Tag

Hai người suýt mất mạng vì rắn cắn tại một địa điểm

Sức khỏe 18/03/2021 11:02
aa
TTTĐ - Sáng 18/3, BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị cho hai bệnh nhân bị rắn chàm quạp cắn trong tình trạng rất nặng.
4 răng giả lạc vào dạ dày, nội soi gắp ra trong 3 phút Suýt mất mạng vì tai nạn hy hữu Triển khai đồng thời hai ê-kíp cứu sống 2 bệnh nhân đột quỵ Cụ bà U90 bị quên ống sonde 9 năm trong cơ thể, sỏi bám to bằng quả trứng Trong 10 phút can thiệp, cụ ông 84 tuổi đột quỵ được cứu sống

Vào lúc 17 giờ ngày 14/3, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tiếp nhận bệnh nhân nam N.V.T (24 tuổi, trú tại huyện Tri Tôn, An Giang) được chuyển đến từ bệnh viện tuyến trước vì vết thương sưng tấy và hoại tử bàn tay phải do rắn chàm quạp cắn.

Bác sĩ thăm khám bệnh nhân T
Bác sĩ thăm khám bệnh nhân N.V.T (24 tuổi, trú tại huyện Tri Tôn, An Giang)

Sau khi bị rắn cắn vào ngón tay lúc 8 giờ ngày 13/3 trong lúc cắt lá sả, bệnh nhân đã đi điều trị hút nọc rắn nhưng tình trạng không giảm, đau nhức dữ dội tay bị rắn cắn, rải rác có bóng nước, xuất huyết tự nhiên. Bệnh nhân bị biến chứng rối loạn đông máu và giảm tiểu cầu nặng khiến vết thương chảy máu liên tục.

Hình vết cắn của rắn chàm quạp bệnh nhân nam T 24 tuổi
Hình vết cắn của rắn chàm quạp bệnh nhân nam T 24 tuổi

Sau đó 4 giờ, bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ lại tiếp nhận một trường hợp bị rắn chàm quạp cắn là bệnh nhân nữ L.T.B.B (52 tuổi, ở An Giang). Điều đặc biệt bệnh nhân này là hàng xóm của bệnh nhân N.V.T và cũng đi cắt lá sả tại cùng địa điểm trên.

Sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân B tự đi bó thuốc nhưng tình trạng ngày càng nặng nên đã đến cơ sở y tế để điều trị. Tình trạng bệnh nhân B lúc vào viện với vùng cẳng bàn tay trái hoại tử và sưng nề tấy đỏ lan rộng, nổi nhiều bóng nước kèm tình trạng rối loạn đông máu và xuất huyết dưới da toàn thân.

Bệnh nhân B tỉnh táo, tiếp xúc tốt , đã ngưng máy thở
Sau khi điều trị, bệnh nhân L.T.B.B (52 tuổi, ở An Giang) tỉnh táo, tiếp xúc tốt, ngưng máy thở

Cả hai bệnh nhân ngay lập tức được chuyển đến điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc và được điều trị theo phác đồ của bệnh viện.

Hai trường hợp đều được truyền các chế phẩm máu như khối hồng cầu, khối tiểu cầu và huyết tương tươi đông lạnh điều trị tình trạng rối loạn đông máu. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng được hỗ trợ tích cực từ Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh trong việc cung cấp sinh phẩm huyết thanh để trung hòa nọc rắn cho bệnh nhân.

Riêng bệnh nhân nữ L.T.B.B tình trạng bệnh tiến triển nặng, sốc nhiễm trùng, biến chứng rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu nặng, xuất huyết tiêu hóa. Bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê, nôn ra máu tươi, huyết áp thấp, suy hô hấp nặng cần phải đặt ống thở và gắn máy trợ thở.

Sau 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã ngưng được máy thở, rút ống thở, tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Tối 17/3, cả hai bệnh nhân điều được xử lý cắt lọc, rạch giải áp khoang cẳng bàn tay bị rắn cắn.

Hình vết cắn của rắn chàm quạp với nhiều bóng nước  bệnh nhân nữ B 52 tuổi
Hình ảnh vết cắn của rắn chàm quạp với nhiều bóng nước tại tay bệnh nhân nữ B, 52 tuổi

Sáng 18/3, tình trạng của bệnh nhân B ổn định, riêng bệnh nhân T đang được điều trị tích cực tình trạng rối loạn đông máu và giảm tiểu cầu tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc.

Theo BSCK2 Dương Thiện Phước, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc: Rắn chàm quạp hay còn gọi rắn lục Mã lai, rắn lục nưa là một trong những loài rắn cực độc. Độc tố của loại rắn này chỉ đứng sau rắn biển (đẻn biển). Đây là loại rắn độc rất nguy hiểm thường gây tai nạn ở các nước vùng nhiệt đới Đông Nam Á.

Hình rắn  chàm quạp  được người nhà đem đến bệnh viện
Rắn chàm quạp được người nhà bệnh nhân đem đến bệnh viện

Rắn chàm quạp thường gặp ở vùng trồng nhiều cây cao su và điều thuộc các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, núi Cấm (An Giang) và khu vực núi đá vôi Nam Bộ như Kiên Lương, Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang.

Khi bị rắn cắn, người dân cần tuân thủ các nguyên tắc sơ cứu sau: Sơ cứu tại nơi xảy ra tai nạn, mục đích làm chậm hấp thu nọc rắn vào cơ thể; Trấn an nạn nhân, thường họ rất hoảng sợ; Bất động và đặt chi bị cắn thấp hơn tim để làm chậm hấp thu độc tố; Rửa sạch vết thương; Băng chặt chi bị cắn với băng vải, băng bắt đầu từ phía trên vết cắn để hạn chế hấp thu độc chất theo đường bạch huyết; Nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

Các điều trị hiện nay không được khuyến cáo vì không hiệu quả và có thể gây nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nộc độc, chảy máu tại chổ như rạch da, hút nộc độc bằng miệng hay giác hút, đặt garot.

Tất cả các trường hợp rắn cắn, ngay cả người nhà mô tả là rắn lành, đều phải theo dõi tại bệnh viện trong 24 giờ đầu, ít nhất là 12 giờ.

Đọc thêm

Đại biểu Quốc hội: Không nên nhân đạo với thuốc giả, thực phẩm giả Tin Y tế

Đại biểu Quốc hội: Không nên nhân đạo với thuốc giả, thực phẩm giả

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội đề nghị không nên khoan nhượng với tội danh sản xuất, buôn bán thuốc giả, thực phẩm giả vì nếu khoan nhượng vô hình trung sẽ tiếp tay cho giết người hàng loạt.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về mỹ phẩm Tin Y tế

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về mỹ phẩm

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội tăng cường kiểm soát chất lượng mỹ phẩm trên thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Hà Nội tổ chức 1.602 điểm uống bổ sung Vitamin A đợt 1/2025 Tin Y tế

Hà Nội tổ chức 1.602 điểm uống bổ sung Vitamin A đợt 1/2025

TTTĐ - Ngày 27/5/2025, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch chiến dịch bổ sung Vitamin A đợt 1 và các hoạt động Ngày vi chất dinh dưỡng trên địa bàn Hà Nội năm 2025.
Tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 1 từ 1- 2/6/2025 Tin Y tế

Tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 1 từ 1- 2/6/2025

TTTĐ - UBND TP Hà Nội ban hành Công văn số 3158/UBND-KGVX về việc tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 1 và triển khai các hoạt động Ngày vi chất dinh dưỡng trên địa bàn Hà Nội năm 2025.
Ghi nhận hơn 600 ca mắc COVID-19, biến chủng mới có nguy hiểm? Tin Y tế

Ghi nhận hơn 600 ca mắc COVID-19, biến chủng mới có nguy hiểm?

TTTĐ - Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế), phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương họp đánh giá nguy cơ về COVID-19. Tại Việt Nam, ca mắc COVID-19 có thể tăng, nhưng có thể sẽ không tăng các trường hợp nặng do biến thể của virus SARS-CoV-2.
Hệ thống Nha khoa Yenle dental: Hành trình 16 năm kiến tạo nụ cười Việt Làm đẹp

Hệ thống Nha khoa Yenle dental: Hành trình 16 năm kiến tạo nụ cười Việt

TTTĐ - Nha Khoa Yenle dental, tiền thân là Hoàn Mỹ được thành lập từ năm 2008, tính đến thời điểm hiện tại Doanh nghiệp đã xây dựng phát triển, đưa vào hoạt động 7 phòng khám Nha khoa thực sự hiệu quả và đã trở thành địa chỉ khám chữa bệnh Răng - Hàm -Mặt có uy tín và chất lượng cao tại thành phố Hải Phòng.
Tắm biển "đụng" sứa, bé gái tổn thương da nghiêm trọng Tin Y tế

Tắm biển "đụng" sứa, bé gái tổn thương da nghiêm trọng

TTTĐ - Theo thông tin của Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện đã cấp cứu một bé gái 10 tuổi vì bị viêm da nặng do tiếp xúc với sứa khi tắm biển cùng gia đình.
Thu hồi thuốc Alfachim 4.2 không đạt tiêu chuẩn chất lượng Tin Y tế

Thu hồi thuốc Alfachim 4.2 không đạt tiêu chuẩn chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế thông báo thu hồi trên địa bàn Hà Nội và các cơ sở đã mua lô thuốc do Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Ngọc Khánh (Quầy 312A, Tầng 3, Hapu Medicenter - Số 1, Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Hà Nội) phân phối thuốc Viên nén Alfachim 4.2.
Ghi nhận 155 ca mắc COVID-19 trong tuần qua Tin Y tế

Ghi nhận 155 ca mắc COVID-19 trong tuần qua

TTTĐ - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong tuần qua (tính từ ngày 16/5 đến ngày 23/5), toàn thành phố ghi nhận 155 trường hợp mắc COVID-19, tăng vọt so với các tuần trước đó.
Tổ chức đợt chiến dịch cao điểm phòng chống sốt xuất huyết, COVID-19 Tin Y tế

Tổ chức đợt chiến dịch cao điểm phòng chống sốt xuất huyết, COVID-19

TTTĐ - Hiện tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 bắt đầu có xu hướng tăng cục bộ tại một số địa phương...
Xem thêm