Tag

Không để các hoạt động chỉ đạo, điều hành bị gián đoạn trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tin tức 13/03/2025 22:00
aa
Chiều 13/3, Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đã họp Phiên họp lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Hà Nội ban hành Công điện đẩy mạnh sắp xếp, tinh gọn bộ máy Bước đi táo bạo, cần thiết trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy Tinh gọn bộ máy: Động lực thúc đẩy chính quyền số Thanh niên trong công cuộc chống lãng phí và tinh gọn bộ máy
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Đình Hải
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Đình Hải

Cần thống nhất thời điểm dừng mô hình chính quyền cấp huyện

Tại phiên họp, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo đã công bố Quyết định số 571/QĐ-TTg ngày 12/3/2025 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Thảo luận về kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, sắp tới sẽ phải sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương để quy định về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, phân định rõ nhiệm vụ giữa chính quyền cấp tỉnh và cấp dưới tỉnh; các vấn đề liên quan đến chuyển tiếp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương khi sắp xếp, tổ chức lại thành 2 cấp.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu - Ảnh: VGP/Đình Hải
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu - Ảnh: VGP/Đình Hải

Bộ Tư pháp sẽ trao đổi với các cơ quan của Quốc hội xem có cần thiết phải xây dựng một nghị quyết xử lý một số vấn đề khi tổ chức lại đơn vị hành chính giống như Nghị quyết số 190/2025/QH15 của Quốc hội hay không.

"Phương án hoàn hảo nhất, khi sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền 2 cấp ở địa phương thì các bộ phải rà soát những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ mình và đề xuất 1 luật sửa nhiều luật", Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, đồng thời cho rằng, "một hệ thống pháp luật mà lúc nào cũng dùng nghị quyết mang tính chất xử lý tình huống thì không thực sự ổn lắm. Đây là việc buộc phải làm trong thời gian gấp gáp".

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và các thành viên Ban Chỉ đạo phát huy tinh thần trách nhiệm, tham gia đầy đủ các phiên họp, nghiên cứu kỹ các tài liệu, có đóng góp cho Ban Chỉ đạo để hoàn thành nhiệm vụ được giao - Ảnh: VGP/Đình Hải
Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và các thành viên Ban Chỉ đạo phát huy tinh thần trách nhiệm, tham gia đầy đủ các phiên họp, nghiên cứu kỹ các tài liệu, có đóng góp cho Ban Chỉ đạo để hoàn thành nhiệm vụ được giao - Ảnh: VGP/Đình Hải

Chia sẻ với ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nêu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho hay, chúng ta đang quy định theo mô hình chính quyền địa phương 3 cấp, trong đó có những lĩnh vực chuyên ngành chính quyền cấp huyện có nhiều thẩm quyền và giải quyết rất nhiều thủ tục hành chính, ví dụ như lĩnh vực đất đai.

Trong kế hoạch chưa thể hiện khi nào chính thức kết thúc mô hình chính quyền huyện, sau khi sáp nhập cấp xã hay đến khi hoàn thành cấp tỉnh. Nếu kết thúc vào 30/6 thì cần thiết phải có Nghị quyết của Quốc hội, trong đó xử lý những vấn đề có tính cấp bách và căn cốt nhất liên quan đến người dân và doanh nghiệp.

"Đất đai, an sinh xã hội, giáo dục, y tế… những vấn đề này thuộc thẩm quyền của cấp huyện. Trong Luật Đất đai, rất nhiều nội dung phụ thuộc vào cấp huyện, từ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện cho đến cấp giấy chứng nhận lần đầu… Nếu giải quyết một luật sửa nhiều luật không thể kịp vào kỳ họp Quốc hội tháng 5 này", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nêu quan điểm.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu - Ảnh: VGP/Đình Hải
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu - Ảnh: VGP/Đình Hải

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy kiến nghị nên ban hành một nghị quyết của Quốc hội vào tháng 5/2025 và sửa Luật vào tháng 10/2025 và nhấn mạnh: "Nếu vấn đề này không xử lý kịp thời sẽ ách tắc rất lớn kể cả trong quản lý xã hội lẫn phát triển kinh tế- xã hội. Khi báo cáo Trung ương xong cũng cần thống nhất thời điểm dừng mô hình chính quyền cấp huyện để Chính phủ chủ động trong việc xây dựng các văn bản hướng dẫn và các nội dung khác đi theo".

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy nhất trí sau Hội nghị Trung ương cần trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính để làm cơ sở cho các địa phương xây dựng đề án và triển khai sớm việc sắp xếp.

Bớt chính quyền cấp huyện và phân quyền nhiều hơn cho chính quyền cấp xã, ngoài yêu cầu tăng nhiệm vụ quyền hạn, đội ngũ cán bộ, công chức thì yêu cầu về nguồn lực hết sức quan trọng. Không sửa Luật Ngân sách Nhà nước để thay đổi định mức phân bổ cho các cấp chính quyền thì cấp xã không có đủ nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ được giao. Luật Ngân sách Nhà nước là một ưu tiên cần sửa đổi bổ sung ngay, nếu không sẽ "tắc".

Cũng theo bà Nguyễn Phương Thủy, vừa qua mới sắp xếp bộ máy theo chiều ngang, cơ bản thẩm quyền tương đương nhau. Bây giờ bỏ 1 cấp chính quyền, phải có cách xử lý vấn đề phân định lại thẩm quyền trong khi sửa các văn bản pháp luật có liên quan.

"Qua đợt sắp xếp vừa rồi, chúng tôi thấy có những nội dung cần phải quy định rõ hơn. Ví dụ, cái gì phải thay đổi giấy tờ, cái gì không phải thay, cần phải khẳng định rõ. Không nên quy định theo hướng nếu người dân có nhu cầu thì thay đổi", bà Nguyễn Phương Thủy phát biểu.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cũng đề nghị Bộ Nội vụ tiếp thu các ý kiến tại phiên họp để hoàn thiện kế hoạch - Ảnh: VGP/Đình Hải
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cũng đề nghị Bộ Nội vụ tiếp thu các ý kiến tại phiên họp để hoàn thiện kế hoạch - Ảnh: VGP/Đình Hải

Phải làm việc cật lực

Nhấn mạnh đây là việc rất hệ trọng của quốc gia, dân tộc, là việc rất lớn, rất khó, rất phức tạp. Cùng lúc chúng ta phải thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ, đồng thời, tức khắc, nhanh, gấp, phải bảo đảm được yêu cầu để có thể triển khai ngay được, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, khối lượng công việc tới đây rất nhiều. Ngày mai Bộ Chính trị họp thống nhất chủ trương, sau đó Đảng ủy Chính phủ sẽ gửi đề án lấy ý kiến của các địa phương và gửi các bộ, ngành để cho ý kiến. Dự kiến khoảng trung tuần tháng 4/2025, Ban Chỉ đạo báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

Nói về việc tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, Bộ trưởng Nội vụ cho hay, hiện là 10.035 đơn vị, sẽ tổ chức lại quy mô chỉ còn khoảng 2.000, "gần như là một huyện nhỏ". Việc này thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có thể làm ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương. Sau khi Hiến pháp sửa đổi; sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các luật có liên quan có hiệu lực, sẽ kết thúc hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện.

"Khi đã có đầy đủ cơ sở pháp lý là Hiến pháp sửa đổi, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đặc biệt có cả Nghị quyết thì chúng ta tập trung vào sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh… Sau đó sẽ triển khai các việc liên quan đến đại hội", Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu - Ảnh: VGP/Đình Hải
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu - Ảnh: VGP/Đình Hải

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, đây là việc rất hệ trọng, liên quan đến quốc gia, đến nhân dân, đến tổ chức hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, công việc rất nhiều, rất phức tạp, đòi hỏi phải hoàn thành với chất lượng cao nhưng thời gian rất khẩn trương, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và các thành viên Ban Chỉ đạo phát huy tinh thần trách nhiệm, tham gia đầy đủ các phiên họp, nghiên cứu kỹ các tài liệu, có đóng góp cho Ban Chỉ đạo để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

"Ban Chỉ đạo mặc dù chỉ tồn tại mấy tháng thôi nhưng chúng ta cũng phải làm việc cật lực và chất lượng cao", Phó Thủ tướng nêu rõ; yêu cầu các bộ, ngành phải hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cũng đề nghị Bộ Nội vụ tiếp thu các ý kiến tại phiên họp để hoàn thiện kế hoạch. Về tiến độ, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ…, ngày mai Bộ Chính trị sẽ quyết và có thông báo. Trong đề án Chính phủ trình có khoảng 1/3 nhiệm vụ của huyện chuyển lên tỉnh, 2/3 chuyển xuống xã - xuống cơ sở. Trong tuần sau, Bộ Chính trị chủ trương lấy ý kiến tất cả các tổ chức đảng, bộ, ngành, địa phương.

Phó Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho một số bộ, ngành, đề nghị các cơ quan, Viện Kiểm sát, Tòa án chủ động đề xuất các nhiệm vụ liên quan đến trình tự, thẩm quyền tố tụng.

Đọc thêm

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ quản lý sang phục vụ Tin tức

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ quản lý sang phục vụ

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, nhất là phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp.
Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia Tin tức

Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia

TTTĐ - So với những lần sửa đổi Hiến pháp trước đây, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 phản ánh sự đổi mới trong quản trị quốc gia, kiến tạo, dần xóa bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế.
Coi người tài là chủ thể đặc biệt trong nền công vụ đổi mới Tin tức

Coi người tài là chủ thể đặc biệt trong nền công vụ đổi mới

TTTĐ - Chính sách ưu đãi người tài là điểm mới để luật hóa nguyên tắc coi người có tài là chủ thể đặc biệt trong thiết lập nền công vụ trọng giá trị và đổi mới. Song nếu không cải cách mạnh mẽ từ khâu phát hiện, sử dụng đến đãi ngộ thì chính sách ưu đãi người tài cũng chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, hoặc sự đãi ngộ không đến đúng đối tượng…
Quốc hội chốt 44.000 tỷ đồng trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc Tin tức

Quốc hội chốt 44.000 tỷ đồng trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc

TTTĐ - Quốc hội thông qua Nghị quyết bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2025 với việc phân bổ 44.000 tỷ đồng chi chế độ cho cán bộ nghỉ sau tinh gọn và 6.623 tỷ đồng để miễn học phí.
100% đoàn viên, thanh niên góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VneID Tin tức

100% đoàn viên, thanh niên góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VneID

TTTĐ - UBND thành phố vừa ban hành Công văn số 2021/UBND-NC về việc tổ chức, hướng dẫn tham gia thực hiện lấy ý kiến đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 qua ứng dụng VneID.
Việt Nam, Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện" Tin tức

Việt Nam, Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Ngày 16/5, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng Tin tức

Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

TTTĐ - Chiều 16/5, Đảng ủy cơ quan Văn phòng UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2025 tặng đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Tạo điều kiện cho công dân dự thính các phiên họp Quốc hội Tin tức

Tạo điều kiện cho công dân dự thính các phiên họp Quốc hội

TTTĐ - Thảo luận tổ chiều 16/5 về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 của Quốc hội, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị tạo điều kiện cho công dân dự thính các phiên họp Quốc hội bảo đảm sự gần gũi của Quốc hội, đại biểu với Nhân dân.
Xử phạt hành chính dù lớn hay nhỏ cũng cần có biên bản Tin tức

Xử phạt hành chính dù lớn hay nhỏ cũng cần có biên bản

TTTĐ - Góp ý vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, đại biểu Nguyễn Hữu Chính nêu về trường hợp xử lý hành chính không lập biên bản. Theo ông về nguyên tắc là phải lập biên bản, bởi nếu người bị xử phạt khiếu nại lại thì cơ quan cấp trên không có căn cứ để xử lý. Theo đó, mức phạt từ nhỏ tới lớn đều cần phải có biên bản.
Đại hội Đảng bộ Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội Tin tức

Đại hội Đảng bộ Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

TTTĐ - Trong hai ngày 15 - 16/5, Đảng bộ Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Trung tướng Trần Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Thiếu tướng Nguyễn Khắc Nhân, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh...
Xem thêm