Tag

Lễ chùa đầu năm tại Hà Nội: Không còn cảnh chen lấn, chèo kéo và chặt chém giá cả

Thời sự 01/02/2020 13:45
aa
TTTĐ - Chùa Quán Sứ, Phúc Khánh hay phủ Tây Hồ và nhiều ngôi chùa khác trong nội thành Hà Nội những ngày đầu xuân Canh Tý khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới. Những nơi này không còn cảnh người dân chen lấn, xô đẩy, người buôn bán chèo kéo và chặt chém giá cả du khách hành hương.

Lễ chùa đầu năm tại Hà Nội: Không còn cảnh chen lấn, chèo kéo và chặt chém giá cả

Mọi hoạt động cầu an và hàng quán tại phủ Tây Hồ trật tự, nề nếp trong dịp lễ đầu xuân 2020

Bài liên quan

8 điều tuyệt đối kiêng kỵ khi đi lễ chùa đầu năm

Văn hóa tâm linh, tín nhưng đừng mê - Bài 1: Nét đẹp cần gìn giữ

Khai hội chùa Hương 2020: Lễ hội Kỷ cương - Văn minh du lịch

Là phong tục của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân lại đến đền, chùa để cầu cho một năm mới bình an tốt lành, mọi sự như ý.

Lễ cầu an thường diễn ra đến hết rằm tháng Giêng. Tại Thủ đô Hà Nội, nơi có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng, có lịch sử hàng trăm năm trở thành địa điểm được con nhang, phật tử và nhiều người dân trên cả nước hướng về cầu khấn trong dịp đầu xuân này.

Đông đúc từ ngày mùng 1 Tết Nguyên đán, đến thời điểm hiện tại các ngôi chùa vẫn đón hàng nghìn lượt khách đến du xuân, cầu bình an mỗi ngày. Tuy vậy, các hoạt động lễ chùa diễn ra có nề nếp, quy củ. Không có tình trạng chen lấn xô đẩy dù có thời điểm số lượng người dân đến chùa tăng đột biến.

Bắt đầu từ mùng 6 Tết Âm lịch, nhiều cơ quan nhà nước, trường học và các cửa hàng đã mở cửa khai xuân. Rất nhiều người dân đã trở lại Hà Nội sau thời gian nghỉ lễ cũng lựa chọn đến chùa thành tâm khấn phật cầu bình an.

Theo ghi nhận của phóng viên, hoạt động cầu an ở các chùa trong nội thành Thủ đô đều diễn ra rất trật tự.

Điển hình như chùa Phúc Khánh, khóa lễ cầu an tại chùa bắt đầu từ ngày mùng 6 hàng năm luôn thu hút lượng lớn người dân về tham dự, gây tắc nghẽn các tuyến đường khu vực Ngã Tư Sở.

Khóa lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh tối mùng 7 (31/1) diễn ra trật tự trong khuôn viên chùa
Khóa lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh tối mùng 7 (31/1) diễn ra trật tự trong khuôn viên chùa

Trong dịp lễ cầu an năm nay, ghi nhận của phóng viên vào hai buổi cầu an mùng 6 và mùng 7 Tết, mọi hoạt động cầu an đều diễn ra trật tự nề nếp và chỉ gói gọn trong khuôn viên nhà chùa. Lực lượng an ninh trật tự năm nay cũng trở nên “nhàn nhã” hơn khi không phải giải tỏa ách tắc quanh chùa. Người dân đến cầu an được sắp xếp chỗ để xe miễn phí cách chùa khoảng 150m, gửi ở các hộ dân cạnh chùa vào buổi tối giá dao động từ 10 - 20 nghìn đồng một xe gắn máy.

Ở phủ Tây Hồ trong dịp lễ đầu xuân Canh Tý 2020 cũng diễn ra trật tự, an toàn. Ở hai bên đường dẫn vào phủ bày bán nhiều mặt hàng đồ ăn, đồ cúng lễ, các thầy nho viết sớ… nhưng không có tình trạng chèo kéo khách, chặt chém giá cả tại đây.

Chị Nguyễn Thu Huyền (ở Hà Nội) đến lễ tại phủ Tây Hồ ngày mùng 7 Âm lịch (31/1) chia sẻ: “Đầu năm tôi cũng giống mọi người đi cầu bình an mong muốn một năm an lành, nhiều sức khỏe. Tôi không chuẩn bị trước tiền lẻ công đức và đặt lễ nên ghé vào cửa hàng trên đường vào phủ đổi luôn. Ở đây mỗi sớ mình phải trả họ 100 nghìn đồng, nếu chưa chuẩn bị đồ lễ đi kèm thì mua luôn tại đây có đầy đủ, giá cả tuy có cao hơn so với mình tự chuẩn bị nhưng vẫn ở mức chấp nhận được, không có chặt chém”.

Cách phủ Tây Hồ không xa là chùa Trấn Quốc ghi nhận tình trạng tương tự. Người dân đến lễ chùa trật tự, nề nếp. Các hoạt động cầu an không có cảnh chen lấn, xô đẩy và tình trạng lộn xộn trước, trong chùa.

Lực lượng an ninh trật tự làm nhiệm vụ quanh chùa Phúc Khánh rất “nhàn nhã”.
Lực lượng an ninh trật tự làm nhiệm vụ quanh chùa Phúc Khánh rất “nhàn nhã”.

Chùa Quán Sứ nằm trong khu phố cổ Thủ đô đến mùng 7 Âm lịch khá im ắng. Vẫn có người dân đến cúng lễ, công đức và cầu bình an tại chùa nhưng so với mọi năm đã giảm đi đáng kể. Người dân lặng lẽ ra vào, thành tâm khấn mang lại vẻ bình yên, trang nhã cửa Phật.

Sau nhiều năm lên án, người dân dần có ý thức hơn trong việc lựa chọn trang phục đi chùa. Ghi nhận tại các chùa nội thành Hà Nội, người dân đến chùa đều lựa chọn trang phục kín đáo, lịch sự. Đặc biệt trong thời gian đầu năm mới này Hà Nội đang có không khí lạnh nên trang phục được mọi người lựa chọn phù hợp hơn.

Tình trạng xả rác bừa bãi tại các chùa cũng được hạn chế tối đa. Bên cạnh lực lượng dọn vệ sinh được phân cử tại chùa thì người dân đã có ý thức hơn trong việc vứt rác đúng nơi quy định, đảm bảo hoạt động lễ chùa cầu an được diễn ra an toàn, vui vẻ và đúng với thuần phong, mỹ tục, mang lễ chùa trở thành một nét văn hóa đẹp trong đời sống tâm linh.

Đọc thêm

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì? Tin tức

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì?

TTTĐ - Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về một số dự án luật, trong đó có Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật Nhà giáo...
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm Tin tức

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm

Chiều 5/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 chủ trì cuộc họp, cho ý kiến về việc phân công, điều phối nhiệm vụ của Tổ biên tập.
Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có 15 thành viên. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân Tin tức

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

TTTĐ - Trước tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan gây nguy cơ lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, Chính phủ đề xuất Quốc hội luật hóa cấm hoàn toàn việc này.
Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết...
Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh Tin tức

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại kỳ họp này, nếu Quốc hội quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 thì sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã, một phần chuyển cấp tỉnh.
Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản Tin tức

Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp cần đảm bảo đúng quy trình, quy định, tiến hành lấy ý kiến Nhân dân.
Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng Tin tức

Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công cuộc cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị với tinh thần "không làm nửa vời, làm đến cùng, làm triệt để".
Xem thêm