Tag
"PHẬT SỐNG" GYALWA DOLKHAMPA CHIA SẼ VỀ PHƯƠNG PHÁP TU TẬP VÀ CÁCH ĐỂ THÂN TÂM AN LẠC

Kỳ 18: Phương pháp để có tâm an lạc - Thiền phân tích

Xã hội 23/12/2020 13:06
aa
TTTĐ - Khi không hài lòng với lần thăng chức đầu thì chẳng có gì đảm bảo ta sẽ hài lòng với lần thăng chức tiếp theo. Khi cuộc hôn nhân đầu tiên thất bại thì chưa chắc cuộc hôn nhân thứ hai sẽ thành công. Vì thế, chúng ta phải biết cách tìm thấy niềm vui ở những thứ đang có trong hiện tại.
Kỳ 15: Chiều con quá sẽ khiến chúng mất khả năng cảm nhận được hạnh phúc Kỳ 14: Điều cha mẹ thực sự cần khi về già không phải là thành công của con cái mà là sự quan tâm Kỳ 11: Tôn trọng và trao quyền cho những cá nhân với năng lực khác nhau Kỳ 10: Triết lý đạo Phật trong đời sống
Kỳ 18: Phương pháp để có tâm an lạc - Thiền phân tích

Phương pháp thiền thứ hai mà tôi muốn giới thiệu với các bạn là thiền phân tích. Loại thiền này sẽ suy ngẫm về ba chủ đề: Hạnh phúc và sự hài lòng là gì, làm thế nào để biết cách trân trọng. Đến đây, việc thiền không chỉ là để tĩnh tâm mà sẽ là một quá trình bạn quán chiếu về cuộc đời của mình dựa trên những trải nghiệm cá nhân. Khi 25 tuổi, trong chuyến theo thầy là Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 tới Nam Mỹ, tôi hỏi thầy hạnh phúc trên thế gian này là gì. Tại thời điểm đó, tôi nghĩ rằng thầy sẽ trả lời hạnh phúc lớn nhất là cảm xúc khi đang yêu.

Những ấn tượng từ phim ảnh và từ việc quan sát những người đang yêu khiến tôi thấy họ thật hạnh phúc và mọi thứ trở nên hoàn hảo. Tuy nhiên, thầy nói rằng hạnh phúc lớn nhất là biết hài lòng. Suy ngẫm về điều này tôi nhận ra câu trả lời của thầy thật đúng. Khi yêu, chúng ta hạnh phúc chừng nào chúng ta còn cảm thấy hài lòng với người mình yêu. Một công việc hay sự thành công sẽ khiến ta hạnh phúc chừng nào ta vẫn hài lòng với chúng.

Khoảnh khắc chúng ta không còn hài lòng thì cho dù tất cả mọi người nghĩ cuộc đời, gia đình, công việc của ta có đáng mơ ước đến đâu chăng nữa thì ta vẫn thấy không hạnh phúc. Như vậy, sự hài lòng là chìa khóa của hạnh phúc.

Có hai cách theo đuổi hạnh phúc, một là cách thông thường mà mọi người hay thực hiện, hai là dùng phương pháp thiền. Tôi không bình luận phương cách nào đúng hay sai mà chỉ đưa ra cho các bạn những lựa chọn khác nhau. Đầu tiên, ta có thể theo đuổi hạnh phúc bên ngoài nhưng sẽ mất rất nhiều công sức. Giả sử bạn vừa được thăng chức thì tôi không nghĩ sau một khoảng thời gian ngắn bạn lại được thăng chức tiếp. Sau khi thăng chức, ta hạnh phúc rồi sẽ cảm thấy không hài lòng và lại mong muốn thứ khác. Tương tự vậy, trong mối quan hệ tình cảm, nếu không thấy hài lòng thì ta làm gì? Ta thay đổi người yêu? Đây là cách mà mọi người thường hay làm để theo đuổi hạnh phúc bên ngoài.

Chúng ta luôn nghĩ rằng người yêu tiếp theo hay công việc tiếp theo sẽ khiến mình hạnh phúc. Ý của tôi không phải là chúng ta nên dừng phát triển trong cuộc sống. Trừ các mối quan hệ mà việc thay đổi liên tục sẽ không tốt, trong công việc và những lĩnh vực khác của cuộc sống, chúng ta nên phát triển và tiến bộ. Song nếu ta không biết cách trân trọng và thưởng thức những gì đang có thì sẽ rất khó để hạnh phúc.

Khi không hài lòng với lần thăng chức đầu thì chẳng có gì đảm bảo ta sẽ hài lòng với lần thăng chức tiếp theo. Khi cuộc hôn nhân đầu tiên thất bại thì chưa chắc cuộc hôn nhân thứ hai sẽ thành công. Trừ khi chúng ta thay đổi hành động để tạo ra các điều kiện khác trước. Vì thế, chúng ta phải biết cách tìm thấy niềm vui ở những thứ đang có trong hiện tại.

Phương pháp theo đuổi hạnh phúc bên trong là thông qua thực hành thiền để biết cách trân trọng. Chúng ta nhìn nhận lại những gì tốt đẹp trong cuộc đời mình như sức khỏe, gia đình, tài sản, thành công trong hiện tại và cảm thấy niềm vui từ chúng thay vì luyến tiếc những gì đã mất trong quá khứ và những gì có thể xảy ra ở tương lai. Trên quan điểm của tôi, đây là một việc làm logic và khôn ngoan.

Nhiều người nói rằng họ không thích tâm linh và tôn giáo vì phi logic. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ kỹ thì chúng ta mới phi logic. Ví dụ hiện nay tất cả chúng ta không ai bị đau răng song có ai cảm thấy hạnh phúc vì mình không bị đau răng hay không? Để cảm nhận được hạnh phúc thì chúng ta phải bị đau răng, đến gặp nha sĩ. Nha sĩ sẽ xử lý cái răng và ta thấy rất đau đớn. Sau đó, ta sẽ phải trả một khoản tiền chữa răng không nhỏ. Khi ấy, ta mới thở phào sung sướng vì cái răng đau không còn nữa.

Ta cảm thấy hạnh phúc. Điều đó thật phi logic. Mục đích của việc thiền này là để biết cách trân trọng và cảm thấy vui sướng bởi những gì tốt đẹp đang hiện diện trong cuộc đời ta. Đây là bước đầu tiên khi chúng ta thực hành thiền hàng ngày.

Bước thứ hai là thiền quán về bản chất luôn thay đổi của cuộc sống. Khi thực hành loại thiền này, chúng ta phải tự nhắc mình rằng mọi thứ trong cuộc sống của ta luôn thay đổi như một dòng sông dù vẻ bề ngoài trông không như thế. Nếu tôi bảo là chúng ta đang già đi từng giây thì mọi người sẽ không đồng tình. Nhiều người tử tế còn bảo trông ta chả khác gì, thậm chí còn trẻ hơn lúc trước.

Tuy nhiên, điều này không đúng. Chúng ta đang thay đổi và già đi theo từng giây. Nội dung thứ hai của phương pháp thiền này là quán chiếu về bản chất thay đổi của mọi thứ như ngôi nhà, quyền lực, các mối quan hệ... Trong mối quan hệ, ta thường thấy thay đổi lớn khi có những sự việc như ly hôn.

Cặp vợ chồng đó đã kết hôn 20 năm, giờ họ ly dị và đó là một thay đổi lớn. Nếu quán chiếu về bản chất thay đổi của vạn vật thì dù ta bên nhau cho đến ngày cái chết chia lìa đôi lứa thì mỗi giây trôi qua, mối quan hệ luôn thay đổi. Lý do là bởi mối quan hệ dựa trên cảm xúc giữa hai người mà cảm xúc của chúng ta luôn thay đổi. Mối quan hệ có thể sẽ trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn hoặc ngược lại.

Ở trường hợp nào thì mối quan hệ cũng không bất biến. Mục đích của phương pháp thiền này là giúp chúng ta hiểu được rằng không nên bám chấp vào bất cứ điều gì. Một căn nhà đẹp hay một cái xe tốt đều là đối tượng của đổi thay. Vấn đề không phải ở chỗ chúng sẽ tồn tại bao lâu mà trong khoảng thời gian tồn tại thì chúng có ý nghĩa đến đâu. Chúng ta có thể trao cho nhau bao nhiêu niềm vui và hạnh phúc.

Việc buông xả các bám chấp sẽ có tác dụng bởi khi ta bám chấp vào một người hay một thứ gì quá nhiều với nhận thức rằng chúng là bất biến thì ta sẽ quyến luyến và sợ hãi quá mức. Nỗi sợ này khiến ta khởi lên các cảm xúc ghen tị, yếu đuối, nghi ngờ và bất an. Khi hiểu rằng mọi thứ bao gồm cả bản thân ta sẽ thay đổi thì câu hỏi là làm thế nào để tối ưu hóa những gì mình đang có.

Ngài Gyalwang Drukpa nói rằng hạnh phúc lớn nhất là biết hài lòng
Ngài Gyalwang Drukpa nói rằng hạnh phúc lớn nhất là biết hài lòng

Tôi muốn chia sẻ với các bạn câu chuyện về một cô con gái đến gặp tôi nói rằng mẹ cô hiện đang trong bệnh viện tâm thần vì bà mất một người con trong một tai nạn. Dù bà còn hai người con nữa, bà vẫn cảm thấy rất phiền muộn và bất lực. Cô ấy xin tôi lời khuyên của một vị thầy Phật giáo. Tôi trả lời rằng trong truyền thống tu tập của chúng tôi, ngay cả trước khi mất một người thân, chúng ta luôn phải nhắc mình là ta sẽ mất nhau một ngày nào đó. Chúng ta sẽ mất những người ta yêu thương và gia đình. Trên quan điểm của tôi, nỗi ân hận thường xuất hiện không phải khi ta mất những người thân yêu mà từ việc nhận ra mình không yêu thương đầy đủ và không mang lại hạnh phúc cho họ khi họ còn ở bên ta.

Cần phải nhận thức rằng mọi người, mọi vật đều có bản chất là vô thường. Mỗi giây phút, ta đang già đi và đến gần cái chết hơn. Tất nhiên, ai cũng cảm thấy đau đớn tuy nhiên điều này không phải là một cú sốc hay là một vấn đề không thể chịu đựng nổi. Chúng ta cũng hiểu rằng nỗi đau này không chỉ mình ta mà bất kỳ người nào trên thế giới này đều phải trải qua. Điều quan trọng không phải mọi người sống bao lâu hay sự vật tồn tại bao lâu mà khi có họ trong cuộc đời mình, chúng ta phải tạo ra mối quan hệ tích cực, yêu thương và ý nghĩa. Phương pháp thiền quán về bản chất luôn thay đổi của vạn vật sẽ tạo ra sự buông xả, giảm bớt việc bám chấp quá mức vào người hay sự vật.

Khi hướng dẫn thực hành thiền phân tích bao gồm nội dung thiền tri ân và thiền quán vô thường, tôi hay lấy ví dụ về việc đi nghỉ ở khách sạn năm sao. Lúc nghỉ tại đây chúng ta thưởng thức giường đệm xa hoa, nhà hàng dịch vụ tốt song ai cũng biết là ngày mai chúng ta sẽ rời khỏi nơi này. Tôi chưa thấy ai khóc khi trả phòng khách sạn mà dường như mọi người tận hưởng nhiều hơn khi ở đó. Ngược lại, lúc ở nhà, chúng ta thường nhìn ngắm khắp nơi và nghĩ rằng cái trần này cần phải sơn lại, bộ bàn ghế cần sắp xếp theo kiểu khác hay khu vườn cần dọn cỏ dại. Như vậy, đáng lẽ có thể ngồi nghỉ ngơi, thư giãn và hưởng thụ những gì mình đang có thì chúng ta lại luôn lo lắng.

Tương tự vậy, nếu biết trân trọng thì ta sẽ có thể yêu thương, tôn trọng những người thân yêu có mặt trong cuộc đời mình và cảm nhận được niềm vui. Cùng lúc, ta cũng phải nhận thức về bản chất vô thường của vạn vật nên sẽ không bám chấp mạnh mẽ vào chúng. Đời là thế và chúng ta phải thích nghi. Đôi khi xem phim tôi hay bắt gặp cảnh các cô vợ trẻ phàn nàn về chồng của mình sau khi kết hôn 1-2 năm.

Họ bảo rằng trước đây các anh chồng rất lãng mạn, yêu thương và giờ thì không còn như thế nữa. Tôi thấy các cô vợ này không biết quán chiếu về tính vô thường của mối quan hệ. Ngay cả khi anh chồng đáng thương rất cố gắng thì mối quan hệ tình cảm vẫn thay đổi do bản chất vô thường và sẽ không thể giống như lúc ban đầu.

Đọc thêm

Bà Rịa - Vũng Tàu vào top 5 chỉ số PCI 2024 Đô thị

Bà Rịa - Vũng Tàu vào top 5 chỉ số PCI 2024

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lọt vào top các địa phương dẫn đầu Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024.
Hải Phòng dẫn đầu cả nước 3 chỉ số PCI, PAR Index và SIPAS Đô thị

Hải Phòng dẫn đầu cả nước 3 chỉ số PCI, PAR Index và SIPAS

TTTĐ - Đây là lần đầu tiên Hải Phòng đạt vị trí số 1 ở cả 3 chỉ số cải cách lớn nhất cấp quốc gia, tạo dấu ấn mang tính lịch sử, thể hiện rõ nét những chuyển biến mạnh mẽ trong quản trị và điều hành của chính quyền thành phố .
Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 Muôn mặt cuộc sống

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

TTTĐ - Sáng nay, Lễ khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2025 đã diễn ra tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh).
Bắc Bộ có nơi nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ có nơi nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 6 và 7/5, khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ, Sơn La và Hòa Bình được dự báo có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
68 cán bộ Công an Lâm Đồng xin nghỉ hưu trước tuổi Xã hội

68 cán bộ Công an Lâm Đồng xin nghỉ hưu trước tuổi

68 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy thuộc Công an tỉnh Lâm Đồng vừa tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, trong đó có 2 trưởng phòng, 35 phó trưởng phòng và nhiều chỉ huy cấp đội, xã.
Hà Nội: Không để phát sinh "điểm nóng" khi thực hiện thu hồi đất Đô thị

Hà Nội: Không để phát sinh "điểm nóng" khi thực hiện thu hồi đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh công tác dân vận trong quy hoạch, thu hồi đất; giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay từ nơi phát sinh, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, không để phát sinh "điểm nóng".
Huyện Sóc Sơn phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” Muôn mặt cuộc sống

Huyện Sóc Sơn phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

TTTĐ - Ngày 5/5, Huyện ủy Sóc Sơn tổ chức Lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Điện Biên sắp khánh thành Cột cờ A Pa Chải Xã hội

Điện Biên sắp khánh thành Cột cờ A Pa Chải

TTTĐ - Ngày 7/5, UBND tỉnh Điện Biên sẽ khánh thành công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé.
“Kiên quyết, kiên trì, sẻ chia” tạo sự đồng thuận của Nhân dân Đô thị

“Kiên quyết, kiên trì, sẻ chia” tạo sự đồng thuận của Nhân dân

TTTĐ - Với sự trách nhiệm, tận tụy cùng cách vận động thuyết phục, khéo léo của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ phường Thanh Xuân Trung trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đã tạo được sự đồng thuận của người dân, góp phần giải quyết nhiều việc mới và khó.
Thượng đại kỳ Phật giáo lớn nhất thế giới tại Đại lễ Vesak 2025 Nhịp sống phương Nam

Thượng đại kỳ Phật giáo lớn nhất thế giới tại Đại lễ Vesak 2025

TTTĐ - Lá cờ Phật giáo có kích thước lớn nhất thế giới 500m² tung bay trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025.
Xem thêm