Tag

Hoàn thành tích hợp 58/76 thủ tục hành chính thiết yếu trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Công nghệ số 18/03/2025 11:07
aa
TTTĐ - Sáng 18/3 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì và chỉ đạo Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Hơn 644.000 giao dịch thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia Đạt điểm số cao trong bộ chỉ số cổng dịch vụ công quốc gia
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao về Đề án 06; tiến độ triển khai Trung tâm Dữ liệu Quốc gia - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao về Đề án 06; tiến độ triển khai Trung tâm Dữ liệu Quốc gia - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phiên họp diễn ra theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến tới các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Cùng dự Phiên họp tại điểm cầu Hà Nội có các Phó Thủ tướng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo: Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, trường đại học, cơ quan liên quan.

Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao về Đề án 06; tiến độ triển khai Trung tâm Dữ liệu Quốc gia và kế hoạch triển khai và tích hợp dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành về Trung tâm Dữ liệu Quốc gia.

Theo đó, từ sau Phiên họp tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024 (ngày 6/2/2025) đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06 và đạt một số kết quả nổi bật.

Các bộ, ngành đã hoàn thành tích hợp 58/76 thủ tục hành chính (TTHC) thiết yếu trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Trong đó, Bộ Công an đã chủ động rà soát, đánh giá 495 TTHC của các bộ, ngành, cụ thể 324 TTHC có thể cắt, giảm (có thành phần hồ sơ là thông tin đã được tích hợp trên tài khoản VNeID), 200 TTHC có thể khai thác dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai đã số hóa để cắt, giảm thành phần hồ sơ.

Bộ Xây dựng đã xây dựng lộ trình triển khai ứng dụng VNeID và sinh trắc học tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tạo thuận lợi cho người dân khi làm thủ tục tại sân bay.

Bộ Y tế chính thức ra mắt và đưa vào hoạt động Hệ thống điều phối dữ liệu y tế, đến nay đã có 142 cơ sở khám, chữa bệnh tại 29 địa phương sử dụng Bệnh án điện tử.

98% dữ liệu hộ tịch đã được số hóa, 99% dữ liệu cán bộ công chức, viên chức được làm sạch với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; dữ liệu về thuế, bảo hiểm, đất đai... cũng đang được khẩn trương đẩy mạnh số hóa, làm sạch.

Bộ Công an đã tổ chức làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các doanh nghiệp công nghệ đồng hành cùng Chính phủ tập trung nghiên cứu, đề xuất triển khai 38 nhiệm vụ dịch vụ, sản phẩm cho các bộ, ngành, địa phương; làm việc với Bộ Y tế và 5 Ngân hàng (Agribank, MBBank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank) để triển khai hạ tầng, hồ sơ bệnh án điện tử và thống nhất hỗ trợ mở tài khoản an sinh xã hội miễn phí cho người dân.

Bộ Công an cũng làm việc với 7 doanh nghiệp công nghệ để triển khai 12 nhóm nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng tổng thể chiến lược để trình về dữ liệu đất đai; Xây dựng tổng thể trong lĩnh vực tài chính Triển khai Cơ sở dữ liệu xây dựng và quy hoạch; Cơ sở dữ liệu Kiểm soát tài sản thu nhập; Cơ sở dữ liệu vi phạm hành chính; Cơ sở dữ liệu nông nghiệp; Cơ sở dữ liệu an sinh xã hội; Triển khai nền tảng giáo dục; Cơ sở dữ liệu hộ tịch; Cơ sở dữ liệu Xuất nhập cảnh; Các sản phẩm AI; Giải pháp chuyển đổi số tổng thể ngành Y tế...

Về tiến độ triển khai Trung tâm dữ liệu quốc gia, Bộ Công an ban hành Thông tư số 08/2025/TT-BCA ngày 5/2/2025 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu trao đổi với Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia; hiện nay đang hoàn thiện 3 Nghị định, 1 Quyết định hướng dẫn thi hành Luật Dữ liệu; phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược dữ liệu tại Trung tâm dữ liệu quốc gia.

Hiện nay, Bộ Công an đang tập trung xây dựng hạ tầng nhà trạm, hệ thống công nghệ thông tin, đưa trung tâm dữ liệu quốc gia đi vào vận hành từ tháng 8/2025; đồng thời nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện Cổng dịch vụ công quốc gia tại trung tâm dữ liệu quốc gia theo hướng tập trung dữ liệu tại kho dữ liệu tổng hợp tại trung tâm dữ liệu quốc gia để khai thác phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công tập trung cho người dân.

Đối với các dữ liệu của các bộ ngành, Bộ Công an đã phối hợp 6 bộ, ngành (Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Ngân hàng Nhà nước và Văn phòng Chính phủ) để xây dựng kế hoạch để triển khai đẩy thông tin dữ liệu về Trung tâm Dữ liệu quốc gia. Dự kiến triển khai thí điểm đối với 08 TTHC và 2 nhóm TTCH liên thông theo hướng sử dụng dữ liệu đã được lưu trữ sẵn ở Trung tâm Dữ liệu quốc gia, dự kiến triển khai thí điểm trong tháng 4/2025.

Bên cạnh đó, Bộ Công an đang rà soát hồ sơ đề xuất thành lập Ủy ban giám sát dữ liệu quốc gia để báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 3/2025; Phối hợp các đơn vị xây dựng lộ trình hoàn thiện pháp lý, nghiệp vụ, kỹ thuật Sàn dữ liệu; Xây dựng mô hình hệ thống Quản lý Quỹ phát triển dữ liệu Quốc gia, gồm: Bảo đảm pháp lý, hạ tầng kỹ thuật, nghiệp vụ để đề xuất đầu tư xây dựng dự án. Bộ nghiên cứu, thành lập Trung tâm Sáng tạo, khai thác dữ liệu quốc gia thuộc Trung tâm Dữ liệu Quốc gia để thúc đẩy các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo về dữ liệu, quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, sàn dữ liệu, sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu, hoạt động thử nghiệm có kiểm soát; chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia để đề xuất triển khai hoặc thí điểm triển khai một số công nghệ, sản phẩm dữ liệu cốt lõi như: Nền tảng điều phối, xử lý dữ liệu quốc gia, sàn giao dịch dữ liệu quốc gia, nền tảng chuỗi khối quốc gia, ứng dụng định danh phi tập trung quốc gia...

Mặc dù Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, Tổ Công tác đã chỉ đạo, đôn đốc rất quyết liệt, tuy nhiên đến nay, vẫn còn 33 nhiệm vụ thuộc Đề án 06/CP chậm tiến độ, không chuyển biến, trong đó 7 nhiệm vụ chung, 25 nhiệm vụ cụ thể thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế (4 nhiệm vụ), Bộ Tư pháp (2 nhiệm vụ), Bộ Tài chính (2 nhiệm vụ), Bộ Nông nghiệp và Môi trường (3 nhiệm vụ), Bộ Công thương (2 nhiệm vụ), Bộ Khoa học và Công nghệ (5 nhiệm vụ), Bộ Giáo dục và Đào tạo (1 nhiệm vụ), Tòa án Nhân dân tối cao (3 nhiệm vụ), Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (1 nhiệm vụ), Thanh tra Chính phủ (1 nhiệm vụ).

Đến nay, vẫn còn một tỉnh là Vĩnh Phúc chưa hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, mới số hóa được 46,73%.

Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên do người đứng đầu các bộ ngành, địa phương chưa thực sự quyết liệt trong chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực để thực hiện, vai trò tham mưu đôn đốc tổ chức triển khai thực hiện của cơ quan thường trực các bộ ngành, địa phương chưa được phát huy một cách mạnh mẽ.

Việc triển khai Trung tâm Dữ liệu Quốc gia, dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương chưa được đồng bộ, chuẩn hoá, đối sánh, cập nhật đầy đủ, thường xuyên; chưa có cơ chế để yêu cầu bộ, ngành, địa phương vào cuộc, gắn trách nhiệm để triển khai thí điểm và vận hành Trung tâm Dữ liệu Quốc gia trong tháng 8/2025.

Bên cạnh đó, việc sáp nhập địa bàn hành chính cấp tỉnh, cấp xã, bỏ cấp huyện theo Kết luận số 127-KL/TW, ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị là yếu tố mới tác động lớn đối với việc xây dựng, thiết kế kỹ thuật của dự án xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Để chủ động thúc đẩy Đề án 06 tại các bộ ngành, địa phương trong năm 2025 và những năm tiếp theo, Bộ Công an đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 14/03/2025 về đẩy mạnh triển khai Đề án 06 tại các bộ, ngành, địa phương trong năm 2025 và những năm tiếp theo với tổng số 112 nhiệm vụ (26 nhiệm vụ chung, 86 nhiệm vụ cụ thể), có lộ trình hoàn thành từng tháng, quý, đảm bảo "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ trách nhiệm".

Bộ Công an đề nghị các bộ, ngành, địa phương bám sát Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 14/03/2025 về đẩy mạnh triển khai Đề án 06, xây dựng Kế hoạch triển khai, có giải pháp cụ thể, lộ trình chi tiết, đảm bảo "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả", gắn trách nhiệm của các đồng chí lãnh đạo bộ, ngành, địa phương và gửi về Tiểu ban Đề án 06 của Bộ Công an trước ngày 20/03/2025 để theo dõi, đôn đốc.

Trước mắt, trong tháng 3/2025, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo UBND các địa phương khẩn trương hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai, chủ động nghiên cứu phương án tái sử dụng dữ liệu đã số hóa để thực hiện đơn giản hóa đối với các TTHC theo thẩm quyền (hiện nay 10 địa phương: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Hà Nam, Nam Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa đã khai thác dữ liệu đất đai trong giải quyết thủ tục đăng ký cư trú).

Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Công an để lựa chọn 3 địa phương đã hoàn thành số hóa dữ liệu về hộ tịch để đề xuất Chính phủ cho phép thí điểm cắt giảm thành phần hồ sơ giấy đăng ký kết hôn trong mua bán phương tiện.

Đối với các bộ, ngành đã sáp nhập tổ chức bộ máy, khẩn trương hợp nhất và nâng cấp các Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của đơn vị, không làm gián đoạn việc tiếp nhận, giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp; điều chỉnh quy trình nghiệp vụ, cho phép sử dụng các giấy tờ điện tử tích hợp trên tài khoản định danh điện tử tương đương với giấy tờ giấy khi thực hiện các TTHC, không yêu cầu công dân phải xuất trình giấy tờ, phải sao y, công chứng (như Bộ Công an và Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã triển khai trong thời gian vừa qua).

Đối với Bộ Tài chính xây dựng Kế hoạch đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phục vụ phát triển Thương mại điện tử, chống thất thu thuế, đảm bảo an ninh tiền tệ. Đôn đốc các bộ, ngành, địa phương đề xuất kinh phí triển khai Đề án 06 trong năm 2025.

Trong tháng 4/2025, đề nghị Bộ Ngoại giao phối hợp Bộ Công an lựa chọn 1 quốc gia để kết nối dữ liệu, triển khai thực hiện ngay một số dịch vụ công trực tuyến như xuất nhập cảnh, lao động, y tế, giáo dục cho người dân và doanh nghiệp; phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, đề xuất giải pháp cắt giảm thủ tục hành chính, thời gian cấp visa và triển khai theo phương thức trực tuyến.

Bộ Y tế triển khai thí điểm Hệ thống điều phối dữ liệu y tế tại Bệnh viện Bạch Mai với các cơ sở y tế tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bệnh viện Chợ Rẫy với các cơ sở y tế tại tỉnh Bình Dương, An Giang và các nhà thuốc đủ điều kiện. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính, các doanh nghiệp công nghệ thông tin đánh giá, đề xuất giải pháp, chính sách hợp tác đầu tư công tư để nhân rộng trên toàn quốc.

Về triển khai Trung tâm Dữ liệu Quốc gia, Bộ Công an đề xuất Chính phủ chỉ đạo Bộ KH&CN chủ trì phối hợp với Bộ Công an và các bộ liên quan sớm hoàn thiện Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số theo mô hình mới (bỏ cấp huyện, tiếp tục tỉnh gọn cấp tỉnh, cấp xã) làm căn cứ hoàn thiện thể chế, tạo lập dữ liệu và cung cấp dịch vụ công trực tuyến không phụ thuộc vào địa giới hành chính.

Theo đó, Bộ Công an trong tháng 8/2025 sẽ đưa Trung tâm Dữ liệu Quốc gia vào hoạt động và bảo đảm hạ tầng cho việc đưa kết nối, khai thác 114 cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Bộ Công an đề nghị các bộ ngành chủ quản hoàn thành cơ sở dữ liệu về đất đai, xây dựng, bảo hiểm, tài chính, doanh nghiệp, lao động, việc làm, y tế, giáo dục…để kết nối xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời các bộ ngành, UBND các tỉnh căn cứ vào mô hình tổ chức, bộ máy mới để tái cấu trúc quy trình, số hóa quy trình nghiệp vụ, hồ sơ tài liệu, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp…

Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Văn phòng Chính phủ phối hợp Bộ Công an khẩn trương xây dựng đối với 06 thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia tập trung, vận hành, triển khai chính thức vào ngày 19/8/2025. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch để sử dụng dịch vụ đặt máy chủ tại Trung tâm Dữ liệu Quốc gia (colocation).

Các bộ, ngành cần đánh giá phương án sáp nhập; xây dựng kế hoạch chuẩn hoá dữ liệu, tích hợp đồng bộ về Trung tâm Dữ liệu Quốc gia gửi Bộ Công an trước ngày 30/3/2025; cử đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ, kỹ thuật trực tiếp làm việc tại Trung tâm Dữ liệu Quốc gia, hoàn thành tích hợp dữ liệu trong tháng 10/2025.

Bộ Nội vụ khẩn trương rà soát, đảm bảo có chính sách đặc thù thu hút, tuyển dụng, đãi ngộ và trọng dụng nhân lực chuyển đổi số làm việc tại Trung tâm Dữ liệu Quốc gia.

Bộ Công an sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, triển khai một số công nghệ, sản phẩm dữ liệu cốt lõi như: Nền tảng điều phối, xử lý dữ liệu quốc gia; sàn giao dịch dữ liệu quốc gia; nền tảng chuỗi khối quốc gia, ứng dụng định danh phi tập trung quốc gia ứng dụng trực tiếp vào Trung tâm Dữ liệu Quốc gia và các bộ, ngành, lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; sàn giao dịch tiền mã hóa quốc gia; trung tâm tính toán hiệu năng cao để đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt; phát triển trợ lý ảo quốc gia; Trung tâm dữ liệu dân sự. (Thí điểm song hành cùng việc xây dựng chính sách, pháp luật, thời gian bắt đầu từ 1/7/2025); thành lập Trung tâm sáng tạo, khai thác dữ liệu quốc gia tại Trung tâm Dữ liệu Quốc gia trong tháng 4/2025 để đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Đọc thêm

150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh Công nghệ số

150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh

TTTĐ - Tuổi trẻ Quảng Ninh xác định phong trào “Bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, thể hiện rõ vai trò đoàn viên, thanh niên trong đồng hành với nhân dân trong thời đại số.
Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số Công nghệ số

Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số

TTTĐ - Sáng 25/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của gần 6.000 cán bộ quản lý, giáo viên.
Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Công nghệ số

Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TTTĐ - Trong dòng chảy sôi động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang trở thành động lực chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển nhanh, bền vững và thịnh vượng thì thế hệ trẻ - đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên chính là lực lượng tiên phong, xung kích và sáng tạo nhất. Họ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại - là “chủ thể số”, “công dân số kiểu mẫu” kiến tạo tương lai Việt Nam bằng trí tuệ và khát vọng.
Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ Công nghệ số

Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ

TTTĐ - Đây là một trong những mục tiêu mà quận Tây Hồ (Hà Nội) kỳ vọng qua phong trào “Bình dân học vụ số”.
Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới Công nghệ số

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới

Sáng 24/4, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội), thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số".
Thủ tướng phát động phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số" Công nghệ số

Thủ tướng phát động phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số"

Sáng 24/4, tại Hà Nội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số".
Chàng trai 9X và sản phẩm robot "made in Vietnam" Chuyển đổi số

Chàng trai 9X và sản phẩm robot "made in Vietnam"

TTTĐ - Chàng trai 9X Hữu Trung - “cha đẻ” của Elbot là một trong những nhân tố đang từng bước nỗ lực sáng tạo với hy vọng được góp phần thúc đẩy để khoa học - công nghệ Việt Nam vươn mình, bứt phá.
Giới trẻ trải nghiệm “Một đêm hóa sĩ tử” với công nghệ AI Công nghệ số

Giới trẻ trải nghiệm “Một đêm hóa sĩ tử” với công nghệ AI

TTTĐ - Lần đầu tiên, Galaxy AI trở thành cầu nối người Việt trẻ với tinh thần hiếu học, trọng đạo của các sĩ tử xưa, giúp các bạn trẻ cảm nhận hành trình khoa cử bằng ngôn ngữ công nghệ hiện đại.
Phát triển công nghệ số cần nền tảng pháp lý nhất quán, dài hạn Công nghệ số

Phát triển công nghệ số cần nền tảng pháp lý nhất quán, dài hạn

TTTĐ - Những chia sẻ và phân tích từ đại diện các cơ quan Trung ương, địa phương và nhà nghiên cứu tại Hội thảo khoa học quốc gia “Kinh tế, Luật và chính sách công nghệ số - Động lực phát triển quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình” đã khẳng định rằng, công nghệ số không thể phát triển bền vững nếu thiếu một nền tảng chính sách hợp lý, nhất quán và có tầm nhìn dài hạn.
Lan tỏa tình yêu đất nước với dự án "Yêu lắm Việt Nam" Công nghệ số

Lan tỏa tình yêu đất nước với dự án "Yêu lắm Việt Nam"

TTTĐ - Chiều 17/4, Báo Nhân Dân đã công bố dự án “Yêu lắm Việt Nam". Đây là hoạt động kết hợp công nghệ kết nối không dây (NFC) và dữ liệu số nhằm lan tỏa tình yêu đất nước, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên mọi miền Tổ quốc.
Xem thêm