennifer Tour Chayes (Đại học California, Berkeley), thành viên Hội đồng giải thưởng từng chia sẻ, yếu tố con người đã tạo nên sự khác biệt của VinFuture và thuyết phục bà tham gia. Trong khi nhiều giải thưởng trên thế giới thường chỉ có xu hướng tập trung vào tác động về mặt khoa học thì VinFuture đặt thêm tiêu chí quan trọng là khả năng tác động tới con người.

Quá trình chấm giải được chính vị giáo sư này tiết lộ là cuốn hút đến mức, chính bà cùng các chuyên gia hàng đầu trong ngành khoa học máy tính bắt tay vào nghiên cứu để tìm ra thuật toán dự đoán thêm tác động của các dự án về nhiều mặt, thay vì về khoa học một cách thuần túy.

Dù chưa chia sẻ cụ thể về người những người trúng giải nhưng chính vị giáo sư nổi tiếng đã khẳng định về sự xứng đáng của công trình được vinh danh. Ngay cả những dự án chưa có giải, theo bà, cũng là những đột phá lớn trong khoa học hoặc công nghệ và mang lại lợi ích cho hàng triệu người trên thế giới - đúng như tiêu chí đặt ra của Giải thưởng VinFuture.

4 hoạt động chính của Tuần lễ khoa học VinFuture:

- Ngày 18/1/2022: Chương trình Giao lưu cùng Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo.

- Ngày 19/1/2022: Tọa đàm “Khoa học Vì Cuộc sống” gồm 3 phiên thảo luận với các chủ đề: Tương lai của Năng lượng, Tương lai của Trí tuệ Nhân tạo và Tương lai của Sức khỏe Toàn cầu. Sự kiện có sự có sự tham gia của nhiều GS hàng đầu từng đoạt giải Nobel, Millennium Technology.

- 20h10p ngày 20/1: Lễ trao giải thưởng VinFuture tại Nhà hát lớn Hà Nội (Truyền hình trực tiếp trên VTV1 cùng các nền tảng mạng xã hội lớn trong nước và quốc tế).

- Ngày 21/1: Giao lưu cùng Chủ nhân Giải thưởng VinFuture.

Với tiêu chí an toàn được đặt lên hàng đầu, BTC đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng việc xét nghiệm Covid cho toàn bộ khách mời tham gia các sự kiện VinFuture, nhằm đảm bảo an toàn ở mức cao nhất cho sự kiện tầm cỡ quốc tế này.

Đọc thêm

Tuổi trẻ Bình Thuận số hóa địa chỉ đỏ Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Công nghệ số

Tuổi trẻ Bình Thuận số hóa địa chỉ đỏ Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh

TTTĐ - Tỉnh đoàn Bình Thuận phối hợp cùng Thành đoàn TP Hồ Chí Minh và Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP Hồ Chí Minh chuẩn bị ra mắt công trình thanh niên "Số hóa Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Bình Thuận".
Việt Nam bước vào kỷ nguyên số không giới hạn Công nghệ số

Việt Nam bước vào kỷ nguyên số không giới hạn

TTTĐ - Trong kỷ nguyên mới - nơi mỗi phút giây là bước nhảy vọt của công nghệ, thế giới không còn ranh giới địa lý, giới hạn tri thức hay khuôn khổ truyền thống - Việt Nam đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ: Tiến vào tương lai bằng sức mạnh của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh Công nghệ số

150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh

TTTĐ - Tuổi trẻ Quảng Ninh xác định phong trào “Bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, thể hiện rõ vai trò đoàn viên, thanh niên trong đồng hành với nhân dân trong thời đại số.
Hà Nội: Tiếp nhận nhiều ứng dụng công nghệ số từ doanh nghiệp Chuyển đổi số

Hà Nội: Tiếp nhận nhiều ứng dụng công nghệ số từ doanh nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Phục vụ Hành chính công TP Hà Nội vừa tiếp nhận một số sản phẩm công nghệ ứng dụng chuyển đổi số từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nhằm phục vụ cho công tác cải cách hành chính và xây dựng chính quyền điện tử.
Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số Công nghệ số

Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số

TTTĐ - Sáng 25/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của gần 6.000 cán bộ quản lý, giáo viên.
Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Công nghệ số

Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TTTĐ - Trong dòng chảy sôi động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang trở thành động lực chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển nhanh, bền vững và thịnh vượng thì thế hệ trẻ - đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên chính là lực lượng tiên phong, xung kích và sáng tạo nhất. Họ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại - là “chủ thể số”, “công dân số kiểu mẫu” kiến tạo tương lai Việt Nam bằng trí tuệ và khát vọng.
Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ Công nghệ số

Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ

TTTĐ - Đây là một trong những mục tiêu mà quận Tây Hồ (Hà Nội) kỳ vọng qua phong trào “Bình dân học vụ số”.
Tập trung kiểm tra công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số Chuyển đổi số

Tập trung kiểm tra công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 114/KH-UBND về kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC), chuyển đổi số năm 2025 của thành phố Hà Nội.
Tăng cường hợp tác, đưa Hà Nội thành trung tâm đổi mới sáng tạo Chuyển đổi số

Tăng cường hợp tác, đưa Hà Nội thành trung tâm đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Ban Quản lý các Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố Hà Nội vừa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai một số nhiệm vụ phối hợp công tác giữa 2 cơ quan trong năm 2025 và thời gian tiếp theo.
Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới Công nghệ số

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới

Sáng 24/4, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội), thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số".
Xem thêm