Tag

Hải Dương: Nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3

Xã hội 15/09/2024 18:00
aa
TTTĐ - Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh Hải Dương và theo thống kê chưa đầy đủ, tổng thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Hải Dương ước tính hơn 1.500 tỷ đồng.
Hải Dương: Xây dựng trên đất công, một người bị bắt tạm giam Huyện Thành Hà (Hải Dương): Đôn đốc, kiểm tra các điểm đê xung yếu Trung ương Đoàn tặng quà các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão lụt

Nhiều thiệt hại

Sáng 15/5, Theo thông tin từ UBND huyện Tứ Kỳ, tổng thiệt hại ban đầu do bão số 3 gây ra trên địa bàn huyện khoảng 365 tỷ đồng.

Hải Dương: Nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3
Rác bủa vậy, lồng cá hư hỏng.

Trong lĩnh vực trồng trọt, diện tích lúa của huyện Tứ Kỳ bị ngập là 2.970ha; diện tích ngập trắng tập trung chủ yếu tại các xã Minh Đức, Quang Khải, Bình Lãng, Chí Minh, Quang Trung, Nguyên Giáp, Tiên Động, Quang Phục, Quảng Nghiệp, Dân Chủ… Ước tính diện tích lúa bị thiệt hại (sau khi bơm tiêu úng) trên địa bàn huyện từ 30 - 70% khoảng 1.390ha, thiệt hại trên 70% khoảng 940ha.

Bên cạnh đó, rau màu bị dập nát, đổ gãy, ngập mặt luống 476ha, tập trung tại các xã Hưng Đạo, Đại Sơn, Nguyên Giáp, Quang Khải, Minh Đức, Ngọc Kỳ, Tái Sơn… Cây ăn quả bị gãy, đổ 1.141ha, chủ yếu là chuối, bưởi, ổi. Trong đó, khoảng 700ha chuối bị đổ, gẫy ngang thân không có khả năng phục hồi.

Huyện có 12.000m2 nhà màng, nhà lưới bị ảnh hưởng nặng; khoảng 10.000 m2 bị ảnh hưởng nhẹ. Ước tính thiệt hại khoảng 80 tỷ đồng.

Hải Dương: Nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3
Người nuôi cá lồng trên địa bàn thôn Hữu Trung, xã Hà Thanh (huyện Tứ Kỳ) khắc phục những thiệt hại sau bão lụt.

Về lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, bị chết 726 con lợn, 4 con trâu, 25 con dê. Bên cạnh đó, gia cầm bị chết gồm gà 147.683 con, vịt 2.650 con, chim bồ câu 6.950 con. Sản lượng thịt hơi thiệt hại ước khoảng 340 tấn, giá trị khoảng 21 tỷ đồng. Ngoài ra, 90% chuồng chăn nuôi ảnh hưởng (tốc mái, đổ tường...).

Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Tứ Kỳ bị ảnh hưởng do tràn bờ 584,98ha (trong đó 99ha nuôi ngoài bãi sông Thái Bình, ngoài bờ kênh Bắc Hưng Hải ngập sâu, cá thoát ra sông, thiệt hại ước tính trên 70%). Về cá lồng, có 159 lồng cá bị thiệt hại, trong đó 119 lồng bị thiệt hại hoàn toàn do tuột lưới, gẫy, chìm, trôi lồng. Tổng sản lượng thuỷ sản thiệt hại ước tính 2.974 tấn, giá trị khoảng 140 tỷ đồng.

Ngoài ra, các công trình hạ tầng, cây xanh; hệ thống điện, viễn thông, truyền thanh; giao thông; các sự cố công trình đê điều và thuỷ lợi… trên địa bàn huyện Tứ Kỳ cũng bị thiệt hại khá lớn do bão, lũ…

UBND huyện Ninh Giang thông tin, tính đến ngày 13/9, thiệt hại bởi bão số 3 trên địa bàn huyện có 129 công trình công cộng bị hư hỏng, ước tính thiệt hại (tính theo giá cải tạo lại) khoảng hơn 35 tỷ đồng.

Hải Dương: Nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3
Rau màu, cây ăn quả tại thôn Hữu Trung, xã Hà Thanh (huyện Tứ Kỳ) bị gãy, đổ, dập, nát.

Trong đợt bão, huyện Ninh Giang thực hiện di dời 296 hộ gia đình thuộc địa bàn 20 xã, thị trấn. Nhiều công trình nhà dân bị tốc mái, đổ tường bao, đổ nhà trông coi khu vực chuyển đổi… ước thiệt hại hơn 25 tỷ đồng, trong đó có 28 hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ người có công cần được hỗ trợ sửa chữa.

Đối với sản xuất nông nghiệp, tổng thiệt hại tại huyện Ninh Giang là hơn 64 tỷ đồng. Trong đó diện tích lúa bị ngập úng khoảng 2.000ha; diện tích rau màu bị dập, nát khoảng 200ha; diện tích nhà màng thiệt hại 55.300m2; diện tích cây ăn quả bị thiệt hại 500ha; chăn nuôi, thủy sản ước thiệt hại 30,6 tỷ đồng. Một số trạm bơm không hoạt động được nên việc khắc phục gặp nhiều khó khăn…

Theo ông Trần Đình Bắc, Chủ tịch UBND xã An Đức (huyện Ninh Giang), gần 1km đê bối tại vùng nuôi thủy sản Bắc sông Cửu An thuộc thôn Trại Mũa (xã An Đức) được chính quyền địa phương cùng các lực lượng chức năng và người dân thực hiện ngày đêm liên tục tại thời điểm nước dâng để phòng nước tràn từ sông Cửu An vào bên trong vùng…

Hải Dương: Nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3
Gần 1km đê bối tại vùng nuôi thủy sản Bắc sông Cửu An thuộc thôn Trại Mũa (xã An Đức) được chính quyền địa phương cùng các lực lượng chức năng và người dân thực hiện ngày đêm liên tục tại thời điểm nước dâng để phòng nước tràn từ sông Cửu An vào bên trong vùng…

Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Hải Dương ước tính hơn 1.500 tỷ đồng.

Bão số 3 đã làm khoảng 7.755 ha lúa bị đổ, bị ngập; 3.202 ha rau màu bị ngập, đổ gãy, dập nát; 4.372 ha cây ăn quả bị bị đổ, gãy ngang thân không có khả năng khắc phục; khoảng 2.250 ha rừng bị thiệt hại; 65ha nhà màng, nhà lưới bị ảnh hưởng; 73 con gia súc, 388.605 con gia cầm bị chết; khoảng 560 ha nuôi trồng thủỷ sản bị tràn bờ, khoảng 434 lồng cá bị tràn, vỡ, trôi lồng.

Khoảng 20.650 công trình nhà ở, kho tàng, nhà xưởng, trụ sở, trường học... bị sập mái, tốc mái, hư hỏng, đổ; khoảng 102.000 cây xanh gãy đổ; 1.798 cột điện bị gãy đổ, đứt đường dây, hư hỏng 18 trạm biến áp, gây mất điện diện rộng; 9 trạm BTS bị đổ, đứt một số điểm cáp quang, gây gián đoạn thông tin liên lạc...

Tập trung khắc phục hậu quả sau bão, lũ

Theo Sở Công thương tỉnh Hải Dương, cơn bão số 3 đổ bộ đã gây ảnh hưởng và làm thiệt hại nhiều cơ sở hạ tầng trong đó có hạ tầng thương mại và xăng dầu. Nhiều siêu thị, cửa hàng bán lẻ vỡ cửa kính, bung cửa, tốc mái, đứt dây điện...

Bên cạnh đó, cơn bão số 3 đã gây ra những thiệt hại nặng nề về tài sản cho nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp đa phần rơi vào tình trạng tốc mái tôn nhà kho, xưởng, văn phòng, hỏng cửa; đổ gãy cây xanh trong khuôn viên, tuờng rào; ướt, hỏng nguyên vật liệu, hàng hóa.

Hải Dương: Nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3
Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Hải Dương và lãnh đạo Điện lực Hải Dương đi kiểm tra công tác khắc phục về hệ thống điện trên địa bàn.

Tuy nhiên, sau bão số 3, xuất hiện mưa to, lũ lớn trên các sông, gây ngập úng tại một số điểm trũng đã khiến việc khắc phục hậu quả bão, khôi phục sản xuất thêm khó khăn. Hiện các doanh nghiệp đang tiếp tục rà soát thống kê, chưa tính được giá trị thiệt hại cụ thể.

Trong những ngày qua, Sở Công thương Hải Dương cũng đã chủ động, tích cực phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi có cơ sở nuôi, thả cá lồng bè, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, huyện, Hội Doanh nghiệp trẻ… tổ chức tiêu thụ, liên hệ với các đơn vị tiêu thụ tại địa phương và khu vực lân cận, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, các chợ, siêu thị nhằm hỗ trợ thu mua cá nuôi lồng bè của cơ sở nuôi cá lồng bị yếu do ảnh hưởng cơn bão số 3.

Thời điểm hiện tại đã mở các điểm lưu động tiêu thụ tại các địa phương như huyện Nam Sách, thành phố Hải Dương, huyện Tứ Kỳ, Khu công nghiệp Đại An và Khu công nghiệp Lai Vu. Sở lang tiếp tục phối hợp với các địa phương mở thêm các điểm tiêu thụ cá lồng và các sản phẩm nông nghiệp sau bão giảm thiểu thiệt hại cho bà con nông dân…

Hải Dương: Nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương kiểm tra các vị trí công trình xung yếu trên hệ thống công trình đê điều, thủy lợi sau bão số 3.

Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương đã đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tập trung nhân lực, máy bơm để bơm tiêu nhanh cho những diện tích còn bị ngập, nhất là diện tích vẫn còn ngập sâu, không được để úng ngập kéo dài.

Đối với cây lúa, Sở hướng dẫn nông dân dựng buộc đối với diện tích lúa bị đổ; giữ mức nước 3 - 5cm mặt ruộng để lúa trỗ trông và vào chắc được tốt; chủ động kiểm tra đồng ruộng và phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại như bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, khô vằn, rầy nâu… (đặc biệt chú ý bệnh bạc lá thường phát sinh, gây hại nặng ngay sau mưa bão).

Với diện tích cây rau, màu có khả năng phục hồi, cơ quan chức năng hỗ trợ vệ sinh đồng ruộng, thu gom, cắt tỉa cành, lá dập, gẫy; tỉa cây, trồng dặm để đảm bảo mật độ; dựng buộc lại cây đổ, giàn bị nghiêng đổ; khi đất ráo mặt luống, xới xáo nhẹ để phá váng; khi cây phục hồi, tiến hành các biện pháp chăm sóc theo quy trình từng loại cây.

Trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh hướng dẫn người chăn nuôi khắc phục, sửa chữa chuồng trại; thực hiện ngay vệ sinh, khử trùng môi trường bằng vôi bột, hóa chất và tiêu độc khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi; tăng cường công tác giám sát tình hình dịch bệnh để phát hiện kịp thời và hướng dẫn xử lý không để lây lan ra diện rộng. Cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra công tác tiêm phòng các loại vắc-xin cho gia súc, gia cầm…

Đối với thuỷ sản nuôi trong ao, các địa phương, đơn vị tiếp tục kiểm tra và tu bổ lại bờ ao cho chắc chắn, bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất hàng năm 0,5m; khơi thông dòng chảy ở các sông, mương xung quanh ao để việc thoát nước được dễ dàng; điều chỉnh giảm lượng thức ăn, hạn chế cho ăn khi có mưa lớn để hạn chế ô nhiễm môi trường, tránh lãnh phí.

Theo tổng hợp của Công an tỉnh Hải Dương, toàn tỉnh đã huy động toàn bộ 4.234 thành viên lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tham gia phòng, chống cơn bão số 3, khắc phục hậu quả do mưa lũ tại các địa phương theo phương châm “4 tại chỗ”.

Hải Dương: Nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3
Lực lượng Công an tỉnh Hải Dương phối hợp cùng các lực lượng khác di chuyển người dân đến nơi an toàn.

Đồng thời, lực lượng đã phối hợp tổ chức di dời khoảng 9.800 người và tài sản đến nơi an toàn; hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão đối với 154 công trình thuộc UBND xã, thị trấn, điểm trường, hơn 2.800 nhà dân; tham gia phân luồng giao thông, thực hiện chặt, tỉa hàng nghìn cây xanh, cây ăn quả, di dời cột điện gẫy đổ sau bão và các biện pháp nhằm tiêu nước đệm, nhằm tránh ngập úng sau bão.

Cùng với đó, lực lượng tham gia ứng trực, tuần tra canh gác tại các điểm đê xung yếu; phối hợp đóng hơn 81.400 bao tải đất; đắp và gia cố hơn 3km bờ đê.

Đọc thêm

Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất tại huyện Thạch Thất Đô thị

Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất tại huyện Thạch Thất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2558/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2025 tại huyện Thạch Thất.
Điều chỉnh, bổ sung 17 công trình, dự án tại quận Tây Hồ Đô thị

Điều chỉnh, bổ sung 17 công trình, dự án tại quận Tây Hồ

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2567/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 quận Tây Hồ.
Quảng Ninh: Tích cực tìm kiếm học sinh bị đuối nước mất tích Muôn mặt cuộc sống

Quảng Ninh: Tích cực tìm kiếm học sinh bị đuối nước mất tích

TTTĐ - Liên quan đến vụ việc 7 học sinh bị lũ cuốn tại huyện Hải Hà (Quảng Ninh), đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 3/4 nạn nhân. Lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích còn lại.
Khu vực Bắc Bộ mưa rất to Môi trường

Khu vực Bắc Bộ mưa rất to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 23/5, nhiều khu vực có mưa dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Thủ tướng yêu cầu cắt giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính Xã hội

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính

TTTD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 69/CĐ-TTg ngày 22/5/2025 gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Nguy cơ lũ quét, sạt lở tại Cao Bằng Môi trường

Nguy cơ lũ quét, sạt lở tại Cao Bằng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ 4 giờ đến 9 giờ ngày 23/5, khu vực các tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 30-50mm, có nơi trên 80mm.
Đoàn MTTQ TP Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại TP Huế Xã hội

Đoàn MTTQ TP Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại TP Huế

TTTĐ - Ngày 22/5, tiếp tục Chương trình Hành trình kết nối 2025, Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số TP Hà Nội đã đến thăm các tổ chức tôn giáo và trao quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP Huế.
Thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động ngành Công thương Muôn mặt cuộc sống

Thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động ngành Công thương

TTTĐ - Việc thăm hỏi, tặng quà, động viên người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động không chỉ là việc làm ý nghĩa trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động mà còn là dịp để các cấp Công đoàn khẳng định vai trò cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp, nơi lan tỏa yêu thương, nuôi dưỡng niềm tin và hun đúc tinh thần gắn bó lâu dài.
Quảng Nam: Vụ nổ nhà máy nam châm, 8 công nhân đã xuất viện Xã hội

Quảng Nam: Vụ nổ nhà máy nam châm, 8 công nhân đã xuất viện

TTTĐ - Trong vụ nổ tại nhà máy sản xuất nam châm từ tính SGI Vina (Quảng Nam), 8 trong số 12 công nhân bị bỏng đã xuất viện. Hiện còn 2 người điều trị tại Quảng Nam, 1 chuyển đến Đà Nẵng và 1 trường hợp nặng nhất dự kiến chuyển ra Hà Nội.
TP Hồ Chí Minh lên phương án sắp xếp nhân sự dôi dư Xã hội

TP Hồ Chí Minh lên phương án sắp xếp nhân sự dôi dư

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có kế hoạch triển khai đề án sắp xếp, bố trí và thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách, người lao động sau khi sắp xếp bộ máy.
Xem thêm