Tag

Giữ vững truyền thống gia đình trong dòng chảy hiện đại

Người Hà Nội 24/06/2022 16:02
aa
TTTĐ - Nhịp sống ở thành phố hiện đại hối hả, gấp gáp, ai cũng bận rộn, ai cũng muốn sống theo ý mình. Làm thế nào để cân bằng và duy trì, giữ vững truyền thống gia đình, đó là một câu hỏi mà chắc nhiều người trẻ tại Hà Nội ngày nay quan tâm.
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

Hiện đại nhưng đừng quên truyền thống

Gia đình là tế bào của xã hội nhưng cá nhân lại là tế bào của gia đình. Vì thế, nếu mỗi cá nhân thay đổi thì gia đình ít nhiều cũng bị thay đổi theo. Nếu so sánh thế hệ trẻ của ngày nay và thế hệ trẻ của 20 năm trước thì chắc chắn chúng ta sẽ thấy có nhiều sự khác biệt. Cùng với kinh tế phát triển, xã hội có nhiều thay đổi, đời sống khấm khá, thế giới “phẳng” hơn, công nghệ tiên tiến hơn… đã tạo nên một thế hệ gen Z phong cách, sành điệu, hiện đại chưa từng thấy.

Các bạn trẻ có thể ngồi ở Việt Nam order những món hàng mình thích, kéo thế giới lại gần hơn. Các bạn trẻ có thể tự đi du học, có thể tạo lập nên các giá trị mà thế hệ cha, anh trước đây chưa từng làm được. Dù vậy, có một bộ phận nhỏ các bạn trẻ hiểu sai hoặc hiểu nhầm hai khái niệm độc lập và tự lập.

Minh An, một bạn trẻ ở quận Hà Đông, Hà Nội khi vừa bước chân vào đại học cũng là lúc bạn… dọn ra khỏi nhà. Không phải vì tò mò cuộc sống ở trọ, ở kí túc xá như các bạn cùng trang lứa từ các tỉnh thành khác về Hà Nội học. Không phải vì gia đình bạn có mâu thuẫn, không thể sống được. Lí do của Minh An rất đơn giản: cô muốn tự lập.

Gia đình là nơi che chở, yêu thương chúng ta suốt cả cuộc đời
Gia đình là nơi che chở, yêu thương chúng ta suốt cả cuộc đời (Ảnh minh họa)

Thế là, Minh An tự đi làm thêm để trang trải học phí, sinh hoạt phí của bản thân. Dần dần, sự “qua lại” giữa cô và người thân chỉ ở mức… xã giao. Những người bạn, đồng nghiệp với Minh An lại thân thiết, gần gũi hơn cả cha mẹ, em trai. Họ mới là những người Minh An tìm đến khi buồn, khi thất bại chứ không phải là gia đình.

Tương tự, Thùy Chi, một bạn trẻ ở Thanh Xuân, Hà Nội cũng nhất quyết chuyển khỏi nhà khi tốt nghiệp đại học và đi làm. Cô muốn được tự do, được đi sớm về khuya, được sinh hoạt theo “kiểu” của mình mà không bị gia đình quản thúc. Như một đứa con ở phương xa, dù nhà chỉ cách nhà trọ tầm chục cây số, Thùy Chi chỉ trở về nhà khi được gọi và cũng thoáng chốc là đi ngay.

“Những đứa trẻ rồi sẽ đi xa nhà”… như câu hát chàng Rapper Đen Vâu vẫn hát, tạo thành bản hit đối với giới trẻ. Như những con chim non, đủ lông đủ cánh chúng ta sẽ rời tổ để tạo lập cuộc sống của mình nhưng gia đình là tổ ấm, luôn che chở, dang rộng vòng tay yêu thương đón chúng ta trở về khi hạnh phúc để sẻ chia hay khi thất bại, giông bão để an ủi, yêu thương.

Gia đình là tổng hòa các mối quan hệ của xã hội, vì thế, chỉ trong gia đình chúng ta mới có đầy đủ tất cả những gì mà con người trong xã hội cần phải có. Những bạn trẻ trên đã nhầm lẫn cho rằng tự lập là phải tách rời gia đình. Thực chất, gia đình như gốc rễ của cái cây, như sợi dây của con diều. Cây muốn phát triển tỏa bóng xanh mát thì càng cần phải gốc rễ bền chắc. Diều muốn bay cao bay xa thì sợi dây phải đủ mạnh, đủ khỏe để níu giữ chúng ta khỏi mất phương hướng.

Đó là truyền thống ngàn đời nay không thay đổi và cho đến mai sau cũng không thay đổi. Vì thế, dù quan niệm sống có hiện đại đến đâu, xã hội có phát triển đến đâu, chẳng một ai có thể sống hạnh phúc mà không có những người thân yêu trong gia đình kề bên, cùng xây đắp, bồi dưỡng tình thân.

Trân trọng từng phút giây bên nhau

Trải qua hai năm dịch bệnh COVID-19, đặc biệt những tháng ngày giãn cách xã hội, những lúc gia đình có người mắc bệnh hoặc có khi cả gia đình đều mắc, chúng ta mới thấy sự mong manh của sự sống đồng thời sự vững bền của gia đình là như thế nào. Dù cuộc sống còn rất nhiều những khó khăn, đặc biệt là những khi nguy cấp như bệnh tật, ốm đau, điều khiến chúng ta vững tâm vượt qua tất cả đó chính là có những người thân để nương tựa, san sẻ, yêu thương.

Tình thân của gia đình không phải bỗng dưng mà có. Nó được bồi đắp từ quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, được lắng đọng, tích lũy qua thời gian, qua năm tháng khi sống trong cùng không gian, sinh hoạt theo nếp riêng, có những kỉ niệm trọng đại trong đời với nhau hay là những phút giây êm đềm cùng trải qua ngày hạnh phúc, lúc khó khăn…

Vì sao mỗi đứa trẻ đều thấy cơm mẹ mình nấu là ngon nhất quả đất, dù sau này đứa trẻ ấy có lớn lên, ăn đặc sản bốn phương trời? Bởi đó là những món ăn, khẩu vị được lựa chọn, chắt lọc, được lặp đi lặp lại trở thành kí ức những năm thơ bé. Tại sao mỗi người đều muốn trở về quê hương, thấy quê hương mình là đẹp nhất dù cảnh vật trên thế gian này phong phú, muôn màu? Bởi cả bầu trời ấu thơ của những năm tháng đầu đời chúng ta đã sinh ra, lớn lên, đi học rồi ra đi từ đấy.

Hãy trân trọng từng phút giây bên nhau (Ảnh minh họa)
Hãy trân trọng từng phút giây bên nhau (Ảnh minh họa)

Gia đình, quê hương, cha mẹ, anh chị em là những điều mà chúng ta tự nhiên sinh ra đã có. Dù không phải “mất công” để có được nhưng lại là thứ quý giá nhất mà cả cuộc đời mỗi người đều chỉ có thể dùng tình cảm để giữ gìn. Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, con người bị quá nhiều thứ chi phối. Nào là quan hệ bạn bè, làm ăn, nào là gia đình riêng, nào là các thú vui cá nhân…

Mỗi thứ đều lấy đi của chúng ta một chút thời gian, có khi là rất nhiều thời gian mà nếu không khéo phân chia, không biết cân nhắc nặng nhẹ thì cuộc sống cứ trôi đi, ta quên mất điều mình nên làm mỗi ngày là vun vén, cùng nhau trải qua những hạnh phúc, tận hưởng những ngọt ngào, tháo gỡ những khó khăn, vượt qua những hoạn nạn.

Chính những điều này sẽ làm mỗi thành viên trong gia đình trở nên gắn bó mật thiết hơn, hiểu nhau hơn, biết hi sinh vì nhau, biết cho đi là nhận về. Có như thế, gia đình mới bền vững qua bất kì sóng gió nào. Có như thế con người mới thực sự vững tâm, tiến ra ngoài cuộc sống, ngoài xã hội đương đầu với mọi khó khăn thử thách. Bởi sau lưng chúng ta là gia đình, là những người thân yêu hậu thuẫn, che chở, nâng đỡ chúng ta bất cứ lúc nào.

Hà Nội đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” Hà Nội đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”
Hà Nội biểu dương 30 gia đình văn hóa tiêu biểu Hà Nội biểu dương 30 gia đình văn hóa tiêu biểu
Nông sản của làng nghề Hà Nội được giới thiệu tại Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2022 Nông sản của làng nghề Hà Nội được giới thiệu tại Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2022

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm