Tag
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Kiên quyết, kiên trì thực hiện “mục tiêu kép” trong bối cảnh dịch Covid-19

Kinh tế 29/08/2021 20:19
aa
TTTĐ - Dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Để chủ động hỗ trợ các hợp tác xã vượt qua khó khăn bởi đại dịch, thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp, với quyết tâm kiên trì thực hiện “mục tiêu kép”, vừa đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vừa chống dịch hiệu quả.
Các nước mạnh tay xử lý vi phạm phòng, chống dịch Covid-19 Cần có chính sách hỗ trợ công bằng giữa hợp tác xã và doanh nghiệp trong đại dịch Đồng hành cùng khách hàng, doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 Kết nối đưa nông sản của hợp tác xã vào chợ đầu mối, siêu thị, sàn giao dịch điện tử

Đồng hành cùng cả nước vượt qua đại dịch Covid-19

Năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục kéo dài, diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng tiêu cực, toàn diện đến các ngành, lĩnh vực kinh tế trong nước và trên thế giới nhưng khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn duy trì tốt các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Số lượng hợp tác xã thành lập mới vẫn gia tăng so với cùng kỳ năm 2020.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, cả nước thành lập mới 843 hợp tác xã, cao hơn 92 hợp tác xã so với cùng kỳ năm 2020, đạt 56,2% chỉ tiêu kế hoạch năm 2021, trong đó, lĩnh vực nông nghiệp là 635 hợp tác xã (chiếm 75,32%), phi nông nghiệp là 208 hợp tác xã (chiếm 24,68%). Đặc biệt, 61/63 tỉnh trên cả nước có hợp tác xã được thành lập mới, một số tỉnh có số lượng thành lập cao. Số lượng hợp tác xã thành lập mới trong nông nghiệp chiếm đa số, tập trung ở khu vực Đông Bắc và Tây Bắc.

Mặc dù chịu nhiều tác động của dịch Covid-19, song có thể thấy, thời gian qua Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ tới các thành viên, đồng thời huy động mọi nguồn lực để chống chịu, giảm thiệt hại duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại, số lượng hợp tác xã ngừng hoạt động...

Kiên quyết, kiên trì thực hiện “mục tiêu kép” trong bối cảnh dịch Covid-19
Dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho biết: Trước những diễn biến dịch Covid-19 có những biểu hiện diễn biến phức tạp gây khó khăn cho đời sống người dân khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo toàn hệ thống Liên minh Hợp tác xã tỉnh với những chính sách hỗ trợ cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Trong đó, Liên minh Hợp tác xã cũng ban hành Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (sửa đổi) nhằm chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên; Đồng thời đẩy mạnh tư vấn, hỗ trợ, thực hiện dịch vụ công và hoạt động kinh tế phục vụ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Thúc đẩy xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, bền vững trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác. Điều lệ chính là kim chỉ nan hoạt động của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trong lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, đồng thuận toàn hệ thống về phát triển kinh tế tập thể, mà mũi nhọn là hợp tác xã, tổ hợp tác.

Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Cường, mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, song trong những tháng đầu năm 2021, cả nước đã xuất hiện nhiều mô hình hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sạch, hữu cơ, thân thiện môi trường, theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Kiên quyết, kiên trì thực hiện “mục tiêu kép” trong bối cảnh dịch Covid-19
Hầu hết các mô hình hợp tác xã đều dựa vào vùng nguyên liệu sẵn có địa phương nên các thành viên tham gia mang tính ổn định và định hướng sản xuất gắn với nhu cầu sản lượng

Hầu hết các mô hình hợp tác xã này đều dựa vào vùng nguyên liệu sẵn có địa phương nên các thành viên tham gia mang tính ổn định và định hướng sản xuất gắn với nhu cầu sản lượng, liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm. Một số mô hình hợp tác xã tiêu biểu phải kể đến như: Hợp tác xã SXTM NN sạch Hoằng Đạo (Thanh Hóa); Hợp tác xã nông sản hữu cơ Trúc Phương (Thanh Hóa); Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Thăng Long (Hải Dương); Hợp tác xã công nghệ cao Kim Long (Bình Dương)... Đặc biệt, các hợp tác xã nông nghiệp đã tích cực tham gia cung ứng nông sản, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, các hợp tác xã giao thông vận tải cũng không ngừng được xây dựng và củng cố. Các hợp tác xã giao thông vận tải đều nghiêm túc thực hiện các văn bản quy định trong phòng chống dịch, góp phần tích cực trong trung chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm cho vùng giãn cách xã hội, vùng cách ly, vùng ổn định, vùng có nhu cầu cứu trợ, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần tích cực trong thông thương hàng hóa, bình ổn giá cả sản phẩm. Đặc biệt, nhiều hợp tác xã đã đẩy mạnh tìm kiếm thị trường, mạnh dạn đầu tư phương tiện, thiết bị, điều chỉnh luồng tuyến nên lượng hàng hóa, hành khách được duy trì ở mức khá, giải quyết việc làm và duy trì thu nhập cho thành viên và người lao động trong hợp tác xã.

Tiếp tục hỗ trợ các thành viên vượt qua khó khăn

Để hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã, tổ hợp tác tiếp tục phát triển và vượt qua những khó khăn, việc nâng cao năng lực cho các hợp tác xã, nhất là các hợp tác xã ở vùng dịch là điều vô cùng quan trọng. Trong lúc này, Liên minh Hợp tác xã các tỉnh, thành phố phải thể hiện rõ vai trò của mình trong việc hỗ trợ các thành viên, nhất là việc liên kết với các doanh nghiệp, siêu thị để tiêu thụ nông sản; Bên cạnh đó cần mở rộng, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ, hỗ trợ theo nhu cầu của hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã, tổ hợp tác về vốn tín dụng, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để các hợp tác xã giảm bớt khó khăn về đầu ra cho nông sản.

Kiên quyết, kiên trì thực hiện “mục tiêu kép” trong bối cảnh dịch Covid-19
Thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ các hợp tác xã thành viên

Mới đây, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo đã ký văn bản số 503/Ctr-LMHTXVN về kết nối cung - cầu, tiêu thụ hàng hóa do hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất theo chuỗi cung ứng. Đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho các địa phương thực hiện giãn cách xã hội.

Mục đích của Chương trình là cụ thể hoá và tổ chức thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội; Tăng cường kết nối cung - cầu, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cho các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn cả nước, đặc biệt là các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội; Thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất - cung ứng bền vững cho các hợp tác xã, tổ hợp tác gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; Cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho các địa phương thực hiện giãn cách xã hội...

Trước những khó khăn do đại dịch Covid-19, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nên các hợp tác xã, tổ hợp tác trên cả nước đã nỗ lực vượt khó để vươn lên; Huy động mọi nguồn lực để chống chịu, giảm thiệt hại duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại.

Đáng nói, thời gian qua, với quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ các thành viên như: Hỗ trợ xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ, tuần hàng nông sản; Tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, các địa phương và Bộ, ngành thiếu nguồn lực để hỗ trợ hợp tác xã...

Kiên quyết, kiên trì thực hiện “mục tiêu kép” trong bối cảnh dịch Covid-19
Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã luôn được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, có chính sách hỗ trợ kịp thời

Bên cạnh đó, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại các địa phương cũng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời từ các cơ quan, ban ngành, đoàn thể bằng những giải pháp thiết thực như: Hỗ trợ hợp tác xã tiêu thụ nông sản; Mở thêm các điểm bán hàng cố định và lưu động tại các khu, cụm công nghiệp, khu đông dân cư; Hỗ trợ sơ chế, chế biến, bảo quản, dự trữ nông sản; Các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Mạnh Cường khẳng định: Nhu cầu của nền kinh tế và nhu cầu thực tế của mỗi thành viên sẽ tiếp tục phát triển bền vững và chăm lo, bảo vệ quyền, mang lại lợi ích chung cho từng thành viên của hợp tác xã cũng như cộng đồng. Qua đó đóng góp xứng đáng vào mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững trong dài hạn và đặc biệt là thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” mà Đảng và Nhà nước đề ra trong điều kiện dịch Covid-19.

"Các hợp tác xã trên địa bàn nước ta, cũng như các hợp tác xã trên toàn cầu phải cùng nhau thực hiện một sứ mệnh, đó là: "Không bỏ lại ai ở phía sau", vì sự phát triển của mỗi người, mỗi gia đình, của cộng đồng cũng như chăm lo cho tất cả các thành viên của hợp tác xã. Tôi cũng mong rằng là các hợp tác xã trên địa bàn cả nước hãy luôn nỗ lực phấn đấu. Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã luôn được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, có chính sách hỗ trợ kịp thời”, Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ.

Đọc thêm

Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít

TTTĐ - Giá các mặt hàng xăng dầu trong nước đồng loạt đi xuống từ 15 giờ ngày hôm nay (5/5).
Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân

TTTĐ - Bộ Chính trị yêu cầu đánh giá đúng vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với phát triển đất nước; nuôi dưỡng, khuyến khích tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo của người dân, doanh nghiệp, tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế...
Nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh? Doanh nghiệp

Nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh?

TTTĐ - Theo báo cáo về Xu hướng Nhu cầu Vàng quý 1 năm 2025 của Hội đồng vàng thế giới (WGC) cho thấy tổng nhu cầu vàng theo quý (bao gồm cả thị trường phi tập trung - OTC) là 1.206 tấn, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh giá vàng cao kỷ lục, vượt ngưỡng 3.000 USD/ounce.
Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh Thị trường - Tài chính

Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh

TTTĐ - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đánh giá, kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, do đó cần có các giải pháp đột phá để phát triển khu vực này.
Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan Thị trường - Tài chính

Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan

TTTĐ - Việt Nam đã bắt đầu đàm phán và thuộc nhóm 6 nước được Mỹ ưu tiên đàm phán (gồm Vương quốc Anh, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia) trong hơn 100 nền kinh tế.
Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng Doanh nghiệp

Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng

TTTĐ - Thời điểm chuyển mùa, đặc biệt là bước vào cao điểm nắng nóng, luôn là giai đoạn ghi nhận mức tiêu thụ điện tăng cao tại Thủ đô Hà Nội. Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cảnh báo về nguy cơ hóa đơn tiền điện của hộ gia đình tăng đột biến do nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng cao, nhất là đối với các thiết bị làm mát như điều hòa, tủ lạnh...
Thường trực Chính phủ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng Kinh tế

Thường trực Chính phủ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

Ngày 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ xem xét, cho ý kiến về đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 4, 4 tháng đầu năm 2025 và một số nội dung khác nhằm chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025 cũng như một số sự kiện, nhiệm vụ quan trọng khác trong thời gian tới.
Thần tốc, táo bạo xây dựng Côn Đảo sáng, xanh, sạch, đẹp, hiện đại Kinh tế

Thần tốc, táo bạo xây dựng Côn Đảo sáng, xanh, sạch, đẹp, hiện đại

TTTĐ - Chiều 3/5, tại Côn Đảo, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu về kết quả phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, đặc biệt là định hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển Côn Đảo.
Hà Nội tìm giải pháp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa Thị trường - Tài chính

Hà Nội tìm giải pháp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa

TTTĐ - Theo Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước tính đạt 76,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.
Vinamilk "tung" mới gần 20 sản phẩm trong quý đầu năm 2025 Doanh nghiệp

Vinamilk "tung" mới gần 20 sản phẩm trong quý đầu năm 2025

TTTĐ - Trong quý I/2025, với thị trường trong nước, Vinamilk đã tái cấu trúc hệ thống phân phối và kinh doanh, "tung" mới và tái tung gần 20 sản phẩm, thay đổi nhận diện cho nhiều cửa hàng. Với thị trường nước ngoài, doanh nghiệp duy trì tăng trưởng dương 7 quý liên tiếp và lần đầu tiên đóng góp trên 20% trong doanh thu thuần hợp nhất.
Xem thêm