Tag

Hà Nội xác định 26 chỉ tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2025-2030

Tin tức 04/02/2023 16:33
aa
TTTĐ - Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Chương trình hành động số 21-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Xây dựng Chương trình hành động đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Theo đó, Thành ủy Hà Nội xác định, tiếp tục đổi mới tư duy, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của toàn Đảng bộ, hệ thống chính trị và Nhân dân Thủ đô Hà Nội, quyết tâm đưa Nghị quyết số 29-NQ/TƯ đi vào cuộc sống. Cùng với cả nước, Hà Nội sẽ đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đúng mục tiêu, quan điểm mà nghị quyết đã đề ra.

Chương trình hành động cụ thể hóa đầy đủ, toàn diện, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện có tính khả thi cao; Xác định rõ nội dung công việc gắn với phân công nhiệm vụ cụ thể và gắn trách nhiệm đối với tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị địa phương của TP...

Về các chỉ tiêu chỉ yếu đến năm 2025 và 2030, Chương trình xác định 26 chỉ tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô bao gồm 8 chỉ tiêu về trình độ phát triển kinh tế; 9 chỉ tiêu về trình độ phát triển văn hóa, xã hội; 5 chỉ tiêu về trình độ phát triển đô thị; 4 chỉ tiêu về trình độ bảo vệ và quản lý môi trường.

Trong đó, Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt từ 8.300-8.500 USD/người/năm, Đến năm 2030 đạt trên 12.500 USD/người/năm. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt từ 60-62%, đến năm 2030 đạt trên 75%.

Hà Nội xác định 26 chỉ tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2025-2030
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến động viên doanh nghiệp sản xuất đầu năm

Xây dựng cơ chế cho phát triển kinh tế số

Chương trình hành động số 21-CTr/TU đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

Trong đó, nhằm xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy CNH, HĐH Thủ đô, Hà Nội sẽ chủ động đẩy nhanh việc phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) với những cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.

Thành phố cũng sẽ xây dựng cơ chế cho phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, các chính sách đặc thù, thí điểm cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh dựa trên công nghệ số và nền tảng số; Xây dựng Chiến lược chuyển đổi số, đưa thành phố sớm trở thành trung tâm về an toàn, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn của khu vực ASEAN...

Hà Nội quyết tâm xây dựng và phát triển công nghiệp theo hướng công nghệ cao, hiện đại, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng phát thải các bon thấp, sử dụng tiết kiệm tài nguyên. Theo đó, căn cứ vào đặc điểm địa hình, vị trí địa lý, đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng, mối liên kết Vùng để nghiên cứu, kế thừa hiện trạng, quy hoạch hệ thống các khu công nghiệp và tổ chức không gian phát triển công nghiệp trên địa bàn Thủ đô phù hợp, tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

triển lãm “Hà Nội – Đất trăm nghề” nhằm góp phần tôn vinh và phát huy làng nghề, phố nghề trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Thành phố sẽ xây dựng một số ngành, sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng cao như: Sản xuất phần mềm; Sản phẩm số, an toàn thông tin; cơ điện tử, công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng, trí tuệ nhân tạo; Công nghệ sinh học, điện tử y sinh, công nghiệp được...

Đồng thời, ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp - tập trung phát triển nhanh một số sản phẩm công nghiệp chủ lực có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường như: Công nghệ vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ chế tạo khuôn mẫu, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm, thời trang cao cấp.

Ưu tiên xây dựng vành đai xanh, đảm bảo môi trường sống

Hà Nội cũng sẽ phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ dựa trên nhu cầu và lợi thế phát triển, phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển công nghiệp của Thủ đô và cả nước, bao gồm 3 lĩnh vực chủ chốt là sản xuất linh kiện, phụ tùng, công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành dệt may, da giày và công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Song song, thành phố sẽ lựa chọn phát triển một số ngành công nghiệp phát thải các bon thấp, sử dụng tiết kiệm đất đai và tài nguyên; Quan tâm phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh theo hướng lưỡng dụng, liên kết chặt chẽ với công nghiệp dân sinh.

Thành phố sẽ phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với phát triển du lịch; Trong đó, tập trung phát triển các sản phẩm làng nghề, nhất là các làng nghề truyền thống và các dịch vụ đặc trưng của Thủ đô gắn với việc thực hiện cam kết quốc tế và tiêu chí khi tham gia mạng lưới các "Thành phố sáng tạo" của UNESCO.

Cùng đó, đẩy nhanh đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công viên phần mềm thành phố Hà Nội; Đưa Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội đi vào hoạt động. Phát triển ngành công nghiệp ICT, thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về công nghệ thông tin trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố, đồng thời, tạo ra hệ sinh thái để khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp về công nghệ thông tin.

Cũng theo chương trình, thành phố sẽ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Tiếp tục cơ cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Nghiên cứu xây dựng định hướng phát triển ngành nông nghiệp Thủ đô đi đầu cả nước trong phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Hà Nội xác định 26 chỉ tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2025-2030
Thành phố sẽ xây dựng một số ngành, sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao

Thành phố sẽ cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, cơ giới hóa, tự động hóa; phấn đấu trở thành địa phương đi đầu trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống.

Thành phố ưu tiên xây dựng vành đai xanh, bảo đảm môi trường sống. Chú trọng phát triển công nghệ giống, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch, gắn với phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; Tiếp tục đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp, nông thôn kết nối với đô thị, nhất là hạ tầng kho bãi, bảo quản, chế biến, giao thông; Đẩy nhanh xây dựng hạ tầng số và dữ liệu số nông nghiệp, nông thôn; Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, thực chất, hiệu quả nông nghiệp, nông thôn.

Đọc thêm

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì? Tin tức

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì?

TTTĐ - Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về một số dự án luật, trong đó có Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật Nhà giáo...
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm Tin tức

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm

Chiều 5/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 chủ trì cuộc họp, cho ý kiến về việc phân công, điều phối nhiệm vụ của Tổ biên tập.
Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có 15 thành viên. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân Tin tức

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

TTTĐ - Trước tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan gây nguy cơ lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, Chính phủ đề xuất Quốc hội luật hóa cấm hoàn toàn việc này.
Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết...
Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh Tin tức

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại kỳ họp này, nếu Quốc hội quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 thì sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã, một phần chuyển cấp tỉnh.
Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản Tin tức

Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp cần đảm bảo đúng quy trình, quy định, tiến hành lấy ý kiến Nhân dân.
Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng Tin tức

Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công cuộc cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị với tinh thần "không làm nửa vời, làm đến cùng, làm triệt để".
Xem thêm