Tag

Hà Nội: Xử lý nghiêm các trường hợp cố tình chây ỳ trong giải phóng mặt bằng

Tin tức 07/07/2022 19:04
aa
TTTĐ - Tiếp tục phiên chất vấn tại tại kỳ họp thứ 7 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, chiều 7/7, các đại biểu chất vấn về quỹ đất 20 -25% bàn giao cho thành phố.
Hội Sách Hà Nội năm 2022 có chủ đề "Truyền thống và hội nhập" Quản lý, sử dụng, khai thác nhà tái định cư chưa hiệu quả, gây lãng phí Tăng cường kỷ luật kỷ cương và đẩy mạnh phân cấp ủy quyền

Đại biểu Trần Ngọc Dũng chất vấn Sở Xây dựng Hà Nội về quỹ đất 20-25% nhà ở xã hội, thành phố đã dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên việc này chưa đáp ứng được. Thành phố cũng đã làm việc với Chính phủ và có thông báo nội dung kết luận của buổi làm việc về xử lý quỹ đất 20-25% để phát triển nhà ở xã hội. Vậy trách nhiệm của Sở Xây dựng cũng như tiến độ thực hiện theo kết luận trong thông báo của Chính phủ?

Hà Nội: Xử lý nghiêm các trường hợp cố tình chây ỳ trong giải phóng mặt bằng
Đại biểu Hoàng Thị Tú Oanh (huyện Phúc Thọ) chất vấn

Đại biểu Hoàng Thị Tú Oanh (huyện Phúc Thọ) chất vấn về việc có 2 dự án thuộc quỹ đất 20-25% đã tiếp nhận, chưa sử dụng; có 3 lô đất là 36.725m2. Mặc dù UBND TP đã thu hồi và giao 2 dự án này cho Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được đưa vào triển khai dự án. Đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết bao giờ dự án được triển khai?

Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết, đối với phát triển nhà ở xã hội, trên địa bàn thành phố giai đoạn vừa qua có 25 dự án hoàn thành với diện tích 1,2 triệu m2 sàn. Có 52 dự án đang triển khai với quy mô 4,1 triệu m2.

Thành phố ngoài việc triển khai các dự án nhà ở xã hội trên các quỹ đất 20-25%, đối với các dự án được thực hiện nghĩa vụ tài chính với diện tích tương đương giá trị 25% đất, đã thu được 47 dự án với tổng số 3.564 tỷ đồng. Triển khai các dự án này, thành phố cũng giải quyết cho các dự án vay triển khai thực hiện, đồng thời cho các cá nhân vay mua nhà ở xã hội với 538 lượt khách hàng.

Triển khai chính sách phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, Sở Xây dựng đã và đang tham mưu UBND TP xây dựng chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, bám sát chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành và các định hướng của Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cũng như Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong trả lời chất vấn
Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong trả lời chất vấn

Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong trả lời về việc rà soát theo Thông báo 508 của Thủ tướng liên quan thí điểm triển khai xây dựng dự án nhà ở xã hội tập trung.

Sau khi có thông báo, TP Hà Nội đã dự kiến triển khai thực hiện 5 khu nhà ở tập trung, trong đó có 3 khu nằm trên địa bàn huyện Đông Anh, 1 tại huyện Gia Lâm và 1 ở huyện Thanh Trì. Để triển khai thực hiện, TP đã có chỉ đạo và đến nay có 2/5 khu đã được TP phê duyệt 1/500 và hiện 3 khu đang triển khai nghiên cứu.

Thành phố đã gửi báo cáo xin ý kiến Bộ Xây dựng cho Hà Nội sử dụng các quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 hoặc 1/5000 để thực hiện làm để xác định thông tin, quy hoạch kiến trúc để tổ chức lập hồ sơ đề xuất, chấp thuận chủ trương đầu tư và hồ sơ yêu cầu làm cơ sở đấu thầu, lựa chọn chủ đầu tư thực hiện các dự án.

Qua trao đổi, Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội phải thực hiện theo Thông tư 09 và Nghị định 100 của Chính phủ. Đối với 2 khu đã có quy hoạch 1/500, TP giao cho Sở Xây dựng nghiên cứu lập hồ sơ đề xuất để chấp thuận chủ đầu tư dự án để tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư theo quy đinh. Hiện, Sở đang phối hợp rà soát và phối hợp cùng với Ban quản lý dự án của TP để thiết lập hồ sơ theo quy định.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các trường hợp cố tình chây ỳ trong giải phóng mặt bằng
Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Bùi Duy Cường trả lời chất vấn

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Bùi Duy Cường trả lời chất vấn cho biết, theo nghị định 100 thì các dự án xây dựng nhà ở phải trích quỹ đất để xây dựng hạ tầng xã hội. Đối với các quỹ đất chưa tiếp nhận có nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân quỹ đất được bố trí nằm trong khu vực khó GPMB; chế tài xử lý đối với các trường hợp chậm thực hiện chưa quyết liệt. Các đơn vị có liên quan chưa quyết liệt trong công tác GPMB.

Đối với các khu đất chủ đầu tư đang tiến hành GPMB, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với các quận, huyện, thị xã có liên quan đẩy nhanh tiến độ GPMB, đặc biệt là chính quyền các địa phương; Từ đó có những đề xuất, tháo gỡ kịp thời. Đối với những trường hợp cố tình chây ỳ, đơn vị sẽ báo cáo TP để xử lý nghiêm theo quy định. Sau khi có mặt bằng, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện nghiêm theo các quy định của TP.

Liên quan đến chất vấn của đại biểu Hoàng Tú Oanh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Bùi Duy Cường cho biết, đối với 2 khu đất quỹ 20% đã tiếp nhận nhưng chưa sử dụng, TP đã bàn giao cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP quản lý. Song đối với khu vực Vành đai 3, do những vướng mắc qua các thời kỳ, hiện đơn vị sẽ báo cáo TP xem xét giải quyết theo quy định.

Đọc thêm

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì? Tin tức

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì?

TTTĐ - Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về một số dự án luật, trong đó có Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật Nhà giáo...
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm Tin tức

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm

Chiều 5/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 chủ trì cuộc họp, cho ý kiến về việc phân công, điều phối nhiệm vụ của Tổ biên tập.
Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có 15 thành viên. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân Tin tức

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

TTTĐ - Trước tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan gây nguy cơ lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, Chính phủ đề xuất Quốc hội luật hóa cấm hoàn toàn việc này.
Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết...
Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh Tin tức

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại kỳ họp này, nếu Quốc hội quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 thì sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã, một phần chuyển cấp tỉnh.
Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản Tin tức

Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp cần đảm bảo đúng quy trình, quy định, tiến hành lấy ý kiến Nhân dân.
Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng Tin tức

Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công cuộc cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị với tinh thần "không làm nửa vời, làm đến cùng, làm triệt để".
Xem thêm