Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Tiềm năng xuất khẩu lớn, lợi nhuận cao
Hà Nội là Thủ đô có trên 1.000 năm tuổi, vùng đất với bề dày lịch sử truyền thống, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, con người Hà Nội thanh lịch, hào hoa. Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc, các công trình kiến trúc cảnh quan độc đáo, món ăn nổi tiếng mà còn được biết đến với nhiều sản phẩm thủ công tinh xảo được tạo ra từ những đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, óc sáng tạo phong phú của các nghệ nhân làng nghề, đã quyến rũ hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Ngành thủ công mỹ nghệ trong những năm qua luôn nằm trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam và thủ công mỹ nghệ có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn. Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào nhóm sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn và có tỉ suất lợi nhuận cao.
Nhằm quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngành gốm sứ - sơn mài tới đông đảo người tiêu dùng Thủ đô và cả nước, Sở Công thương thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành gốm sứ - sơn mài năm 2023 sẽ diễn ra tại “Điểm trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ đô” (176 Quang Trung, Hà Đông).
Triển lãm là sự kiện thứ 3 trong chuỗi các hoạt động triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
![]() |
Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành gốm sứ - sơn mài năm 2023 |
Thông qua triển lãm nhằm trưng bày, giới thiệu, quảng bá và kết nối giao thương các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo ngành gốm sứ - sơn mài của các nghệ nhân, chuyên gia, nhà thiết kế trẻ trên địa bàn Hà Nội.
Với quy mô khoảng 500m2, triển lãm trưng bày, giới thiệu trên 400 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề sáng tạo và độc đáo. Những người yêu thích, quan tâm đến ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và ngành gốm sứ, sơn mài nói riêng có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc, có giá trị thẩm mỹ cao được tạo ra từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, thợ giỏi.
Ngoài ra, khách tham quan sẽ được trải nghiệm quy trình sản xuất nghề gốm sứ, nghề sơn mài thủ công truyền thống và hiện đại, lịch sử nghề gốm sứ và nghề sơn mài; Tham gia các hoạt động quảng bá kết nối giao thương...
Phát huy thế mạnh trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo
Chuyên gia thủ công mỹ nghệ Vũ Huy Thiều đánh giá: Triển lãm chuyên đề sẽ giúp khách hàng tiếp cận được sản phẩm một cách tập trung. Một phòng trưng bày tại đây sẽ hội tụ rất nhiều làng nghề, khách hàng không phải đi xa và tất cả các sản phẩm đã được lựa chọn, là tinh hoa của các làng nghề.
Đây là cơ hội để giới thiệu làng nghệ, năng lực sản xuất, nghệ nhân, bởi các thông tin trực quan bao giờ cũng sinh động hơn, tốt hơn thông tin qua hình ảnh hay báo chí. Trên cơ sở đó, khách hàng có thể tiếp cận, xuống dưới các làng nghề, cơ sở sản xuất.
Về vùng nguyên liệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Lào, ông Vũ Huy Thiều cho biết: Với diện tích đất đai rộng, nhiều nguyên liệu họ chưa tận dụng hoặc chưa biết cách sử dụng. Do đó, việc liên kết giữa Việt Nam với Lào, chúng ta có thể tận dụng được vùng nguyên liệu này. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu giống, kỹ thuật gieo trồng, kỹ thuật sơ chế. Khi đó, chúng ta sẽ có được nguồn nguyên liệu mang tính thương mại đưa vào sản xuất hàng hóa chất lượng.
![]() |
Hà Nội là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong các lĩnh vực thiết kế sáng tạo, nhất là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngành gốm sứ - sơn mài |
Bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội chia sẻ, việc Sở Công thương Hà Nội tổ chức những buổi triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ rất hữu ích đối với sự phát triển ngành hàng này. Triển lãm sẽ là nơi kết nối, quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP trong nước và quốc tế; bảo tồn, giữ gìn giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, chuyển tải, quảng bá văn hóa vùng miền tới cộng đồng người tiêu dùng trên thị trường; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn quảng bá, giới thiếu sản phẩm ra thị trường.
Thông tin về chương trình triển lãm, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, triển lãm góp phần phát huy tiềm năng thế mạnh của Thủ đô trong các lĩnh vực thiết kế sáng tạo; Nâng cao nhận thức của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn thành phố về ngành thiết kế và công nghiệp văn hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Triển lãm cũng là cơ hội để kết nối, mở rộng hợp tác kinh doanh giữa các tổ chức, các chuyên gia, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế trong lĩnh vực thiết kế và công nghiệp sáng tạo.
Đây còn là dịp để kết nối, quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP trong nước và quốc tế. Qua đó, bảo tồn, giữ gìn giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, chuyển tải, quảng bá văn hóa vùng miền tới cộng đồng người tiêu dùng trên thị trường; Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra thị trường.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới
