Tag

Khi mùa xuân "chín"...

Người Hà Nội 17/04/2024 07:30
aa
TTTĐ - Tháng Tư về, đó là lúc mùa xuân đã "chín". Trong không khí vẫn còn đậm hơi nước, trong cái mát mẻ của ngày "con én đưa thoi" còn sót lại, dư vị xuân vẫn còn đây cho người Hà Nội thưởng thức trước khi bước vào mùa hè nóng bức và sôi động.
Chậm rãi tận hưởng mùa bên ly cà phê nồng đượm 39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Mùa xuân, mùa đẹp mơ màng của Hà Nội

Mùa loa kèn về phố

Nói "về" bởi năm nào cũng thế, đến hẹn lại lên, đúng cữ tháng Tư là thời điểm thích hợp nhất để loa kèn vào mùa, trở lại với người Hà Nội sau một năm vắng bóng.

Hoa loa kèn như người bạn cũ lâu năm, lâu năm lắm rồi, chỉ chờ cái nắng mới vàng lên khi hơi xuân chưa tan để bung nở sắc trắng dịu dàng của mình. Người Hà Nội được mệnh danh là thanh lịch, hào hoa cũng bởi ly do sành ăn, sành chơi, yêu cái đẹp suốt cả nghìn năm nay.

Mùa loa kèn về với người Hà Nội
Mùa loa kèn về với người Hà Nội

Vừa mới tháng Giêng "hoa đào bừng nở", tháng Hai hoa sưa, tháng Ba hoa gạo, đến tháng Tư lại hoa loa kèn. Đó chưa kể "đệm" giữa những lễ tiết, sau Tết là mùa hoa lê, cành quả mơ mận, các loại hoa nhập khẩu như mao lương, hồng mẫu đơn, thiên nga...

Không biết vì thời tiết, phong thổ, khí hậu nơi đây ưu ái các loài hoa; không biết hoa vì người mà nở hay bởi vì người yêu hoa mà trăm cái đẹp về hội tụ tại mảnh đất này. Cứ mùa nối mùa, năm tiếp năm, gặp lại nhau chưa bao giờ thấy cũ.

Nếu như các loại cành quả, hoa nhập khẩu, hoa từ miền núi xa xôi còn kén người chơi, tùy từng gu, tùy không gian bày biện và không phải ai cũng biết thưởng thức thì hoa loa kèn lại bình dân, phổ biến và dễ chiều lòng tất cả mọi người. Dễ nhưng không vì thế mà kém sang, mất vẻ duyên dáng của mình.

Khi mùa xuân

Từ góc bàn làm việc đơn sơ chỉ một cành đến sảnh công ty, khách sạn, nhà hàng cắm vài trăm, thậm chí vài ngàn bông; từ căn phòng giản dị đến góc đặt chiếc đàn piano đầy khí chất, hoa tôn lên vẻ đẹp của không gian mình đang tồn tại, cũng chính là tôn lên vẻ đẹp của bản thân chưa bao giờ lỗi thời.

Đúng thế, bởi năm nào cũng đến nhưng hoa loa kèn không phải là thứ theo mốt, theo trend. Loa kèn đến báo cho người ta mùa xuân đã "chín" rồi, hãy thưởng thức nốt những ngày xuân man mát trước khi cái nóng của mùa hạ ùa đến.

Khắp từ các ngõ nhỏ phố to, bao xe hoa trôi về ùa vào nhịp sống của người Hà Nội cuối xuân. Khắp từ bàn ăn, phòng khách các gia đình đến quán cà phê, không gian công cộng, cơ quan công sở... chỗ nào cũng ngập sắc trắng loa kèn.

Khi mùa xuân

Thành bông thành đóa, hoa không nhỏ mà dáng vẫn mong manh, yêu kiều. "Tháng Tư loa kèn mỏng manh những góc phố con đường quen", trong 12 mùa hoa của Hà Nội, loa kèn khẳng định vị thế không thể nào thay thế với người Thủ đô.

Những dịu ngọt thăng hoa

Mùa loa kèn về cũng là lúc những dịu ngọt của mùa xuân bắt đầu kết quả. Đó là những quả mơ chín vàng ươm thơm lừng quyến rũ trong cái nắng bắt đầu oi bức khi làn hơi nước dày của mùa xuân vẫn còn đây.

Người bán hàng khéo bày mẹt mơ sao cho từng quả phô trổ được sự hấp dẫn của mình tiệp cùng màu của những quả xung quanh, tạo nên hiệu ứng màu sắc rất bắt mắt. Trong khi đó, những bà bán dâu tằm cũng thoắt ẩn thoắt hiện trên phố.

Lọ mơ ngâm trong căn bếp Hà Nội
Lọ mơ ngâm trong căn bếp Hà Nội

Thoắt ẩn thoắt hiện là bởi lẽ dâu không có nhiều, càng không ế thừa từ ngày hôm trước đến ngày hôm sau. Dâu được hái buổi sớm ở ngoại thành, chiều chuyển vào nội thành, rong ruổi trên chiếc xe đạp hay đôi quang gánh, chỉ một loáng, không kịp mua quay ra đã hết.

Đây là lúc các bà, các chị chẳng cần khéo tay cũng có thể chọn mua về. Người bán hàng sẽ tư vấn tận tình, tỉ lệ bao nhiêu dâu, bao nhiêu mơ với bao nhiêu muối, bao nhiêu đường để cho ra một bình siro hoa quả thơm ngon.

Hạt đác rim dâu tằm
Hạt đác rim dâu tằm

Chị Lê (ở quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, nhiều năm nay, dù chưa dùng hết nhưng cứ vào mùa là chị lại mua mơ, mua dâu về ngâm. "Ngâm mơ thì tỉ lệ một cân mơ một cân đường, nếu muốn có vị đậm hơn, uống giải khát "đã" hơn thì làm mơ muối với tỉ lệ một cân mơ, một cân đường, 3 lạng muối.

Bọn trẻ thích mê nước mơ mẹ ngâm. Còn nếu nhà có người uống được rượu thì món rượu mơ càng khiến cho ngôi nhà thơm thứ mùi không thể lẫn vào đâu được", chị Lê chia sẻ.

Hạt đác rim dứa
Hạt đác rim dứa

Các bà nội trợ đều biết dâu thì ngâm ít đường hơn, nhanh dùng hơn nhưng lại không để được lâu bằng mơ nhưng mỗi người thích mỗi vị. Nhất là thời điểm này, khi những quả dứa cũng vào mùa thì ngoài việc làm đồ ăn, thức uống giải khát, dứa, mơ, dâu... đều trở thành gia vị để rim hạt đác thành món ăn khoái khẩu cho phụ nữ và trẻ nhỏ.

Tháng Tư thường cũng là thời điểm diễn ra tiết thanh minh, tiết hàn thực. Người Hà Nội có cả tháng này để nặn bánh trôi, bánh chay. Không đơn giản chỉ là thứ bột mua người ta bán sẵn ngoài chợ về nhào, nhiều bà, nhiều chị khéo tay còn tự chế biến những loại bột đủ màu sắc từ màu thực phẩm tự nhiên cho món ăn truyền thống thêm bắt mắt.

Những đĩa bánh trôi nhiều màu sắc từ bàn tay khéo léo của người phụ nữ Hà thành
Những đĩa bánh trôi nhiều màu sắc từ bàn tay khéo léo của phụ nữ Hà thành

"Màu tím từ hoa đậu biếc phơi khô để dành từ năm ngoái; màu nghệ từ quả dành dành xin ở quê; màu vàng từ cà rốt, màu xanh từ lá nếp, màu đỏ từ gấc... Toàn những thứ dễ tìm nếu chịu khó để ý.

Bọn trẻ nhà mình rất thích nặn bánh trôi màu sắc từ bột mẹ làm. Cứ cuối tuần cả nhà lại ngồi xoa xoa, nặn nặn, luộc bánh vớt bánh rồi vui vẻ ăn uống bên nhau, để cứ đến đầu tháng Tư hàng năm trẻ con lại nhắc mẹ làm bột ngũ sắc chưa? Những niềm vui giản dị ấy khiến gia đình mình càng thêm gắn bó", chị Huệ Minh (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) tâm sự.

Chiếc bánh trôi xưa kia "rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn" nhưng người phụ nữ Hà Nội hiện nay luôn biết tự làm chủ cuộc sống, tạo nên hạnh phúc cho mình và gia đình mà không quá phụ thuộc vào người khác.

Khi mùa xuân

Cứ như thế, bằng từng việc nhỏ, cắm với nhau một lọ hoa, làm với nhau một món ăn, những "nghi thức" đón mùa đều đặn trôi qua, lặp đi lặp lại trong vòng tròn sự sống, tạo nên những nếp gấp trong kí ức chẳng thể nào phai mờ, cũng chính là nếp nhà mà người phụ nữ trao truyền cho con cháu.

Đó cũng chính là cách người Hà Nội giữ nét thanh lịch, văn minh, giữa những đặc trưng của mình qua từng thế hệ.

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm