Hà Nội: Người lao động thuộc 78 nghề đào tạo được hỗ trợ chi phí
Theo đó, thành phố phê duyệt 11 nhóm nghề, với 78 nghề đào tạo trình độ sơ cấp. Có 4 nhóm đối tượng tham gia học nghề được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại, gồm: Người khuyết tật; Người thuộc đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm; Người thuộc hộ cận nghèo.
Mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học; Hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học đối với trường hợp địa điểm đào tạo cách xa nơi cư trú từ 15km trở lên.
![]() |
Người lao động thuộc 78 nghề đào tạo được hỗ trợ chi phí |
Trước đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 88/KH-UBND đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022. Có 5 nhóm đối tượng được đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.
Cụ thể, nhóm 1: Người khuyết tật. Nhóm 2: Người thuộc đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Nhóm 3: Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm;
Nhóm 4: Người thuộc hộ cận nghèo. Nhóm 5: Người học là phụ nữ, lao động nông thôn không thuộc các đối tượng (nhóm 1, 2, 3, 4) kế hoạch này.
Người lao động tham gia học nghề theo Quyết định số 46 được hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng. Mức hỗ trợ theo quy định của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đối với từng nghề, từng đối tượng cụ thể.
Bên cạnh đó, người lao động tham gia học nghề thuộc đối tượng nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại học nghề. Mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học; Hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học đối với trường hợp địa điểm đào tạo cách xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
Đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5km trở lên.
Theo kế hoạch của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, chỉ tiêu đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng của các quận, huyện, thị xã năm 2022 có tổng số 21.239 người, trong đó có 9.168 người được đào tạo nghề phi nông nghiệp và 12.071 người được đào tạo nghề nông nghiệp.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cơ hội cho doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực chất lượng cao

Đa dạng vị trí việc làm với mức thu nhập hấp dẫn “chờ” người lao động

Khánh thành nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô

Tổ chức nhiều hoạt động trong “Ngày hội lao động sáng tạo năm 2025”

Hàng chục nghìn cơ hội việc làm cho sinh viên TP Hồ Chí Minh

Hà Nội giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động trong 3 tháng đầu năm

Tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao

Nâng cao tay nghề và kết nối nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
