Tag
Phố bích họa Phùng Hưng

Không gian văn hóa sáng tạo độc đáo cho người Hà Nội đón xuân thêm rộn ràng

Người Hà Nội 04/01/2023 08:46
aa
TTTĐ - Phố bích họa Phùng Hưng tuy xuất hiện gần đây nhưng đã là điểm check-in Hà Nội được nhiều bạn trẻ yêu thích bởi không gian sống ảo cực chất. Là một trong những con phố sắc màu với đa dạng các hình vẽ, phố bích họa Phùng Hưng toát lên hình ảnh đậm nét hoài cổ, nghệ thuật nhưng đầy sáng tạo và hiện đại. Nơi đây chiếm trọn trái tim của bao bạn trẻ Hà Nội và nhiều du khách khi đặt chân đến Thủ đô.
Trình diễn thời trang “Sắc thu Hà Nội” tại phố bích hoạ Phùng Hưng

“Con phố mới” của Hà Nội

Nằm gần chợ Đồng Xuân và phố Hàng Đậu, phố bích họa Phùng Hưng chạy dài từ Phan Đình Phùng đến Hàng Bông. Đây vốn là bức tường phía Đông kinh thành Thăng Long đời Nguyễn xưa kia. Như vậy, con phố có từ rất lâu đời nhưng gọi là "con phố mới" bởi từ ngày được trở thành phố bích họa, Phùng Hưng đã ghi tên trong tâm thức người Hà Nội và khách du lịch nhiều hơn bởi sự mới mẻ, độc đáo của mình.

Để làm nổi bật đường nét xưa cũ của Thủ đô ngày trước, những vòm cầu phía dưới đường ray xe lửa được xây từ thời Pháp trên con phố này được trang trí bởi những bức họa vô cùng ấn tượng.

Những hình ảnh đẹp nên thơ tại Phố bích họa Phùng Hưng
Những hình ảnh đẹp nên thơ tại phố bích họa Phùng Hưng

Phố bích họa Phùng Hưng là thành quả của dự án “Đưa nghệ thuật vào không gian sống" do UBND quận Hoàn Kiếm kết hợp với Chương trình Định cư Con người Liên hợp quốc và Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc thực hiện.

Dự án khai trương vào tháng 2/2018. Đoạn phố dài hơn 200m, trưng bày 17 tác phẩm trên tổng số 127 vòm cầu, gợi nhớ về Hà Nội xưa như: Bách hóa tổng hợp, gánh hàng rong, ông đồ cho chữ... Ngoài ra, nơi đây còn thu hút khách du lịch bởi nó khiến cho nhiều người liên tưởng đến làng Gamcheon (Hàn Quốc) - nơi mà bích họa đường phố đã trở thành biểu trưng du lịch.

Không gian văn hóa sáng tạo độc đáo cho người Hà Nội đón xuân thêm rộn ràng

Mỗi tác phẩm trên mỗi vòm đều gợi nhớ về ký ức xưa cũ của người Thủ đô. Chẳng hạn như thiết kế “máy nước công cộng” khiến người xem nhớ về hình ảnh nhiều người xếp hàng lấy nước thời bao cấp. Bên cạnh đó, những bức tranh bích họa cũng mô phỏng lại hình ảnh bách hóa tổng hợp, những người phụ nữ gánh hàng rong, tàu điện leng keng, ông đồ cho chữ trên các vòm cầu tái hiện cuộc sống của Hà Nội nhiều thập kỷ qua.

Từ đó có thể thấy, các họa sĩ đã dày công “tái tạo” lại không gian cũ với mục đích mang đến thông điệp truyền thống và nét xưa một thời của Hà Nội luôn được lưu giữ suốt chiều dài phát triển và thay đổi của thời đại.

Không gian văn hóa sáng tạo độc đáo cho người Hà Nội đón xuân thêm rộn ràng

Không chỉ mang ý nghĩa về mặt văn hóa, những bức bích họa còn tạo nên background check-in Hà Nội xưa xịn sò cho nhiều du khách. Tất cả tác phẩm ở đây đều được vẽ trên nền gỗ bằng sơn và golden acrylics. Ban ngày phố đã “thơ” rồi, tối đến đèn lồng được thắp sáng, phố Phùng Hưng còn lung linh và ảo diệu hơn nhiều. Tất nhiên, khách du lịch đến đây không thể bỏ lỡ dịp đặc biệt này.

Được kỳ vọng trở thành một không gian kết nối văn hóa nhưng sau gần 5 năm hoạt động, phố bích họa Phùng Hưng đã xuống cấp khi các tác phẩm bích họa trên đoạn phố này có dấu hiệu hư hại, không gian vỉa hè bị lấn chiếm nghiêm trọng.

Chị Lê Thị An (người dân sinh sống tại đây cho biết): “Thời gian trước, các bức tranh dần bị phai màu, hao mòn theo thời gian khiến tôi vô cùng tiếc nuối. Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, không gian xảy ra rất nhiều, không những ảnh hưởng tới đời sống mà còn làm mất mỹ quan đô thị.”

Khoác áo mới đón xuân Quý Mão

Hiểu được thực trạng trên, mới đây, phố bích họa Phùng Hưng đã được các cơ quan chức năng tiến hành tân trang lại. Sau một thời gian nỗ lực tu sửa chỉnh trang bởi nhóm các họa sĩ phục chế tranh, phố đã khoác lên mình một màu áo mới, sẵn sàng trở lại là địa điểm check-in hot nhất nhì Hà Thành, đặc biệt trong dịp Tết đến xuân về.

Các họa sĩ phục chế lại các tác phẩm bích họa
Các họa sĩ phục chế lại các tác phẩm bích họa

Việc gấp rút phục hồi và chỉnh trang phố bích họa Phùng Hưng trước dịp Tết được đông đảo người dân ủng hộ. Khu phố bích họa Phùng Hưng lại thu hút đông đảo du khách trong nước cũng như quốc tế đến chụp ảnh check in với các tác phẩm nghệ thuật. Cổng vòm đầu phố bích họa giao với phố Lê Văn Linh được trả lại không gian, sạch sẽ khang trang hơn so với một tháng trước. Nhiều tác phẩm được phục chế, có tác phẩm được di dời cách vị trí cũ một đoạn nhưng cơ bản du khách sẽ thấy lại được vẻ đẹp của phố bích họa như thuở trước.

Hiện nay, dọc phố Phùng Hưng nằm bên chợ hoa Hàng Lược được trang trí đèn lồng và chăng dây hai đầu để cấm các phương tiện đi lại, đồng thời tổ chức các gian hàng, tạo không gian trưng bày thu hút du khách.

Các tác phẩm được gia cố thêm hoặc thay đổi vị trí nhưng vẫn giữ được nét quen thuộc xưa kia
Các tác phẩm được gia cố thêm hoặc thay đổi vị trí nhưng vẫn giữ được nét quen thuộc xưa kia

Bạn Trần Thảo Vi (Hà Nội) cho hay: “Trước đây mình có ghé qua phố bích họa Phùng Hưng để chụp ảnh check in, tuy nhiên nó khá cũ và bị lấn chiếm bởi nhiều người bán hàng rong, việc này gây cản trở rất lớn tới việc du khách muốn tham quan chụp ảnh nơi đây.

Hôm nay mình trở lại đây, cảm thấy vô cùng ấn tượng sau khi những bức trang trên các vòm đã được chỉnh trang lại. Những bức tường sống động, như gợi về cho mình cả một vùng ký ức, chụp ảnh áo dài để đón tết ở đây là siêu đẹp luôn.”

“Phố bích họa Phùng Hưng như được thay một màu áo mới, thu hút rất nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước. Tôi thấy rất vui khi con phố lại trở nên thơ mộng, ấn tượng, độc đáo và thu hút như những năm mới vẽ. Nơi đây cũng hay diễn ra những hoạt động thú vị, check-in đón Tết ở địa điểm này, có thể cho ra những bức ảnh “rất Hà Nội” (chị Bích Mai, du khách đến chụp ảnh) chia sẻ.

Không gian văn hóa sáng tạo độc đáo cho người Hà Nội đón xuân thêm rộn ràng

Các bức họa khiến người xem hào hứng và trầm trồ khi các ký ức Hà Nội được tái hiện và các vòm cầu đá trăm tuổi tại Phùng Hưng.

Chỉ với chiều dài hơn 200m, phố bích họa là điểm giao lưu văn hóa cổ truyền với khoảng không chợ Đồng Xuân, phố Hàng Lược, phố Hàng Mã. Đến đây, du khách sẽ được vui chơi, tham gia nhiều hoạt động giải trí, gameshow…

Những bức họa mang dấu ấn từ cổ xưa đến hiện đại, đặc biệt là các tấm hình gắn liền với hình ảnh Hà Nội về các quầy bán hàng bách hóa tổng hợp, những người dân nữ giới gánh hàng rong, tàu điện “leng keng”, ông đồ cho chữ… trên các vòm cầu gợi nhớ về các ký ức đẹp của Hà Nội.

Không khí xuân rộn ràng tại phố bích họa
Không khí xuân rộn ràng tại phố bích họa

Đến đây check-in, du khách sẽ mang về những bức tranh khổ lớn mang theo linh hồn của từng con phố vào bức ảnh. Vừa được ngắm những bức ảnh đầy nghệ thuật vừa được chìm đắm trong không gian của sự hoài cổ cùng những trò chơi ngoài trời sẽ khiến du khách cảm thấy thích thú trước quang cảnh nơi đây hơn rất nhiều.

Tết Nguyên Đán sắp tới, mau man lên đồ, mặc lên tà áo dài và ghé qua phố bích họa Phùng Hưng để “pose” dáng cho ra những tấm hình siêu chất lượng và ấn tượng bạn nhé.

Đọc thêm

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Xem thêm