Hồ tiêu không còn bị phân “luồng vàng” khi xuất khẩu
Doanh nghiệp lao đao vì hồ tiêu xuất khẩu bị phân “luồng vàng” Doanh nghiệp hồ tiêu nguy cơ phá sản, mất thị trường vì chi phí logistics tăng cao |
Trước đó, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã có văn bản gửi đến Tổng cục Hải quan thông tin về việc một số doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu phản ánh phân luồng tờ khai kiểm tra đối với mặt hàng tiêu đen xuất khẩu.
Theo phản ánh của doanh nghiệp, tỷ lệ tờ khai luồng vàng đã tăng từ 8% lên đến 60% và tập trung chủ yếu ở mặt hàng tiêu đen. Điều này đã gia tăng áp lực chi phí cho doanh nghiệp và tiềm ẩn rủi ro phơi nhiễm Covid-19 trong quá trình đi lại để xử lỷ thông quan tờ khai.
Trước phản ánh của VPA và các doanh nghiệp, ngày 21/7, Tổng cục Hải quan phản hồi rằng, mặt hàng hồ tiêu hiện nằm trong danh mục hàng xuất khẩu có điều kiện, cơ quan Hải quan phải thực hiện phân luồng kiểm tra theo văn bản quản lý chuyên ngành.
![]() |
Ảnh minh họa |
Trường hợp xác định doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu là dược liệu không dùng cho mục đích làm thuốc theo Điều 2 Thông tư số 03/2021/TT-BYT của Bộ Y tế thì cơ quan Hải quan thực hiện thông quan trên hệ thống, đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo VPA, hồ tiêu là 1 trong 13 mặt hàng chủ lực có trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia theo Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hơn nữa, mặt hàng hồ tiêu đen xuất khẩu hiện nay là một loại hàng hóa nông sản xuất khẩu thông thường chủ yếu được dùng làm gia vị trong chế biến thực phẩm tại thị trường nhập khẩu.
Mặc dù hồ tiêu được sử dụng như dược liệu, nhưng các thị trường nhập khẩu đặt ra tiêu chuẩn rất khắt khe đối với mặt hàng dược trong khi từ trước tới nay vẫn chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào đáp ứng được.
Hồ tiêu đen được dùng làm dược liệu hiện tại chỉ sử dụng ở trong Việt Nam qua các bài thuốc y học cổ truyền và chiếm tỷ lệ cực kỳ nhỏ. Thêm vào đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu không có chức năng kinh doanh dược mà chỉ đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản.
Trước vấn đề trên, VPA đề nghị xem xét bỏ mặt hàng hồ tiêu đen (mã HS 0904.11.20) ra khỏi danh mục xuất khẩu có điều kiện và không thuộc đối tượng quản lý rủi ro trong việc phân luồng kiểm tra của hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Liên quan đến kiến nghị này, trả lời báo chí, đại diện Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan) cho biết, đơn vị đã có công văn trả lời phản ánh của VPA đề nghị xem xét vướng mắc về phân luồng với mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu.
Theo đại diện Cục Quản lý rủi ro, nguyên nhân tỷ lệ tờ khai luồng vàng đối với hồ tiêu xuất khẩu bất ngờ tăng trong thời gian qua là do mặt hàng này đang bị coi là xuất khẩu có điều kiện, theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành.
Sau đó, lãnh đạo Cục Quản lý rủi ro cũng đã trao đổi với VPA về việc dù hồ tiêu được sử dụng như dược liệu, nhưng các thị trường nhập khẩu đặt ra tiêu chuẩn rất khắt khe nên các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam chủ yếu chỉ đăng ký xuất nhập khẩu theo dạng hàng hóa nông sản, không nhằm mục đích dược liệu.
Vì vậy, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan đã đưa mặt hàng hồ tiêu ra khỏi danh mục áp dụng phân luồng vàng kiểm tra.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững trên nền tảng số

Điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình 50 năm vươn tầm phát triển

Hải Phòng - thành phố cảng anh hùng

PVCFC đầu tư nâng cấp Data Center, tăng tốc chuyển đổi số toàn diện

Hải Dương: Gần 500 doanh nghiệp tham gia ngày hội kết nối giao thương

Đà Nẵng: Dưa hấu được mùa mất giá, nông dân “nẫu cả ruột”

Nam A Bank và Mobifone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng

Đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa phục vụ người dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
