Tag

Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2024: Lan tỏa hào khí Đông A

Văn hóa 20/02/2024 11:34
aa
TTTĐ - Thái Bình là vùng đất phát tích, hưng nghiệp của vương triều Trần, là nơi vua Trần Thái Tông sinh ra, gia tộc nhà Trần gây dựng cơ nghiệp. Hàng năm, Lễ hội đền Trần được Nhân dân xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà, Thái Bình) tổ chức nhằm tri ân công đức của các vị vua triều Trần.
Khẳng định, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nhà Trần Sẵn sàng khai mạc Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2023 Đầu năm, du xuân trảy hội đền Trần

Về nơi phát tích vương triều Trần

Lịch sử Việt Nam ghi nhận, vương triều nhà Trần tồn tại trong lịch sử Việt Nam với 14 đời vua, kéo dài và tỏa sáng 175 năm.

Đây là triều đại phát triển rực rỡ nhất trong tiến trình lịch sử phong kiến Việt Nam với 3 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh, làm nên hào khí Đông A.

Vương triều Trần với nhiều vị vua anh minh như: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và rất nhiều danh tướng kiệt xuất như: Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư...

Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2024: Lan tỏa hào khí Đông A
Đền Trần Thái Bình về đêm

Thái Bình là vùng đất phát tích, hưng nghiệp của vương triều Trần, là nơi vua Trần Thái Tông sinh ra, gia tộc nhà Trần dựa vào đây mà gây dựng cơ nghiệp. Các vua Trần đã cho xây dựng hành cung Long Hưng, hành cung Lỗ Giang để tổ chức những đại lễ mừng chiến thắng và Tam Đường là nơi lưu giữ hài cốt của các tổ tiên triều Trần.

Đền Trần và Thái Đường Lăng tại thôn Tam Đường, xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà, Thái Bình) là đất phát nghiệp, nơi đặt mộ tổ, các vua, hoàng hậu và công chúa Nhà Trần, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là khu di tích lịch sử quốc gia.

Hàng năm, tại đền Trần, người dân thường tổ chức lễ hội từ ngày 13 - 18 tháng Giêng để tri ân công đức các vị vua Trần; đồng thời giáo dục lòng yêu nước, tinh thần “uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ.

Lễ hội đền Trần Thái Bình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2014; khu di tích lịch sử lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần ở xã Tiến Đức được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Những năm trước, lễ hội do UBND huyện Hưng Hà tổ chức nhưng bắt đầu từ năm 2023, sự kiện này được tổ chức quy mô cấp tỉnh, gắn với tôn vinh lễ hội đền Trần là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2024: Lan tỏa hào khí Đông A
Du khách trẩy hội đền Trần Thái Bình

Đảm bảo an ninh trật tự, tạo thuận tiện cho du khách

Năm nay, thời tiết thuận lợi nên ngay từ những ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn, nhiều du khách đã về đền Trần tại Thái Bình để dâng hương, cầu may. Nhiều người bày tỏ sự hài lòng khi thấy càng ngày, công tác bảo đảm an ninh trật tự, giữ gìn vệ sinh xung quanh đền Trần được đảm bảo.

Anh Nguyễn Ánh Dương ở quận Long Biên, Hà Nội cho hay: “Quê vợ tôi tại Thái Bình nên năm nào cả gia đình cũng về từ ngày mùng 1 Tết và đi lễ tại đền Trần. Các năm gần đây, hoạt động dịch vụ quanh đền Trần đều được quản lý chặt chẽ, văn minh. Bãi gửi xe máy, xe ô tô được phân định rõ ràng, có lực lượng công an hướng dẫn tận tình nên rất thuận tiện cho người dân đến đây vãn cảnh, du xuân và dâng lễ”.

Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2024: Lan tỏa hào khí Đông A
Nghi thức rước kiệu tại đền Trần Thái Bình năm nay vẫn được tổ chức để đảm bảo duy trì nét văn hóa truyền thống

Năm nay, theo Ban Tổ chức, lễ hội đền Trần tiếp tục được tổ chức với quy mô cấp tỉnh. Lễ khai mạc vào ngày 13 tháng Giêng với chủ đề "Hào khí Đông A - Tiếng vọng ngàn năm".

Diễn ra trong 6 ngày, ngoài phần lễ dâng hương tại lăng mộ các vua Trần, lễ tế mở cửa đền, lễ rước thủy và rước bộ... lễ hội đền Trần còn diễn ra nhiều hoạt động như thi cỗ cá, gói bánh chưng, kéo lửa nấu cơm cần, kéo co...

Được biết, hiện nay, Công an huyện Hưng Hà đã huy động tối đa lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các địa bàn trọng điểm và tụ điểm phức tạp; chủ động nắm chắc tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, phần tử xấu và các loại tội phạm.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, ngoài lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ, Công an huyện chỉ đạo các đội nghiệp vụ phân công cụ thể lực lượng ứng trực sẵn sàng cơ động để tăng cường phối hợp bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn lễ hội, phục vụ Nhân dân và du khách thập phương.

Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2024: Lan tỏa hào khí Đông A
Lực lượng công an kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ để đảm bảo an toàn cho lễ hội

Thượng tá Trần Hữu Hiến, Phó Trưởng Công an huyện cho biết: “Dịp lễ hội, chúng tôi huy động trên 300 cán bộ, chiến sĩ tham gia thực hiện các phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, lực lượng công an huyện bố trí 220 cán bộ, chiến sĩ; còn lại lực lượng công an tỉnh phối hợp thực hiện”.

Công an huyện Hưng Hà đã thành lập 15 tổ trực bảo đảm an ninh trật tự tại các điểm tổ chức, 11 chốt tuần tra lưu động để hướng dẫn và bảo đảm an toàn giao thông trong đêm khai mạc cũng như trong suốt quá trình diễn ra lễ hội.

Bên cạnh đó, các lực lượng sẵn sàng triển khai đội hình, phương tiện thường trực sẵn sàng làm nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy; tuyên truyền, vận động Nhân dân không lấn chiếm lòng, lề đường; phân công lực lượng hướng dẫn giao thông và bảo đảm trật tự công cộng tại các nút giao thông trọng điểm trên quốc lộ 39, đường tỉnh ĐT.468 và trục đường vào khu vực đền Trần, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, cháy, nổ, đốt pháo, quyết tâm bảo đảm an ninh trật tự cho lễ hội, mang lại ấn tượng tốt đẹp cho du khách khi dự hội đền Trần Thái Bình năm 2024.

Đọc thêm

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững Văn học

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 29/4, tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, hòa trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn văn hóa học và đọc Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa, Hội Nhà văn Hà Nội đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai". Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đến dự buổi lễ.
Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách Văn học

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, do họa sĩ Hồ Quốc Cường vẽ minh họa.
Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ" Thời trang - Làm đẹp

Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ"

TTTĐ - Nhà thiết kế (NTK) Trần Phương Hoa đã ra mắt bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ". Nét độc đáo và mang lại điểm nhấn thú vị của bộ sưu tập (BST) là bởi được trình diễn bởi những người mẫu đặc biệt là các Đại sứ và phu nhân/phu quân các nước tại Việt Nam.
Xem thêm