Tag

Hà Nội đảm bảo không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá vào dịp Tết

Thị trường - Tài chính 24/01/2022 10:00
aa
TTTĐ - Nhằm đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thành phố Hà Nội đã tăng lượng hàng hóa ký kết gấp 2-3 lần so với ngày thường vừa đảm bảo nhu cầu người dân trong dịp Tết, vừa sẵn sàng ứng phó với đại dịch COVID-19.
Dẻo thơm bánh trái Tết xưa Những điều nên làm trong ngày 30 Tết Cách tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ ngày 23 tháng Chạp Hà Nội đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán

Hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định

Hà Nội là đô thị lớn với hơn 10 triệu dân, trong khi sản xuất tại chỗ mới đáp ứng được từ 30 - 65% nhu cầu nông sản. Cụ thể, nhu cầu về gạo 1 tháng Hà Nội cần khoảng 92.970 tấn (khả năng tự cung ứng 56.338 tấn, đáp ứng 65,6% nhu cầu); Thịt lợn hơi 18.594 tấn (khả năng tự cung ứng 17.500 tấn, đáp ứng 91,1%); Thịt gia cầm 6.198 tấn (khả năng cung ứng 10.671 tấn); Rau củ 103.300 tấn (khả năng cung ứng 67.299 tấn, đáp ứng 65,1%); Trái cây 52.000 tấn (khả năng cung ứng 15.000 tấn, đáp ứng 28,8% ); Trứng gia cầm 123,9 triệu quả (khả năng cung ứng 117 triệu quả, đáp ứng 94,2%)…

Đặc biệt, vào dịp cuối năm, nhu cầu về các sản phẩm này tăng 20 - 30%. Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, để không xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá vào dịp cuối năm, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã sớm lên kịch bản về nguồn cung ứng.

Hà Nội đảm bảo không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá vào dịp Tết
Người dân thăm quan, mua sắm tại siêu thị

Để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ nông sản, thực phẩm của người dân Thủ đô, ngay từ những tháng cuối năm 2021, các vùng ngoại thành Hà Nội đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: Để đảm bảo nguồn cung nông sản dịp cuối năm, bên cạnh khuyến khích nông dân mở rộng diện tích cây rau màu vụ Đông, tăng đàn vật nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có thêm nhiều chính sách hỗ trợ nông dân tăng năng suất, chất lượng nông sản.

Đồng thời, Sở cũng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân trong việc liên kết với doanh nghiệp tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để nông dân yên tâm sản xuất. Ngành Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với ngành Công thương và nhiều tỉnh, thành trên cả nước xây dựng phương án cung ứng nông sản cho các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch… trên địa bàn Thủ đô.

Hà Nội hiện có 141 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các chuỗi này đang kiểm soát, cung ứng 1.370 loại sản phẩm tại 110 siêu thị, 1.400 cửa hàng kinh doanh tổng hợp, 300 cửa hàng chuyên kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn.

Bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, để chủ động nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ tốt nhu cầu của người dân trên địa bàn dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thành phố Hà Nội đã chủ động các giải pháp đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường.

Bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho hay: Để bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Sở Công thương Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch tìm kiếm, khai thác nguồn hàng của Hà Nội từ các tỉnh, thành phố; Triển khai phương án dự trữ hàng hóa đảm bảo đủ nguồn hàng phục vụ Tết; Tổ chức các điểm bán, các chương trình bán hàng phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

“Chúng tôi cũng tiếp tục duy trì, thực hiện phương án bảo đảm sản phẩm thiết yếu đã xây dựng, trong đó lượng hàng hóa ký kết tăng 2-3 lần so với ngày thường vừa đảm bảo nhu cầu người dân trong dịp Tết, vừa để sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19”, bà Trần Thị Phương Lan cho hay.

Hà Nội đảm bảo không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá vào dịp Tết
Thành phố Hà Nội đã tăng lượng hàng hóa ký kết gấp 2-3 lần so với ngày thường vừa đảm bảo nhu cầu người dân trong dịp Tết, vừa sẵn sàng ứng phó với đại dịch COVID-19

Cũng theo quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, lượng hàng hóa chuẩn bị phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết của thành phố Hà Nội gồm: 278.910 tấn gạo, 57.780 tấn thịt lợn hơi, 18.594 tấn thịt gà, 16,05 tấn thịt bò, 372 quả trứng gia cầm, 309,900 tấn rau củ, 57,75 tấn thủy sản, 15,495 tấn thực phẩm chế biến, 156 tấn trái cây, 1,5 tấn bánh mứt kẹo... Ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố đạt khoảng 39.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, hoạt động phân phối hàng hóa được phát triển rộng khắp với nhiều hình thức, không chỉ được thực hiện qua kênh bán hàng truyền thống, gồm 28 trung tâm thương mại; 123 siêu thị; 449 chợ; 1.800 cửa hàng tiện lợi; Hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, thị trấn; 141 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn, có thể kết nối với 1.130 đầu mối, chuỗi, cơ sở cung ứng nông, lâm, thủy sản của 45 tỉnh, thành phố trên cả nước... mà còn được tổ chức qua kênh đa phương tiện như website, hotline, app… với khoảng 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu bán hàng theo hình thức trực tuyến.

Bà Trần Thị Phương Lan cho hay, để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán sắp tới, ngành Công thương sẽ triển khai tổ chức các hoạt động kích cầu tiêu dùng phục vụ Tết theo các hình thức phù hợp, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và chỉ đạo của thành phố Hà Nội.

Theo đó, Sở đã chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, các làng nghề tập trung sản xuất đảm bảo nguồn cung ứng sản phẩm trên địa bàn Thành phố; Đồng thời chỉ đạo các đơn vị phân phối, cung ứng hàng hóa tổ chức các điểm bán hàng đảm bảo đầy đủ hàng hóa, giá cả ổn định và đảm bảo công tác phòng chống dịch phục vụ Nhân dân cũng như tổ chức triển khai các chương trình khuyến mại để kích cầu tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Sở cũng triển khai tổ chức các chương trình, hoạt động, sự kiện kích cầu mua sắm phục vụ Nhân dân trên địa bàn Thủ đô dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, như: Tổ chức các điểm bán hàng, phiên chợ, các chuyến bán hàng lưu động phục vụ Tết tại các huyện, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các xã miền núi để phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán; Tổ chức các chợ hoa xuân phục vụ Tết...

Đọc thêm

Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít

TTTĐ - Giá các mặt hàng xăng dầu trong nước đồng loạt đi xuống từ 15 giờ ngày hôm nay (5/5).
Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân

TTTĐ - Bộ Chính trị yêu cầu đánh giá đúng vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với phát triển đất nước; nuôi dưỡng, khuyến khích tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo của người dân, doanh nghiệp, tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế...
Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh Thị trường - Tài chính

Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh

TTTĐ - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đánh giá, kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, do đó cần có các giải pháp đột phá để phát triển khu vực này.
Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan Thị trường - Tài chính

Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan

TTTĐ - Việt Nam đã bắt đầu đàm phán và thuộc nhóm 6 nước được Mỹ ưu tiên đàm phán (gồm Vương quốc Anh, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia) trong hơn 100 nền kinh tế.
Hà Nội tìm giải pháp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa Thị trường - Tài chính

Hà Nội tìm giải pháp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa

TTTĐ - Theo Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước tính đạt 76,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.
Siêu thị “tung” ưu đãi khủng mừng đại lễ 30/4 Thị trường - Tài chính

Siêu thị “tung” ưu đãi khủng mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hòa cùng không khí hân hoan cả nước kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), các hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội đã đồng loạt tổ chức chương trình giảm giá khuyến mại lên đến 50% cho hàng nghìn mặt hàng, giúp người tiêu dùng yên tâm mua sắm mà không phải băn khoăn về giá.
Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững trên nền tảng số Thị trường - Tài chính

Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững trên nền tảng số

TTTĐ - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) và UBND tỉnh Thái Nguyên - Sở Công thương phối hợp cùng TikTok Shop tổ chức Tuần lễ Thương mại điện tử Go Online Thái Nguyên từ ngày 25 đến 29 tháng 4 năm 2025, hướng tới mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững trên nền tảng số.
Điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Thị trường - Tài chính

Điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Ngày 28/4, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) đã có văn bản gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các thương nhân đầu mối kinh doanh, phân phối xăng dầu về việc điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình 50 năm vươn tầm phát triển Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình 50 năm vươn tầm phát triển

TTTĐ - Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, từ một vùng đất ven biển với cơ sở hạ tầng còn hạn chế, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương phát triển năng động hàng đầu của khu vực Đông Nam Bộ. Những thành quả vượt bậc trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường đã góp phần đưa Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành “điểm sáng” trên bản đồ phát triển của cả nước.
Hải Phòng - thành phố cảng anh hùng Muôn mặt cuộc sống

Hải Phòng - thành phố cảng anh hùng

TTTĐ - 70 năm xây dựng và phát triển kể từ ngày giải phóng (13/5/1955), từ một đô thị công nghiệp và cảng biển truyền thống, thành phố Hải Phòng đã vươn lên trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, là cực tăng trưởng trọng điểm khu vực phía Bắc.
Xem thêm