Tag

Làm rõ thông tin tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Liên tục bất hợp tác, làm khó cơ quan chức năng

Giáo dục 30/09/2020 09:00
aa
Sau khi có kết luận kiểm tra, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đại học, cao đẳng TP.HCM đã xem xét, xử lý kỷ luật đối với tập thể Đảng uỷ Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ông Lê Vinh Danh và các đảng uỷ viên có liên quan. Trước đó Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đã đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng đối với ông Lê Vinh Danh.

Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Tôn Đức Thắng

Theo Quyết định 747 ngày 11/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) là trường ĐH công lập trực thuộc Tổng LĐLĐVN. Do đó, TDTU phải nghiêm túc chấp hành các quyết định đối với đơn vị công lập như: Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán... Tuy nhiên, với lý lẽ “không sử dụng một đồng ngân sách nào”, TDTU đã liên tục tỏ thái độ bất hợp tác, gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan chức năng.

Từ chối kiểm toán, “mặc cả” với cấp trên

Theo Luật Kiểm toán Nhà nước 2015, khi nhận được yêu cầu kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), các cơ quan công lập bắt buộc phải thực hiện nghiêm túc. Thậm chí tại Điều 8, hành vi “Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu” hoặc “Cản trở công việc của KTNN” còn bị coi là hành vi nghiêm cấm. Tuy vậy, TDTU đã liên tục tỏ thái độ bất hợp tác. Cụ thể, ngày 1.4.2016, KTNN ban hành Quyết định số 635 về kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản Nhà nước năm 2015 của Tổng LĐLĐVN, trong đó có cả đơn vị trực thuộc là TDTU.

Ngày 5.4.2016, Tổng LĐLĐVN có Văn bản số 470 gửi TDTU đề nghị trường chuẩn bị các nội dung, vật lực, nhân lực cần thiết để phục vụ công tác kiểm toán. Thế nhưng, ngay trong ngày 5.4.2016, trong văn bản phúc đáp số 455 gửi KTNN, TDTU đã gần như thẳng thừng từ chối việc kiểm toán.

Trường này cho biết, dù là trường công lập nhưng tự chủ hoàn toàn về mặt tài chính, không nhận ngân sách Nhà nước kể từ khi thành lập đến nay, nên không rõ KTNN căn cứ trên cơ sở pháp lý nào để tiến hành kiểm toán.

Ngày 15.4.2016, Tổng LĐLĐVN tiếp tục có Văn bản số 537 gửi TDTU yêu cầu trường phải nghiêm túc thực hiện quyết định kiểm toán. Cùng ngày 15.4.2016, TDTU ra Văn bản số 520 gửi chung đến Tổng LĐLĐVN và KTNN đồng ý với quyết định kiểm toán. Tuy nhiên, trường này cũng “mặc cả” rằng chỉ cho kiểm toán đúng trong phạm vi của quyết định...

Sinh viên “cõng” hàng loạt khoản thu ngoài quy định

Trong đợt kiểm toán này, tại báo cáo ngày 15.7.2016, KTNN kiến nghị TDTU chấn chỉnh công tác quản lý ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước. Cụ thể, chấm dứt tình trạng để nguồn thu dịch vụ trông giữ xe (riêng năm học 2014-2015 thu hơn 4 tỉ đồng và chưa kê khai thuế TNDN và thuế GTGT) ngoài hệ thống sổ kế toán và báo cáo tài chính của cơ quan. Đồng thời, KTNN kiến nghị TDTU xử lý tài chính đối với khoản lệ phí nhập học không có trong quy định của Nhà nước, tính đến ngày 31.7.2015 là hơn 586 triệu đồng.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

KTNN cũng đã phát hiện, trong tổng số hơn 6,1 tỉ đồng thu lệ phí, có tới gần 5,5 tỉ đồng TDTU thu ngoài quy định của Nhà nước như: Thu lệ phí thi tốt nghiệp 634 triệu đồng; hoặc một số khoản thu có tính chất dịch vụ như thu lệ phí sử dụng máy tính tại thư viện 114 triệu đồng; chênh lệch phí thi chứng chỉ MOS quốc tế hơn 4,7 tỉ đồng.

KTNN cũng xác định thuế TNCN của 47 cán bộ, từ trưởng bộ môn, trưởng phòng trở lên số thuế phải nộp tăng là hơn 1,1 tỉ đồng. Riêng Hiệu trưởng Lê Vinh Danh thiếu hơn 225 triệu đồng thuế TNCN trong năm 2015.

Từ chối cả yêu cầu của Bộ GDĐT

Không chỉ đơn vị kiểm toán “gặp khó” khi thực hiện nhiệm vụ tại TDTU, mà cơ quan quản lý nhà nước về mặt chuyên môn là Bộ GDĐT khi thực hiện các hoạt động thẩm định nhằm minh bạch, công khai thông tin của nhà trường đến học sinh, phụ huynh thì cũng bị trường này từ chối.

Cụ thể, năm 2017, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) đã phải dùng từ “cá biệt” khi nói về TDTU. Lý do là, trong khi cả hệ thống tham gia thẩm định chất lượng theo yêu cầu của Bộ GDĐT thì trường này từ chối và không hợp tác thực hiện.

Theo Thông tư số 12/2017 của Bộ GDĐT quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, các trường đại học phải tham gia kiểm định chất lượng. Kế hoạch số 203/KH-BGDĐT do Bộ GDĐT ban hành ngày 27.3.2017 cũng nêu rõ: Tất cả các cơ sở giáo dục đại học phải tham gia thẩm định và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Cả hai hoạt động này đều bắt buộc các trường phải tham gia.Trong đó, kết quả thẩm định sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng nhằm cung cấp thông tin cho các chủ thể liên quan như người học, nhà trường và cơ quan quản lý tham khảo. Việc này cũng nhằm minh bạch các điều kiện bảo đảm chất lượng và xây dựng thương hiệu nhà trường. Những trường tham gia nhưng chưa được công nhận sẽ bị hạn chế quyền tự chủ, 3 năm liên tục không đạt chuẩn sẽ bị áp dụng chế tài hạn chế hoặc đình chỉ tuyển sinh.

Với những quy định này, việc tham gia thẩm định đã trở thành vấn đề “sống còn” với nhiều trường, giúp các cơ sở giáo dục đại học hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo. Có điều, trong khi các trường khác đều tham gia thì TDTU lấy nhiều lý do khác nhau để không hợp tác với Bộ GDĐT thực hiện việc thẩm định chất lượng.

Trả lời trên báo Dân Trí, đại diện TDTU đưa ra 2 lý do để từ chối thẩm định theo yêu cầu của Bộ GDĐT. Thứ nhất, trường đang thực hiện kiểm định theo các tiêu chuẩn của tổ chức kiểm định quốc tế nên không thực hiện kiểm định theo tiêu chuẩn trong nước. Thứ hai, thời điểm đoàn công tác do Bộ GDĐT ủy quyền đến TDTU thẩm định thì nhà trường đã tiếp đoàn Thanh tra của Bộ GDĐT đến làm việc. TDTU cho rằng nếu Bộ GDĐT cần thì đoàn thẩm định có thể sử dụng lại kết quả của đoàn thanh tra.

Trước sự không hợp tác này, TS Lê Mỹ Phong - thời điểm năm 2017 là người phụ trách Kiểm định, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) - khẳng định, TDTU không phân biệt được hoạt động thẩm định và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng với hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, hoạt động thanh tra. Việc trường này nói “Kiểm định trong nước thì trường nào cũng đạt nên không tín nhiệm” là những nhận xét thiếu căn cứ, đi ngược lại với những nỗ lực đáng ghi nhận của tuyệt đại đa số các trường ĐH trong quá trình đổi mới.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng do tổ chức Công đoàn sáng lập Trường Đại học Tôn Đức Thắng do tổ chức Công đoàn sáng lập

Vai trò của Hiệu trưởng Lê Vinh Danh trong việc chèo lái, gây dựng nên một Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) tên tuổi ...

Sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng Sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Để tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU), phóng viên Báo Lao Động đã phỏng ...

Cách chức Bí thư Đảng ủy đối với ông Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng Cách chức Bí thư Đảng ủy đối với ông Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng

TTTĐ - Ngày 18/9, Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ khối đại học, cao đẳng TPHCM đã công bố Quyết định kỷ luật và thông ...

Đọc thêm

Ngày 15/5, công bố tỷ lệ "chọi" vào lớp 10 công lập Giáo dục

Ngày 15/5, công bố tỷ lệ "chọi" vào lớp 10 công lập

TTTĐ - Chậm nhất vào ngày 15/5, Hà Nội sẽ công bố số lượng học sinh dự tuyển lớp 10 từng trường THPT công lập.
Hà Nội bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Hà Nội bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội dự kiến bố trí 250 điểm thi với hơn 5.500 phòng thi để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Hà Nội đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp Giáo dục

Hà Nội đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

TTTĐ - Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035".
Thầy trò dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Thầy trò dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Dù kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày (từ 30/4 - 4/5), nhiều học sinh lớp 12 vẫn chọn ở nhà ôn tập, luyện đề chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Tranh thủ giai đoạn “nước rút”, các sĩ tử dồn sức củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài.
Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế Giáo dục

Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế

TTTĐ - Không còn bó hẹp trong những trang sách, lịch sử đang đến gần hơn với học sinh qua các tiết học trải nghiệm và hoạt động ngoại khóa bổ ích. Điều này không chỉ giúp các em hiểu rõ hơn về truyền thống dân tộc mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tinh thần trách nhiệm với những trang sử hào hùng và tương lai của đất nước.
Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025 Giáo dục

Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025

TTTĐ - Học sinh Việt Nam xuất sắc giành 1 huy chương Vàng, 2 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng tại Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic năm 2025.
Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm bị kiểm điểm như thế nào? Giáo dục

Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm bị kiểm điểm như thế nào?

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu nghiêm túc xử lý việc giáo viên quận Hà Đông vi phạm quy định về dạy thêm.
Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc Âm nhạc

Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc

TTTĐ - Với bản mashup “Đất nước trọn niềm vui", ban nhạc Medley Melody đến từ Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã có buổi trình diễn ấn tượng tại Chung khảo Liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh THPT Hà Nội lần thứ II.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan

Sáng 29/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã có cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận

TTTĐ - 100 trường học số đầu tiên được UBND TP Hồ Chí Minh công nhận là những trường tiểu học, THCS, THPT đạt đủ 6 tiêu chuẩn thành phần. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm