Học viện Nông nghiệp sản xuất dung dịch kháng khuẩn tặng bộ đội, học sinh
![]() |
Học viện Nông nghiệp trao tặng 500 chai xịt kháng khuẩn cho cán bộ, chiến sĩ Quân khu 2
Bài liên quan
Bộ Công thương công bố điểm bán khẩu trang vải kháng khuẩn phòng dịch Covid-19
Khẩu trang kháng khuẩn Palvin và câu chuyện của cô gái nghèo
Đảm bảo không thiếu khẩu trang vải kháng khuẩn cho người dân
Trước đó, đoàn cán bộ, giảng viên khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trao tặng 1.000 chai dung dịch sát khuẩn tới các trường học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Học viện cũng đã trao tặng 300 chai gel sát khuẩn cho trường Tiểu học Nông nghiệp, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Những sản phẩm này đều do các nhà khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu, có nguồn gốc từ thiên nhiên, đảm bảo an toàn sức khỏe người sử dụng và đã được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn y tế.
GS. TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, trong thời điểm dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, Học viện đã chủ động thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh. Để đảm bảo chương trình đào tạo, Học viện đã tổ chức dạy học, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên theo hình thức trực tuyến bằng phần mềm Microsoft Teams.
Bên cạnh đó, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng thường xuyên thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vệ sinh môi trường, phun thuốc khử trùng; yêu cầu cán bộ, viên chức và người học thực hiện kê khai y tế trên trang www.tokhaiyte.vn và ủng hộ vật chất, tinh thần chung tay cùng nhân dân cả nước phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chàng trai giải tích và hành trình chinh phục đỉnh cao Toán học

Con ong chăm chỉ gặt "mùa vàng" tri thức

Bí quyết vượt vũ môn và chọn đúng nghề cho tương lai

“Hội tiền bối” giúp 2K10 gỡ rối trước kỳ thi vào lớp 10

“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát

Tạm biệt tháng Tư, giới trẻ hướng về Hà Nội mùa thu lịch sử

Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ

Chàng trai “tô màu kí ức”

Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng
