Tag

Hà Nội đẩy mạnh số hóa để phát triển làng nghề

Chuyển đổi số 24/07/2024 18:24
aa
TTTĐ - Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề lớn nhất trong cả nước, đặc biệt, các làng nghề Hà Nội hội tụ tới 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Những năm qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Phát triển làng nghề từ cơ chế đặc thù Luật Thủ đô (sửa đổi) Đẩy mạnh kết nối di sản, làng nghề và khu du lịch sinh thái "Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa Lắng nghe tiếng nói, nguyện vọng của thanh niên Bài 4: Mây tre đan và tài hoa của người Phú Vinh

Đưa sản phẩm làng nghề lên sàn thương mại điện tử

Theo thống kê, Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề lớn nhất trong cả nước (với 1.350 làng nghề và làng có nghề). Đặc biệt, các làng nghề Hà Nội hội tụ tới 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước.

Mỗi làng nghề Hà Nội đều mang một bản sắc riêng với sự kết tinh sáng tạo của những bàn tay người thợ và tình yêu nghề, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, được thị trường đón nhận tích cực, giúp người thợ thủ công mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Trong xu thế của hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự thích ứng với sự bùng nổ của công nghệ số, làng nghề gốm Bát Tràng đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá và kết nối giao thương. Nhờ đó, làng nghề Bát Tràng những năm gần đây có đã có những bước tiến xa.

Nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng
Làng nghề gốm Bát Tràng đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá và kết nối giao thương

Theo nghệ nhân Phùng Văn Hoàn (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội), trước đây khi chưa có sự phát triển của công nghệ, những sản phẩm của làng Bát Tràng làm ra chỉ có thể bán và giới thiệu sản phẩm tại chỗ. Nhưng hiện nay, cả một làng nghề sản xuất với tốc độ rất cao, nếu người làm nghề không quảng bá, không tiếp cận với những kênh thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu nhanh nhất đến với người tiêu dùng thì đó là thiệt thòi và không thể cạnh tranh nổi.

Là hộ kinh doanh ứng dụng thành công việc đưa sản phẩm gốm Bát Tràng lên sàn thương mại điện tử, anh Trần Dương Quý cho biết, sau khi xây dựng kênh bán hàng online qua các kênh Facebook, zalo… hiện nay các trang này mạng xã hội này của gia đình anh Quý đã thu hút được hàng triệu người tiêu dùng.

Cụ thể, riêng với kênh Facebook, sau gần 5 năm xây dựng, hiện kênh bán hàng này của gia đình đã tiếp cận được gần 9 triệu người tiêu dùng. Nhờ đó, mỗi sản phẩm ra mắt đều được đông đảo người tiêu dùng, người buôn bán ở các tỉnh, các địa phương biết đến nhanh chóng…

Cùng với làng nghề gốm Bát Tràng, tại làng nghề thêu truyền thống xã Thắng Lợi (huyện Thường Tín), cùng với việc ứng dụng công nghệ, nhiều hộ gia đình tại làng nghề đã linh hoạt tìm kiếm thị trường thông qua mạng xã hội và sàn thương mại điện tử. Những hình ảnh, video về quá trình thêu tay, tạo dựng... được người dân tích cực giới thiệu, quảng bá trên Facebook, Zalo, thu hút đông đảo khách hàng.

Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự, làng nghề thêu tay Thắng Lợi cho biết, cùng với việc sản phẩm được bày bán tại nhà và tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, thì thời gian qua, nhiều bạn trẻ đã mở kênh bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội và thu hút được rất đông người tiêu dùng, qua đó, sản phẩm được quảng bá và giới thiệu rộng rãi, giá trị sản phẩm theo đó cũng được nâng lên.

Đưa máy móc công nghệ vào sản xuất

Cùng với việc chú trọng đưa sản phẩm làng nghề lên các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác kinh doanh… thời gian qua, việc các làng nghề chú trọng đổi mới đầu tư công nghệ vào sản xuất, không chỉ giúp giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường, mà còn giúp nâng cao sự cạnh tranh cho các sản phẩm làng nghề. Nhờ đó, các sản phẩm làng nghề truyền thống ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.

Tại làng nghề truyền thống thuốc nam người Dao Ba Vì, Hà Nội, nhiều hợp tác xã đã áp dụng các thiết bị máy móc công nghệ cao vào sản xuất từ đó nâng cao sản lượng lên nhiều lần. Nếu như trước đây 1 tấn nguyên liệu cây thuốc nấu trong 30 ngày chỉ cho ra khoảng 30kg cao thuốc cô đặc, thì hiện nay, việc áp dụng dây chuyền công nghệ hiện đại, với 5 ngày đã có thể cho ra sản lượng tới 300kg cao thuốc thành phẩm.

Việc áp dụng máy móc thiết bị, công nghệ vào sản xuất không chỉ nâng cao năng suất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn mang đến những lợi ích tích cực khác.

Phiên chợ người Dao ở Ba Vì
Nhiều hợp tác xã làm nghề truyền thống thuốc nam người Dao Ba Vì đã áp dụng các thiết bị máy móc công nghệ cao vào sản xuất từ đó nâng cao sản lượng

Từ nhu cầu lớn của người dân về các sản phẩm làng nghề truyền thống kết hợp với các hình thức bán hàng thương mại điện tử, các làng nghề tích cực đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ người tiêu dùng.

Vừa áp dụng thiết bị máy móc vào sản xuất, vừa bắt nhịp công nghệ 4.0 vào việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, các làng nghề truyền thống đang chuyển mình mạnh mẽ, đề hội nhập, phát triển và gìn giữ làng nghề truyền thống trăm năm của địa phương mình.

Để hỗ trợ các làng nghề thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh, trong những năm vừa qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND thành phố Hà Nội ban hành và triển khai thực hiện nhiều Đề án, Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn như: Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2019 - 2025; Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch "Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025".

Cùng đó Thành phố triển khai nhiều chính sách mạnh mẽ để thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp; hỗ trợ khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo như: Hỗ trợ chữ ký số, hoá đơn điện tử cho các doanh nghiệp thành lập mới; tổ chức các khoá đào tạo…

Đọc thêm

Tuổi trẻ Bình Thuận số hóa địa chỉ đỏ Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Công nghệ số

Tuổi trẻ Bình Thuận số hóa địa chỉ đỏ Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh

TTTĐ - Tỉnh đoàn Bình Thuận phối hợp cùng Thành đoàn TP Hồ Chí Minh và Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP Hồ Chí Minh chuẩn bị ra mắt công trình thanh niên "Số hóa Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Bình Thuận".
Việt Nam bước vào kỷ nguyên số không giới hạn Công nghệ số

Việt Nam bước vào kỷ nguyên số không giới hạn

TTTĐ - Trong kỷ nguyên mới - nơi mỗi phút giây là bước nhảy vọt của công nghệ, thế giới không còn ranh giới địa lý, giới hạn tri thức hay khuôn khổ truyền thống - Việt Nam đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ: Tiến vào tương lai bằng sức mạnh của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh Công nghệ số

150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh

TTTĐ - Tuổi trẻ Quảng Ninh xác định phong trào “Bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, thể hiện rõ vai trò đoàn viên, thanh niên trong đồng hành với nhân dân trong thời đại số.
Hà Nội: Tiếp nhận nhiều ứng dụng công nghệ số từ doanh nghiệp Chuyển đổi số

Hà Nội: Tiếp nhận nhiều ứng dụng công nghệ số từ doanh nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Phục vụ Hành chính công TP Hà Nội vừa tiếp nhận một số sản phẩm công nghệ ứng dụng chuyển đổi số từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nhằm phục vụ cho công tác cải cách hành chính và xây dựng chính quyền điện tử.
Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số Công nghệ số

Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số

TTTĐ - Sáng 25/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của gần 6.000 cán bộ quản lý, giáo viên.
Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Công nghệ số

Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TTTĐ - Trong dòng chảy sôi động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang trở thành động lực chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển nhanh, bền vững và thịnh vượng thì thế hệ trẻ - đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên chính là lực lượng tiên phong, xung kích và sáng tạo nhất. Họ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại - là “chủ thể số”, “công dân số kiểu mẫu” kiến tạo tương lai Việt Nam bằng trí tuệ và khát vọng.
Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ Công nghệ số

Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ

TTTĐ - Đây là một trong những mục tiêu mà quận Tây Hồ (Hà Nội) kỳ vọng qua phong trào “Bình dân học vụ số”.
Tập trung kiểm tra công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số Chuyển đổi số

Tập trung kiểm tra công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 114/KH-UBND về kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC), chuyển đổi số năm 2025 của thành phố Hà Nội.
Tăng cường hợp tác, đưa Hà Nội thành trung tâm đổi mới sáng tạo Chuyển đổi số

Tăng cường hợp tác, đưa Hà Nội thành trung tâm đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Ban Quản lý các Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố Hà Nội vừa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai một số nhiệm vụ phối hợp công tác giữa 2 cơ quan trong năm 2025 và thời gian tiếp theo.
Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới Công nghệ số

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới

Sáng 24/4, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội), thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số".
Xem thêm