Tag

Hà Nội có nhiều dư địa để phát huy "sức mạnh mềm" văn hóa trong quá trình phát triển

Văn hóa 21/03/2023 16:59
aa
TTTĐ - Tại Hội thảo khoa học "Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" do UBND TP Hà Nội tổ chức ngày 21/3, các chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều chia sẻ làm rõ thêm các nội hàm văn hóa Thủ đô; Đồng thời đề xuất những giải pháp phát huy giá trị văn hóa phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới.
Sáng nay (21/3), diễn ra Hội thảo "Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại" Làm rõ luận cứ khoa học và các giải pháp giúp Hà Nội phát huy giá trị và nguồn lực văn hóa Phát huy nguồn lực văn hóa là cách hiệu quả để phát triển Thủ đô Giải pháp để Hà Nội xây dựng nền công nghiệp văn hóa từ nguồn lực di sản Trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội Hà Nội phải đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa
Hà Nội có nhiều dư địa để phát huy
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong và đoàn Chủ tịch điều hành thảo luận

Nhìn nhận rõ “văn hiến”, bản sắc, tài nguyên nổi bật

Bàn về khái niệm văn hiến và văn hiến Thăng Long, GS.TS Đặng Cảnh Khanh, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thanh niên cho rằng: Với tính chất trung tâm và hội tụ của mình, không nên nhìn nhận văn hiến Thăng Long- Hà Nội, con người Hà Nội bằng con mắt tĩnh mà cần phải tìm hiểu nó như một khái niệm động.

Theo ông, văn hiến Thăng Long - Hà Nội là sự hợp lưu của con người ở nhiều vùng miền, là tinh hoa góp lại mà có. Nhà Lý quê ở Kinh Bắc, đã đưa văn hóa Phật giáo về góp mặt với Thăng Long. Nhà Trần quê ở Tức Mặc đã góp thiên tài về tổ chức quân sự ở đất Thiên Trường cho Thăng Long… Tất cả đã bổ sung, góp phần làm nên thành tựu đa dạng của văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong văn hóa Việt Nam.

" Tổ tiên ta từ xa xưa đã dồn toàn bộ tâm huyết, trí tuệ và tài năng để tồn tại trên mảnh đất này, để mưu cầu sự phồn vinh, hạnh phúc và truyền lại cho muôn đời con cháu những di sản quý báu về văn hiến Việt Nam và văn hiến Thăng Long.

Vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm nghiên cứu, tìm hiểu những di sản quý báu đó, trước hết là tìm thấy nền tảng cơ bản của những di sản ấy, phân tích những yếu tố cấu thành, những nguyên nhân lịch sử đã tạo nên văn hiến Việt Nam và văn hiến Thăng Long", GS.TS Đặng Cảnh Khanh nhấn mạnh.

Hà Nội có nhiều dư địa để phát huy
GS.TS Đặng Cảnh Khanh trao đổi tại hội thảo

Luận giải thêm ý kiến của GS.TS Đặng Cảnh Khanh, PGS.TS Hồ Sĩ Quý, Nguyên Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội nêu quan điểm: Nói đến bản sắc Hà Nội, cần thiết phải nói đến sự pha trộn hài hòa, sự đan xen khó tách biệt, sự thẩm thấu tưởng như khiên cưỡng nhưng qua thời gian lại trở thành phù hợp... giữa những nét "kinh điển, hoa lệ" của châu Âu với những giá trị lịch sử đã được bảo tồn qua năm tháng của con người và văn hoá Hà Nội.

Khẳng định văn hóa - văn minh Pháp, một thành phần đáng kể của bản sắc Hà Nội, PGS.TS Hồ Sĩ Quý cũng cho rằng, trong một chừng mực nhất định, nó còn là hồn cốt của một đô thị có lịch sử hơn nửa thế kỷ được xây dựng và trực tiếp "sống" với văn hoá - văn minh Pháp.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học cũng làm rõ vị thế địa lý, tài nguyên của Thủ đô; Trong đó, tài nguyên vị thế là một tài nguyên đặc biệt nổi bật. Nguồn tài nguyên này làm cho các tài nguyên khác của Hà Nội, cả về tự nhiên, kinh tế-xã hội đều có thể thêm giá trị gia tăng.

Theo GS.TS. Hoàng Anh Tuấn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội: Kết nối vùng trong phát huy nguồn lực văn hóa góp phần phát triển thương hiệu Thủ đô Hà Nội.

Lịch sử đã trao cho Hà Nội một vị thế có một không hai; Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, hành chính của cả nước mà còn là trung tâm gắn kết, thống nhất văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước.

Với danh hiệu "Thành phố Vì hòa bình", "Thủ đô di sản" và ngày nay là "Thành phố sáng tạo", Thủ đô Hà Nội là cầu nối liên kết Việt Nam với thế giới. Hà Nội sẽ tạo tiền đề thúc đẩy các TP khác của Việt Nam tham gia mạng lưới Thành phố sáng tạo đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của mạng lưới.

Đồng thời, với truyền thống, giá trị văn hóa lâu đời, yêu chuộng hòa bình, đề cao chính nghĩa, cùng với thế và lực ngày càng tăng trên trường quốc tế, Hà Nội có nhiều "dư địa" để phát huy sức mạnh mềm này.

Hà Nội có nhiều dư địa để phát huy
Quang cảnh hội thảo

Sứ mệnh cao cả về xây dựng mô hình, kiểu mẫu văn hóa

Định hướng xây dựng, phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ, Nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội nêu quan điểm: Hà Nội đề ra việc xây dựng con người văn minh cũng có nghĩa là đòi hỏi mọi người phải luôn luôn vươn lên với tầm cao của văn hóa.

PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ cho rằng, Hà Nội cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương, các địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, Nhân dân đang sinh sống, làm việc hoặc tới Thủ đô công tác, tham quan du lịch chấp hành những quy chế về nếp sống văn hoá của Thủ đô. Xây dựng đời sống văn hoá từ trong gia đình, thôn, xóm, tổ dân phố, cơ quan, trường học, doanh nghiệp và mọi giai tầng xã hội; Đưa cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" phát triển thiết thực, đi vào chiều sâu…

Hà Nội có nhiều dư địa để phát huy
PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ phát biểu tại hội thảo

Để đạt mục tiêu đã đề ra, theo PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ, trước hết Đảng bộ và Nhân dân Thủ đô phải nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của Thủ đô, xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" và trách nhiệm phát triển Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng, xứng đáng là trái tim của cả nước, trung tâm đầu não chính trị - hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, kinh tế và hội nhập quốc tế.

PGS.TS Bùi Tất Thắng, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì cho rằng: Với tư cách là Thủ đô của đất nước, Hà Nội có sứ mệnh cao cả và rõ ràng về xây dựng mô hình, kiểu mẫu phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, kết hợp yếu tố truyền thống dân tộc với yếu tố hiện đại quốc tế, để vừa phát triển Thủ đô, vừa làm động lực phát triển của cả nước và hội nhập quốc tế.

Theo PGS.TS Bùi Tất Thắng, Hà Nội cần đi đầu trong không chỉ xây dựng nét đẹp văn hóa trong đời sống mà cần chú trọng cả trong văn hóa kinh doanh, trong đó, trọng tâm là chữ "tín".

Thời gian tới, Hà Nội cần phát động một phong trào rộng khắp xây dựng văn hóa kinh doanh lấy chữ tín làm trọng gắn với chủ trương "xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”...

"Để gây dựng phong trào này, thời kỳ đầu chắc chắn sẽ rất khó khăn. Vì là một nét đẹp văn hóa nên không ai phản đối và ai cũng nhận thấy lợi ích từ việc tất cả mọi người cùng làm như vậy. Vì thế, rất cần sự hỗ trợ mạnh từ quy định mang tính pháp luật và thực thi pháp luật, để cho những hành vi lừa đảo trong kinh doanh không thể tồn tại ở địa bàn Thủ đô", PGS.TS Bùi Tất Thắng nhấn mạnh.

Hà Nội có nhiều dư địa để phát huy
PGS.TS Bùi Tất Thắng, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đóng góp ý kiến tại hội thảo

PGS.TS Bùi Tất Thắng cũng kiến nghị, nên lập một Quỹ về xây dựng Văn hóa kinh doanh ở Thủ đô Hà Nội để hỗ trợ công tác truyền thông và khen thưởng. Nên đặt ra một giải thưởng danh giá về kinh doanh văn minh. Hằng năm, cũng nên tổ chức trao giải kinh doanh văn minh cho cá nhân, tổ chức kinh doanh trên địa bàn Thủ đô do người tiêu dùng bình chọn.

Cũng tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã đưa ra nhiều xuất, ý kiến liên quan đến bảo tồn và phát triển di sản, văn hóa…

Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Hà Nội cần quan tâm xây dựng cơ chế đặc thù phát triển mạng lưới bảo tàng ngoài công lập với tư cách là một loại tài nguyên du lịch có tiềm năng; Nghiên cứu và thể nghiệm mô hình hợp tác công - tư trong hoạt động bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững. PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam cho rằng cần bảo tồn và khai thác các giá trị của di sản Hoàng thành Thăng Long phục vụ phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn Minh - Hiện đại"...

Đọc thêm

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình Văn hóa

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

TTTĐ - Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975, hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững Văn học

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 29/4, tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, hòa trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn văn hóa học và đọc Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa, Hội Nhà văn Hà Nội đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai". Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đến dự buổi lễ.
Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách Văn học

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, do họa sĩ Hồ Quốc Cường vẽ minh họa.
Xem thêm