Tag

Khám phá tranh Hàng Trống qua nghệ thuật họa kim sa

Người Hà Nội 16/12/2023 09:53
aa
TTTĐ - Triển lãm "Họa linh sắc Việt" tại đền Phù Ủng (25 Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm, Hà Nội) nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 703 ngày giỗ tướng quân Phạm Ngũ Lão đã mang đến những góc nhìn mới mẻ về tranh dân gian Hàng Trống.
Độc lạ triển lãm nghệ thuật đa giác quan Vườn Thư Thái Triển lãm Kết quả phát triển tài sản trí tuệ Hà Nội năm 2023

Tưởng nhớ vị tướng tài ba

Vừa qua, nhân kỷ niệm 703 năm ngày giỗ tướng quân Phạm Ngũ Lão, UBND phường Hàng Trống đã tổ chức lễ dâng hương tại đền Phù Ủng.

Khám phá tranh Hàng Trống qua nghệ thuật họa kim sa
Lễ dâng hương diễn ra trong không khí trang trọng, thanh tịnh

Buổi lễ đã thu hút đông đảo người dân phường Hàng Trống và du khách thập phương tìm về bày tỏ sự tôn kính tới vị danh tướng lừng lẫy thời Trần. Nghi thức dâng hương được tổ chức đúng theo phong tục cổ truyền và tuân thủ quy định về tổ chức lễ hội của nhà nước theo đề án “Tổ chức lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm” của UBND quận Hoàn Kiếm.

Bà Nguyễn Thị Phương Liên (phường Chương Dương) chia sẻ: “Đền Phù Ủng nằm giữa trung tâm Phố cổ là nơi duy nhất tại Hà Nội có phối thờ Đức Thánh Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và Đức Điện súy Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão. Là một người yêu lịch sử và văn hóa đất Việt. Tôi cho rằng đây là một cơ hội để học và hiểu thêm về truyền thuyết và các câu chuyện lịch sử của đất nước”.

Khám phá tranh Hàng Trống qua nghệ thuật họa kim sa
Đại diện đạo các sở, ban, ngành lĩnh vực Văn hoá và Thể thao và quận Hoàn Kiếm chụp hình lưu niệm tại đền Phù Ủng dịp kỷ niệm 703 năm ngày giỗ Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão

Đây là dịp để ôn lại những trang sử vẻ vang, truyền thống hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta; đồng thời ghi nhận, tôn vinh và phát huy những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, tín ngưỡng dân gian truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Từ đó, Nhân dân và cán bộ phường Hàng Trống nói riêng, quận Hoàn Kiếm nói chung hiểu biết thêm về sự hình thành và tồn tại, những giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật.

Cuộc đối thoại giữa giá trị cũ và mới

Cũng trong dịp kỷ niệm 703 năm ngày giỗ Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão, thực hiện Nghị quyết 09 của Thành ủy TP Hà Nội, Chương trình 05 của Quận ủy Hoàn Kiếm về phát triển công nghiệp văn hóa và Kế hoạch khôi phục quảng bá dòng tranh dân gian Hàng Trống, UBND phường Hàng Trống đã phối hợp cùng Công ty TNHH Hoạ Gấm tổ chức triển lãm tranh “Họa linh sắc Việt”.

Khám phá tranh Hàng Trống qua nghệ thuật họa kim sa
Khách tham quan thưởng lãm tác phẩm Tứ Phủ Công Đồng

Triển lãm trưng bày 9 bức tranh được lấy cảm hứng từ dòng tranh thờ trong tranh dân gian Hàng Trống. Những bức tranh này làm bằng nghệ thuật họa kim sa.

Các nghệ nhân của Công ty TNHH Hoạ Gấm đã sử dụng những nguyên liệu đơn giản như cát thạch anh, dây tơ đồng để tạo nên những bức tranh đầy màu sắc như Tứ Phủ Công Đồng, Đại Thế Chí Bồ Tát, Ngũ Hổ Thần Tướng, Quan Hoàng Đôi, Tiên Cô Chín...

Khám phá tranh Hàng Trống qua nghệ thuật họa kim sa
Ông Đặng Minh Tuấn (áo trắng) - Chủ tịch UBND phường Hàng Trống rất ấn tượng với tạo hình nghệ thuật mới của các bức tranh dân gian theo phong cách họa kim sa

Ông Đặng Minh Tuấn - Chủ tịch UBND phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm chia sẻ: “Thông qua triển lãm, chúng tôi mong muốn mang đến cho người dân một góc nhìn mới về nghệ thuật tranh dân gian Hàng Trống.

Triển lãm được tổ chức tại đền Phù Ủng nhằm đem đến không gian trải nghiệm nghệ thuật duy mỹ, đúng với ý nghĩa của các tác phẩm tranh thờ. Đồng thời, phường mong muốn bảo tồn và phát huy giá trị của các điểm di tích lịch sử trên địa bàn”.

Ông Tuấn đánh giá cao kỹ thuật họa kim sa trong mỹ thuật tranh Hàng Trống, bày tỏ sự khâm phục dành cho đội ngũ nghệ sỹ trẻ thuộc Công ty TNHH Hoạ Gấm đã có sự đổi mới, sáng tạo và đặc biệt là tình yêu dành cho một “di sản văn hóa nghệ thuật” mà cha ông đã để lại.

“Triển lãm “Họa linh sắc Việt” là minh chứng cho hiệu quả của công cuộc nỗ lực khôi phục, quảng bá tranh Hàng Trống đến với thế hệ trẻ của UBND phường Hàng Trống nói riêng và quận Hoàn Kiếm nói chung.

Đây là một tín hiệu đáng mừng khi các nghệ sỹ trẻ đã có sự quan tâm và được truyền cảm hứng bởi truyền thống. Các bạn đã tạo ra sự đối thoại giữa cái cũ và cái mới, đem công nghệ và mỹ thuật hiện đại thổi hồn cho những tác phẩm xưa có một diện mạo mới, vừa thân thuộc mà lại rất tinh tế, hợp thời” - ông nói.

Khám phá tranh Hàng Trống qua nghệ thuật họa kim sa
Ông Đặng Minh Tuấn và các vị khách tham quan chiêm ngưỡng tác phẩm Đại Thế Chí Bồ Tát - Tác phẩm được Công ty TNHH Hoạ Gấm sáng tạo dựa trên đường nét tranh cổ do nghệ nhân Lê Đình Nghiên phục dựng

Chị Đàm Phương Nhi (phường Hàng Trống) đã rất ngạc nhiên khi thưởng lãm những tác phẩm tranh Hàng Trống được sáng tạo theo phương pháp họa kim sa.

Chị Nhi nói: “Quả thật đây là một bước tiến không nhỏ trong việc gìn giữ và phát triển dòng tranh dân gian Hàng Trống trong thời đại ngày nay. Tôi nhận thấy sự cần cù sáng tạo và sự nhiệt huyết của các bạn trẻ Hoạ Gấm dành cho nghệ thuật truyền thống Việt Nam.

Điều đó thể hiện qua từng đường nét dây đồng được “vẽ” rất uyển chuyển, thanh thoát và cách phối màu sống động, mới lạ của nghệ thuật họa kim sa. Các bạn đã tìm ra được phương pháp mới để đưa dòng tranh Hàng Trống đến gần hơn với thời đại.

Tôi mong Hoạ Gấm sẽ tiếp tục phát triển, tìm ra những hướng đi mới để đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam vươn tầm xa hơn trong nền nghệ thuật nước nhà”.

Khám phá tranh Hàng Trống qua nghệ thuật họa kim sa
Chị Đàm Phương Nhi rất ấn tượng với sự mới lạ, độc đáo mà nghệ thuật Họa kim sa mang lại cho những bức tranh dân gian truyền thống.

Được biết, chị Nguyễn Hoàng Anh (Founder Hoạ Gấm) đã dốc lòng tìm hiểu về nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam với rất nhiều tâm huyết. Chị dành thời gian dài để tìm về “nguồn cội” của nghệ thuật họa tranh tại các làng nghề như Đông Hồ, Kim Hoàng, Làng Sình…

Chị Hoàng Anh đã gặp gỡ và trò chuyện, học hỏi từ các nghệ nhân kỳ cựu trong nghề vẽ tranh truyền thống như nghệ nhân Lê Đình Nghiên (tranh Hàng Trống), nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế (tranh Đông Hồ)... nhằm hiểu tường tận quy trình vẽ tranh và ý nghĩa ẩn trong từng đường nét truyền thống.

Qua đó, chị Nguyễn Hoàng Anh đã nghiên cứu và cho ra đời những tác phẩm tranh dân gian được thể hiện bằng phương pháp họa kim sa đầy kỳ công và sáng tạo.

Khám phá tranh Hàng Trống qua nghệ thuật họa kim sa
Founder Hoạ Gấm Nguyễn Hoàng Anh

Founder Nguyễn Hoàng Anh chia sẻ: “Dự án “Họa linh sắc Việt” ra đời với tôn chỉ bảo tồn “màu sắc” của nghệ thuật truyền thống Việt Nam. “Họa linh sắc Việt” có ý nghĩa cụ thể là “vẽ tâm linh và bản sắc người Việt”. Bởi tín ngưỡng tâm linh Việt Nam là một phần không thể thiếu trong dòng chảy lịch sử hàng nghìn năm của đất nước.

Hoạ Gấm mong muốn thông qua dự án sẽ một phần giúp công chúng định hình những nét đẹp về văn hóa mà chúng tôi đã thể hiện trên nền chất liệu mới. Từ đó đưa vẻ đẹp của tâm linh, lịch sử và văn hóa Việt Nam lên những tầm cao mới, tạo nên những góc nhìn mới về nghệ thuật truyền thống”.

Triển lãm "Họa linh sắc Việt" mở cửa đón khách miễn phí từ ngày 13- 17/12/2023 tại đền Phù Ủng (số 25, Lý Quốc Sư, Hà Nội.

Đọc thêm

Để tình nghĩa xóm giềng được trọn vẹn... Người Hà Nội

Để tình nghĩa xóm giềng được trọn vẹn...

TTTĐ - "Bán anh em xa, mua láng giềng gần", câu nói của người xưa vẫn rất quý giá và cần thiết với đời sống đô thị hiện đại. Nhất là tại nơi đa phần mọi người đều từ nhiều miền Tổ quốc về sinh sống, lập nghiệp như Hà Nội, mối quan hệ xóm giềng trở thành một phần và ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống của mỗi người dân. Ứng xử sao cho hài hòa với hàng xóm là chúng ta vừa tạo dựng môi trường sống thoải mái cho bản thân vừa góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội.
Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng Nhịp điệu cuộc sống

Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng

TTTĐ - Mỗi tháng 5 về, cả nước tưng bừng kỉ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mốc son chói lọi trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Thời gian có thể qua đi nhưng âm hưởng về Điện Biên vẫn còn sống mãi trong kí ức người Việt qua những bài ca đi cùng năm tháng.
Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô Người Hà Nội

Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô

TTTĐ - Gương mẫu, tỉ mỉ, ham học hỏi và sáng tạo là những tố chất cần có của một người công nhân công nghệ ô tô - đó không chỉ là lời chia sẻ tâm huyết mà còn là kim chỉ nam trong suốt hành trình nghề nghiệp của Hà Công Bảo - kỹ thuật viên trẻ tuổi, Tổ trưởng Tổ sửa chữa nhanh tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm (thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội). Như một sự ghi nhận xứng đáng cho nỗ lực bền bỉ, anh đã vinh dự đón nhận danh hiệu "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2024.
Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình Người Hà Nội

Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình

TTTĐ - Với tình yêu hòa bình tha thiết, với tinh thần tiên phong không ngừng nghỉ, suốt những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, người Hà Nội cho thấy nét hào hoa và sáng tạo tuyệt vời của mình. Chính vì thế, truyền thống ấy hôm nay được kể lại để lớp lớp con cháu hôm nay và sau này cảm phục, tự hào về cha anh của mình.
Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim… Nhịp điệu cuộc sống

Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim…

TTTĐ - “Vừa ra khỏi phòng chiếu, tôi hít một hơi dài căng lồng ngực bầu không khí của Hà Nội, bầu không khí của tự do. Tôi ngước nhìn bầu trời xanh thẳm trên đầu. Tôi thấy yêu hơn từng con đường mình đi, yêu hơn từng mái nhà trên phố, yêu cả những cây xanh và những người không quen biết”. Đó là tâm sự của bạn Lê Minh (sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân) sau khi xem phim “Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối”.
Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4 Người Hà Nội

Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 26/4, hơn 50.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội đã đồng diễn dân vũ trên nền nhạc Liên khúc "Đất nước trọn niềm vui" và "Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh".
Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
Xem thêm