Tag

Hà Nội nỗ lực phát huy giá trị các di sản với mục tiêu phát triển bền vững

Tin tức 24/03/2023 23:16
aa
TTTĐ - Chiều 24/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tiếp ông Lazarre Eloundou, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới đến công tác tại Việt Nam tham dự Hội thảo khoa học quốc tế “Phát huy vai trò của Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam".

Biến văn hóa thành nguồn lực phát triển, biến di sản thành tài sản Tọa đàm “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hội thề Trung Hiếu đền Đồng Cổ” Hải Dương phát huy ý chí tự lực, tự cường, biến di sản tài sản thành nguồn lực phát triển
undefined
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng giới thiệu sản phẩm của các làng nghề Thủ đô tới Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Lazarre Eloundou

Tại buổi tiếp, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã thông tin khái quát về TP Hà Nội và quan hệ hợp tác giữa Hà Nội với UNESCO trong thời gian qua.

Theo đó, với lịch sử ngàn năm văn hiến, với nguồn tài nguyên văn hóa dồi dào, đa dạng về loại hình và có giá trị cao trên nhiều phương diện, Hà Nội được biết đến là “Thành phố di sản”, với quỹ di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng.

Quán triệt và nhận thức một cách toàn diện, sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, Đảng bộ và chính quyền TP đã tập trung đầu tư cho phát triển văn hóa với mục tiêu là bảo vệ, bảo tồn giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, văn hóa dân tộc; Phát triển hệ thống thiết chế, công trình văn hóa.

Trong quá trình xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô, Hà Nội đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất lớn của UNESCO, đặc biệt trong lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa, di sản truyền thống.

Các kết quả hợp tác giữa Hà Nội và UNESCO đã góp phần tích cực vào việc tuyên truyền, quảng bá và phát huy các giá trị di sản, văn hóa, những hình ảnh đặc sắc về Thủ đô Hà Nội, đất nước và con người Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế tới bạn bè và cộng đồng quốc tế.

Bí thư Thành ủy Hà Nội đặc biệt đánh giá cao vai trò và những đóng góp tích cực của Trung tâm Di sản thế giới trong việc hỗ trợ các chính quyền địa phương, trong đó có Thủ đô Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Sự có mặt của Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới tại Hội thảo khoa học quốc tế lần này, một lần nữa thể hiện sự quan tâm, đồng hành của UNESCO với các chính quyền địa phương và các đơn vị quản lý di sản. Hội thảo cũng thể hiện các cam kết của Việt Nam đối với UNESCO trong việc thực thi nghiêm túc Công ước Di sản thế giới.

Nhân dịp này, Bí thư Thành ủy đưa ra một số kiến nghị, đề xuất về bảo tồn Khu di sản Hoàng Thành - Thăng Long.

Tại Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội đã tập trung thực hiện bảo tồn, khai thác tối đa tài nguyên văn hóa và phát huy mạnh mẽ các giá trị văn hóa đặc trưng, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hội nhập quốc tế về văn hóa, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 đã đề ra.

Cùng với đó là thực hiện nghiêm túc các cam kết của Chính phủ với Ủy ban Di sản thế giới, đặc biệt là cam kết số 01 về: “Tiếp tục mở rộng diện tích khai quật khảo cổ học, nhất là tại khu Thành cổ Hà Nội, tăng cường nghiên cứu làm sáng rõ giá trị các di tích kiến trúc thời Tiền Nguyễn trên trục trung tâm của Cấm thành Thăng Long”.

Các phát hiện và kết quả nghiên cứu đã đem lại nguồn tư liệu xác thực góp phần để TP quyết định đầu tư dự án khôi phục không gian chính điện Kính Thiên với các nội dung: Thực hiện việc bảo tồn tòa nhà Cục Tác chiến, nhà Con Rồng dưới dạng di sản số (hồ sơ đã được gửi đến Trung tâm Di sản thế giới) để tiến tới khôi phục toàn bộ sân Đan Trì (diện tích 34.000m2) và phục dựng chính điện Kính Thiên.

undefined
Quang cảnh buổi tiếp

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của Trung tâm Di sản thế giới và sự cố vấn về chuyên môn của Giám đốc Trung tâm di sản thế giới, một chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn và quản lý di sản đối với dự án nói trên.

Trong năm 2023 này, Hà Nội sẽ có đủ cơ sở, bước những bước đầu tiên trong lộ trình khôi phục không gian chính điện Kính Thiên, qua đó, giúp Nhân dân và du khách quốc tế có thêm cơ hội tìm hiểu lịch sử văn hóa của Việt Nam thông qua hình dung về kiến trúc chính điện uy nghi, lộng lẫy tiêu biểu cho Hoàng thành Thăng Long, biểu trưng cho sự trường tồn của đất nước Việt Nam.

Trong quá trình triển khai, TP Hà Nội sẽ tiếp tục nỗ lực và cam kết thực thi nghiêm túc Công ước Di sản thế giới, bảo vệ giá trị nổi bật toàn cầu của các di sản, phát huy giá trị di sản với mục tiêu phát triển bền vững.

Nhất trí với các đề xuất của Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Lazarre Eloundou đánh giá cao cam kết của chính quyền TP trong việc gìn giữ và phát huy các di sản cũng như khẳng định của Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng rằng “văn hóa giữ vai trò động lực trong sự phát triển của Thủ đô trong thời gian tới”.

Giám đốc Trung tâm di sản thế giới khẳng định, Việt Nam đã và đang đóng vai trò tích cực trong việc giữ gìn di sản thế giới và mong rằng Việt Nam tiếp tục làm tốt vai trò này.

Về những định hướng của chính quyền Hà Nội trong việc bảo tồn và khôi phục không gian chính điện Kính Thiên, ông Lazarre Eloundou cho biết, hai bên sẽ cùng trao đổi và phối hợp trong dự án này, đồng thời mong muốn, Hoàng thành Thăng Long sẽ được nhiều bạn bè quốc tế tìm hiểu và biết đến.

Đọc thêm

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì? Tin tức

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì?

TTTĐ - Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về một số dự án luật, trong đó có Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật Nhà giáo...
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm Tin tức

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm

Chiều 5/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 chủ trì cuộc họp, cho ý kiến về việc phân công, điều phối nhiệm vụ của Tổ biên tập.
Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có 15 thành viên. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân Tin tức

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

TTTĐ - Trước tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan gây nguy cơ lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, Chính phủ đề xuất Quốc hội luật hóa cấm hoàn toàn việc này.
Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết...
Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh Tin tức

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại kỳ họp này, nếu Quốc hội quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 thì sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã, một phần chuyển cấp tỉnh.
Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản Tin tức

Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp cần đảm bảo đúng quy trình, quy định, tiến hành lấy ý kiến Nhân dân.
Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng Tin tức

Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công cuộc cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị với tinh thần "không làm nửa vời, làm đến cùng, làm triệt để".
Xem thêm