Gỡ nút thắt để cà phê, trà Việt Nam vươn tầm quốc tế
Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước Khai mạc chương trình "Tôn vinh cà phê, trà Việt" lần 3 - 2025 |
Nâng tầm cà phê, trà Việt xuất khẩu
Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho biết, Việt Nam đang hội nhập rất tốt trong những năm gần đây đối với ngành cà phê, với những số liệu lạc quan và kết quả tích cực. Sản lượng cà phê của Việt Nam đạt khoảng 1,7 - 1,8 triệu tấn, mục tiêu xuất khẩu cà phê trong năm nay có thể vượt mốc 6 tỉ USD.
Theo ông Minh, có nhiều yếu tố góp phần vào thành công này. Trong đó có việc giá cà phê trên thế giới đang tăng do thiếu hụt nguồn cung, đồng thời trong nước lại có tỉ lệ cà phê chế biến, đặc biệt là cà phê hòa tan ngày càng tăng.
![]() |
Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột phát biểu |
Ông Minh thông tin, hiện nay, khoảng 10% sản lượng cà phê được đưa vào chế biến sâu, với giá trị trung bình khoảng 6.000 USD/tấn, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Đáng chú ý, Việt Nam đã bắt đầu sản xuất cà phê đặc sản với giá bán cao gấp rưỡi đến gấp đôi so với mặt bằng thế giới.
"Nội lực của ngành cà phê đang ngày càng được củng cố khi người dân và doanh nghiệp có cách ứng xử chuyên nghiệp hơn với thị trường. Những năm trước, thị trường thường bị mất kiểm soát, giá cả biến động mạnh và phổ biến các hợp đồng giao dịch rủi ro cao. Tuy nhiên, tình trạng này hiện nay đã được khắc phục đáng kể", ông Minh nói thêm.
Còn theo ông Nguyễn Quang Bình, một chuyên gia trong thị trường cà phê, nước ta có sản lượng cà phê mỗi năm lớn nhưng đến 90% trong đó đến từ các hộ nhỏ lẻ, mỗi vườn chỉ sản xuất vài tấn, gây nhiều hạn chế trong việc đầu tư chế biến.
Ông Bình lấy dẫn chứng: "Tại Brazil - quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, một nông trại nhỏ cũng có thể lên đến 5.000 - 10.000ha, với sản lượng đạt hàng ngàn, thậm chí hàng triệu tấn".
Ngoài ra, theo ông Bình, tiêu thụ nội địa của Việt Nam còn khá yếu với khoảng 5 - 10% tổng sản lượng cà phê được tiêu thụ trong nước, trong khi Brazil sử dụng tới 20 - 22 triệu bao (trong tổng số 60 triệu bao họ sản xuất được).
Nhờ đó, nông dân Brazil có động lực ổn định sản xuất và nâng cao giá trị, trong khi nông dân Việt không đủ điều kiện và khả năng để đầu tư vào chế biến sâu hay chờ đợi mức giá cao...
![]() |
Ông Nguyễn Quang Bình, chuyên gia thị trường cà phê |
Vì vậy, chuyên gia này nhấn mạnh, nếu muốn tạo ra giá trị gia tăng, cần có sự tham mưu từ hiệp hội và chính quyền địa phương nhằm tập hợp các đầu mối sản xuất, xây dựng hợp tác xã có quy mô tối thiểu 1.000ha. Khi đó, mới có thể nghĩ đến việc đầu tư hạ tầng, chế biến và nâng tầm thương hiệu.
TP Hồ Chí Minh có thể tổ chức hội chợ chuyên ngành xuất khẩu cà phê Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh chia sẻ, Sở Công Thương hoàn toàn có thể phối hợp cùng các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp cà phê để tổ chức hội chợ chuyên ngành xuất khẩu cà phê. Ông Phương cho hay, hiện Sở đang quản lý gần 2.000 văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại TP Hồ Chí Minh, đồng thời duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nhiều tổ chức quốc tế, đó là cơ hội lớn để triển khai các chương trình xúc tiến xuất khẩu cà phê. "Sở Công thương luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ các hiệp hội, doanh nghiệp ngành Cà phê trong việc mở rộng thị phần và xây dựng thương hiệu bền vững", ông Phương nhấn mạnh. |
![]() |
Cần có sự phối hợp chặt chẽ từ chính quyền và doanh nghiệp để cùng nhau đưa cà phê Việt vươn tầm |
Về phía người nông dân, theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco Đắk Lắk), người nông dân cần được tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng nguyên liệu đạt chuẩn phát triển bền vững.
"Hiện nay nhiều nông dân còn thiếu cơ sở hạ tầng sản xuất, trong khi làm cà phê đặc sản đòi hỏi diện tích đủ lớn và sự đầu tư bài bản. Không còn con đường nào khác ngoài việc phải đầu tư vào cà phê đặc sản, đồng thời đi kèm là đầu tư hạ tầng, cùng với đó là cơ chế và chính sách hỗ trợ phù hợp", ông Dũng nhìn nhận.
Trao đổi với các chuyên gia, ông Phạm Hùng Vĩnh, đại diện Công ty CP Sandals Việt Nam (thương hiệu trà - cà phê Đôi Dép) cho biết, hiện nay Việt Nam nằm trong nhóm 5 - 6 quốc gia xuất khẩu trà lớn nhất thế giới, với diện tích trồng trà thuộc hàng cao.
Tuy nhiên, điều tạo nên khác biệt và lợi thế cạnh tranh của trà Việt không chỉ nằm ở sản lượng, mà chính là tiềm năng phát triển các dòng sản phẩm cao cấp gắn với yếu tố sức khỏe và văn hóa.
![]() |
Ông Phạm Hùng Vĩnh đại diện Công ty CP Sandals Việt Nam (thương hiệu trà - cà phê Đôi Dép) nói về ngành Trà trong nước |
Theo ông Vĩnh, người tiêu dùng ngày càng khắt khe, không chỉ quan tâm đến chất lượng mà còn mong muốn được hiểu câu chuyện đằng sau mỗi sản phẩm. "Làm sao để giữ gìn bản sắc văn hóa trà Việt, đồng thời xây dựng thương hiệu theo hướng hiện đại là bài toán khó mà doanh nghiệp đang nỗ lực giải", ông chia sẻ.
Cũng theo ông Vĩnh, nếu các doanh nghiệp cùng hướng đến việc kể câu chuyện lịch sử, kiến tạo không gian thưởng trà độc đáo và khai thác tốt yếu tố văn hóa bản địa thì trà Việt Nam hoàn toàn có thể sánh vai cùng các quốc gia có truyền thống trà lâu đời, thay vì chỉ đóng vai trò là nhà cung ứng nguyên liệu.
Khuyến khích tăng cường liên kết trong chuỗi sản xuất
![]() |
Ông Vũ Văn Thủy, Trưởng Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Môi trường tại phía Nam |
Phát biểu định hướng, ông Vũ Văn Thủy, Trưởng Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Môi trường tại phía Nam nhấn mạnh, lãnh đạo Bộ cùng với các cơ quan Trung ương và địa phương luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có của ngành.
Bộ khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân tăng cường liên kết trong sản xuất - tiêu thụ, chủ động chuyển đổi mô hình canh tác theo hướng thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
"Tại khu vực Tây Nguyên - vùng nguyên liệu trọng điểm của cả nước về cà phê và trà, tình trạng thiếu nước đang đặt ra những thách thức lớn cho sự phát triển bền vững. Do đó, việc đầu tư vào công nghệ tưới tiết kiệm, giống cây chịu hạn và mô hình canh tác bền vững là hết sức cần thiết...", ông Vũ Văn Thủy nói.
Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục tham mưu xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển ngành cà phê và trà theo hướng không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp và đất nước, mà còn góp phần xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia, gắn với bản sắc văn hóa tiêu dùng đặc trưng của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Bà Bùi Hoàng Yến, phụ trách Văn phòng Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công thương tại TP Hồ Chí Minh kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cà phê cùng nhau đẩy mạnh yếu tố văn hóa trong từng sản phẩm, nhằm nâng cao sức cạnh tranh và tạo sự khác biệt so với các sản phẩm đến từ Trung Quốc, Châu Âu hay Mỹ Latinh.
![]() |
Nhà báo - Tiến sĩ Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao động đề xuất ý kiến |
Đại diện cơ quan truyền thông, Nhà báo - Tiến sĩ Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao động đề xuất đẩy mạnh tái canh, cải tạo giống và phát triển mô hình canh tác bền vững, hữu cơ, mục tiêu tăng giá trị nông sản nhờ đáp ứng các chứng nhận bền vững.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ số và truy xuất nguồn gốc, mục tiêu tăng tính minh bạch, nâng cao giá trị sản phẩm; tăng cường liên kết các chuỗi giá trị, mục tiêu hạn chế trung gian, thương lái, ép giá; thúc đẩy mô hình liên kết nông dân, nhà khoa học, Nhà nước, doanh nghiệp và nhà báo...
Phát triển tài chính vi mô và tài chính doanh nghiệp; tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) và xây dựng thương hiệu quốc gia; đẩy mạnh và đổi mới mô hình xúc tiến thương hiệu quốc tế và đẩy mạnh và phát triển thị trường nội địa... cũng là những giải pháp được Tổng Biên tập Báo Người Lao động Tô Đình Tuân nêu lên.
Tin liên quan
Đọc thêm

Long An - Liêu Ninh (Trung Quốc): Kỳ vọng hợp tác hướng tới mối quan hệ lâu dài và bền vững

Chính phủ trình Quốc hội dự án 1 luật sửa 7 luật

Sắm kim cương tại DOJI và Thế giới kim cương - rinh xe sang tới 1 tỷ đồng

Tăng cường xử lý vi phạm trên sàn thương mại điện tử

Standard Chartered hợp tác với REE thúc đẩy vai trò lãnh đạo hòa nhập và bình đẳng giới tại Việt Nam

Nhiều chính sách đột phá, chưa có tiền lệ cho kinh tế tư nhân

Ngày 16/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân

Tháo gỡ ngay các vấn đề cấp bách tác động đến kinh tế tư nhân

Hàng loạt cơ chế đặc thù tạo “đòn bẩy” cho kinh tế tư nhân
