Tag

Khám phá thành Cổ Loa cổ kính

Du lịch 10/11/2023 10:42
aa
TTTĐ - Thành Cổ Loa ngày nay không chỉ là một di sản văn hóa, bằng chứng về sự sáng tạo, trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ mà còn là điểm đến lý tưởng cho du khách thập phương.

Vì sao Sơn Tây được chọn là thành phố di sản của Thủ đô?

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa trước yêu cầu của thời đại “Mùa thu vàng” - liveshow âm nhạc đặc biệt nhân ngày Nhà giáo

Thành Cổ Loa không chỉ gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt Nam, như vua An Dương Vương định đô, chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc hay mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu - Trọng Thủy… mà còn là điểm tham quan, du lịch độc đáo của Thủ đô Hà Nội.

Khám phá thành Cổ Loa cổ kính
Đền Thục An Dương Vương được xây dựng năm 1687, đời vua Lê Hy Tông, sửa lại năm 1689, thường gọi là đền Thượng

Được mệnh danh là tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam, di tích lịch sử Cổ Loa rộng khoảng 500ha, được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.

Theo truyền thuyết, Thục An Dương Vương ngày ấy đã xây thành nhiều lần nhưng đều sụp đổ. Cho đến khi thần Kim Quy xuất hiện và đi quanh nhiều vòng dưới chân thành. Lúc này, vua An Dương Vương đã cho xây thành theo dấu chân rùa vàng. Từ đó thành xây không đổ nữa.

Khám phá thành Cổ Loa cổ kính
Sơ đồ thành Cổ Loa với những vòng thành kiên cố

Thành Cổ Loa là công trình xây dựng với quy mô độc đáo của nước Âu Lạc. Nơi đây từng là hệ thống phòng ngự vững chắc và lực lượng binh sĩ hùng mạnh.

Thành có chín vòng hình xoáy trôn ốc nên người dân thành xưa còn gọi là thành Ốc. Do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh nên hiện tại thành chỉ còn ba vòng với những dấu tích xưa, đó là thành nội, thành trung và thành ngoại.

Khám phá thành Cổ Loa cổ kính
Hình ảnh thành Cổ Loa năm xưa qua một đoạn tường thành còn sót lại.

Thành ngoại có chu vi khoảng 8km, được xây dựng theo phương pháp đào đất tới đâu khoét hào tới đó, đắp thành, xây lũy liền kề. Các lũy xưa cao từ 4 - 5m đặc biệt có chỗ cao từ 8 - 12m.

Thành trung có chu vi khoảng 6,5km, cũng có kết cấu như thành ngoại nhưng diện tích hẹp và kiên cố hơn.

Thành nội có diện tích khoảng 2km vuông, là nơi ở của vua An Dương Vương cùng các cung tần, mỹ nữ và quan lại dưới triều.

Khám phá thành Cổ Loa cổ kính
Nét kiến trúc cổ kính trong khu di tích Cổ Loa

Đền thờ An Dương Vương hay còn gọi là đền Thượng, nằm ở trung tâm thành nội. Vị trí đền nằm trên một gò đất hình đầu rồng, hai bên là hai cánh rừng, phía dưới còn có hai hố tròn là mắt rồng.

Ngay trước đền Thượng là một hồ nước lớn, bên trong có giếng Ngọc - nơi mà Trọng Thủy đã gieo mình tự vẫn trong câu chuyện truyền thuyết. Nước trong giếng Ngọc nếu nhìn từ xa sẽ thấy màu hơi đỏ ngầu, nổi bật giữa màu nước hồ trong xanh và cây cối mát mẻ.

Khám phá thành Cổ Loa cổ kính
Giếng Ngọc nằm giữa hồ Bán Nguyệt và ngay cửa đền vua An Dương Vương

Trong đền còn giữ lại một số di vật như tượng An Dương Vương bằng đồng, hai con ngựa Hồng - Bạch, các món đồ bằng đồng, sứ, gỗ, vải… Trước cổng có 2 con rồng đá với thân uốn lượn, tay vuốt râu được chạm khắc vô cùng tinh tế mang đậm lối kiến trúc của thời Lê.

Nằm ngay sau cây đa nghìn tuổi tỏa bóng mát cả một vùng sân rộng, gốc đa rẽ đôi thành chiếc cửa tò vò mở lối đi vào Am Bà Chú. Nơi đây có một bức tượng gọi là tượng Mỵ Châu - một tảng đá tự nhiên có hình dáng người cụt đầu nên được dân làng gọi là mộ Mỵ Châu.

Khám phá thành Cổ Loa cổ kính
Am Mỵ Châu

Huyền thoại kể rằng, sau khi gieo mình xuống biển tự vẫn, Mỵ Châu hóa thành hòn đá to rồi trôi dạt về bãi Đường Cấm ở phía Đông thành Cổ Loa. Dân trong thành đem võng ra cáng về đến gốc đa thì đứt võng, hòn đá rơi xuống bèn lập am thờ ngay tại chỗ.

Năm 1962, Cổ Loa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Nhà nước. Nó có đầy đủ các loại hình di tích: Đình, đền, chùa, am, miếu. Trong đó hàm chứa biết bao giá trị văn hóa Việt Nam qua bao thế hệ.

Khám phá thành Cổ Loa cổ kính
Tượng tướng Cao Lỗ, vị tướng giỏi dưới thời vua Thục Phán, người sáng tạo ra nỏ Liên Châu (một loại nỏ bắt được nhiều mũi tên cùng lúc)

Hằng năm vào ngày 6 tháng Giêng Âm lịch, người dân Cổ Loa tổ chức một lễ hội trang trọng để tưởng nhớ những người đã có công xây thành, nhất là để ghi ơn An Dương Vương, người khai sinh ra nhà nước phong kiến Âu Lạc.

Đọc thêm

Hải Phòng đón hơn 780 nghìn lượt khách du lịch trong dịp nghỉ lễ Du lịch

Hải Phòng đón hơn 780 nghìn lượt khách du lịch trong dịp nghỉ lễ

TTTĐ - Hải Phòng đã đón và phục vụ hơn 780 nghìn lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ ngày 30/4 - 4/5), tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, khách nội địa đạt 751 nghìn lượt, khách quốc tế đạt 29 nghìn lượt.
Du khách "mãn nhãn" với giải diều nghệ thuật tại thành phố Vũng Tàu Du lịch

Du khách "mãn nhãn" với giải diều nghệ thuật tại thành phố Vũng Tàu

TTTĐ - Trong 3 ngày thi đấu, Giải diều nghệ thuật tại TP Vũng Tàu do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức đã cống hiến nhiều con diều có hình ảnh ấn tượng, thiết kế nhiều màu sắc... thu hút hàng nghìn du khách đến chiêm ngưỡng.
Xây dựng Côn Đảo thành "thiên đường du lịch" khám phá, trải nghiệm lịch sử, tâm linh, sinh thái biển đặc sắc Du lịch

Xây dựng Côn Đảo thành "thiên đường du lịch" khám phá, trải nghiệm lịch sử, tâm linh, sinh thái biển đặc sắc

TTTĐ - Tối 3/5, tại nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Côn Đảo (1/5/1975-1/5/2025). Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại lễ kỷ niệm.
Yên Bái hướng đến phát triển du lịch bền vững Du lịch

Yên Bái hướng đến phát triển du lịch bền vững

TTTĐ - Năm 2025, ngành Du lịch Yên Bái phấn đấu đón và phục vụ 2.000.000 lượt khách, trong đó, khách quốc tế đạt 300.000 lượt, doanh thu ước đạt 1.700 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu đó, ngành Du lịch Yên Bái đã có những bước đi chiến lược, bài bản, hướng đến
Rừng dừa Bảy Mẫu hút khách tham quan dịp lễ 30/4 - 1/5 Du lịch

Rừng dừa Bảy Mẫu hút khách tham quan dịp lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, đông đảo du khách gần xa đã đến với di tích Rừng dừa Bảy Mẫu để tham quan, chèo thúng bất chấp nắng nóng.
Sắp hết lễ, biển Sầm Sơn vẫn đông nghịt người tắm Du lịch

Sắp hết lễ, biển Sầm Sơn vẫn đông nghịt người tắm

TTTĐ - Trong khi nhiều địa phương đã bắt đầu thưa vắng khi gần kết thúc kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thì tại biển Sầm Sơn, du khách vẫn tiếp tục đổ về đông nghịt.
Quảng Ninh thu trên 1.300 tỷ đồng từ du lịch trong 2 ngày nghỉ lễ Du lịch

Quảng Ninh thu trên 1.300 tỷ đồng từ du lịch trong 2 ngày nghỉ lễ

TTTĐ - Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh thông tin, trong 2 ngày (30/4 - 1/5), tổng thu du lịch ước đạt 1.334 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2024.
Sa Pa ước đón 150.000 lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 Du lịch

Sa Pa ước đón 150.000 lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4

TTTĐ - Theo UBND Thị xã Sa Pa (Lào Cai), chỉ trong hai ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tổng khách du lịch đến Sa Pa đã đạt 57.575 lượt. Trong đó, khách quốc tế 7.357 lượt, còn lại là du khách nội địa...
Hàng nghìn du khách đổ về tham quan suối cá thần Thanh Hóa Du lịch

Hàng nghìn du khách đổ về tham quan suối cá thần Thanh Hóa

TTTĐ - Suối cá thần ở Cẩm Thủy (Thanh Hóa) trở thành điểm đến lý tưởng, thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Nhiều chương trình thể dục thể thao biển đặc sắc chào đón du khách Thể thao trong nước

Nhiều chương trình thể dục thể thao biển đặc sắc chào đón du khách

TTTĐ - Tối 1/5, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khai mạc 3 sự kiện: Liên hoan diều nghệ thuật; giải đua thuyền buồm quốc tế và giải lân sư rồng mở rộng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2025. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách "thưởng ngoạn" thích thú các môn thể thao xen giữa bãi biển xinh đẹp.
Xem thêm