Tag

Lịch sử trong mắt Gen Z: Tự hào, biết ơn và nhiều góc nhìn

Nhịp sống trẻ 26/04/2025 10:16
aa
TTTĐ - Giữa nhịp sống hiện đại hối hả, dưới tác động của công nghệ và dòng thông tin đa chiều, góc nhìn của giới trẻ về lịch sử dân tộc cũng ngày càng đa dạng. Mỗi người trẻ hôm nay đang chọn cho mình một cách kết nối riêng để gìn giữ và truyền cảm hứng từ ký ức lịch sử.
Nhân chứng lịch sử truyền tinh thần yêu nước cho tuổi trẻ Tây Hồ Kho tư liệu số quý, không gian tưởng nhớ và tôn vinh lịch sử

"Về nguồn" kết nối quá khứ, vun đắp tương lai

Trong không khí trang trọng và ý nghĩa của tháng Tư lịch sử, đặc biệt khi cả nước đang hân hoan kỷ niệm Đại lễ 30/4 - ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chương trình "Về nguồn" năm 2025 do Liên chi đoàn Viện Báo chí và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức mang trong mình một sứ mệnh vô cùng đặc biệt, hun đúc tình yêu lịch sử, niềm tự hào dân tộc trong trái tim mỗi bạn trẻ. Theo chia sẻ từ đồng chí Nguyễn Văn Song Phúc, Bí thư Liên chi đoàn Viện Báo chí và Truyền thông, sự kiện này không chỉ đơn thuần là một hoạt động thường niên mà còn là một dấu mốc quan trọng, hội tụ hai ý nghĩa lớn lao.

 Hành trình “Về nguồn” khơi dậy lòng tự hào và biết ơn sâu sắc của các bạn sinh viên với thế hệ cha ông
Hành trình “Về nguồn” khơi dậy lòng tự hào và biết ơn sâu sắc của các bạn sinh viên với thế hệ cha ông

Chuyến đi là cơ hội quý báu để các đoàn viên, sinh viên ôn lại những trang sử hào hùng, những chiến công oanh liệt của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất Tổ quốc. Đồng chí Song Phúc cho biết: “Trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm ngày non sông liền một dải, việc khơi dậy lòng tự hào và tri ân sâu sắc đối với những hy sinh to lớn của thế hệ cha anh càng trở nên cấp thiết và ý nghĩa hơn bao giờ hết”.

Mục tiêu lớn nhất của chuyến đi là giáo dục lý tưởng cách mạng, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và giúp sinh viên Báo chí - Truyền thông nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm nghề nghiệp gắn liền với lịch sử dân tộc. Chuyến đi “Về nguồn” đi qua ba địa điểm lịch sử: Di tích lịch sử quốc gia 60 TNXP - Đại đội 915, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Việc lựa chọn các địa điểm này thể hiện sự kết hợp giữa yếu tố lịch sử dân tộc, văn hóa và nghề nghiệp báo chí, đúng với tinh thần của một chuyến “Về nguồn” dành cho người làm báo trẻ.

Đồng chí Song Phúc bày tỏ những kỳ vọng sâu sắc vào sự tham gia và những phản hồi tích cực từ các đoàn viên sau chuyến đi "Về nguồn" đầy ý nghĩa này. Hơn cả sự có mặt hình thức, thông qua chuyến đi, mỗi sinh viên tham gia sẽ thực sự cảm bằng trái tim, nghĩ bằng lý trí và viết, kể lại, lan tỏa những trải nghiệm và cảm xúc của mình theo những cách riêng, độc đáo.

Đồng chí Song Phúc hy vọng chuyến đi sẽ thổi bùng “ngọn lửa” yêu sử trong trái tim mỗi đoàn viên
Đồng chí Song Phúc hy vọng chuyến đi sẽ thổi bùng “ngọn lửa” yêu sử trong trái tim mỗi đoàn viên

Sự tương tác trực tiếp với lịch sử thông qua các chuyến đi thực tế như "Về nguồn" đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đoàn viên, sinh viên đối với vận mệnh của đất nước. Theo đồng chí Phúc, chuyến đi chỉ thực sự đạt được ý nghĩa trọn vẹn khi mỗi đoàn viên trở về mang theo những ấn tượng sâu sắc, những nhận thức mới mẻ trong trái tim, trong suy nghĩ và trong cách nhìn nhận về lịch sử, về nghề báo, cũng như về trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay đối với xã hội và Tổ quốc.

Tình yêu lịch sử nảy mầm từ những điều giản dị

Những cảm xúc chân thành và đầy tự hào cũng như “hạt mầm trong tâm hồn” bạn trẻ Đỗ Quang Dương, sinh viên năm thứ 4 ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, trường Đại học Hạ Long. Tình yêu lịch sử trong Dương được khơi gợi từ những trải nghiệm giản dị, một lần chạm vào quá khứ qua những di tích, những câu chuyện được kể.

Quang Dương chia sẻ về cảm xúc tự hào của mình sau khi có dịp ghé tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Dương bày tỏ: "Mình cảm nhận được sự hy sinh, sự đấu tranh, đoàn kết trong lúc chiến tranh loạn lạc để giành lại nền độc lập cho dân tộc, để có được hòa bình như bây giờ. Mình vô cùng biết ơn thế hệ cha ông và tự hào vì mình là người Việt Nam”.

So sánh với việc đọc sách lịch sử, Dương cho rằng trải nghiệm tham quan bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mang lại những cảm xúc chân thực và sâu sắc hơn: "Đó là những cảm xúc mà có lẽ chỉ khi được nhìn, được chạm, được thấy trực tiếp nhờ tư liệu, hiện vật mới có thể cảm nhận được rõ ràng thay vì chỉ học trên sách báo khô khan khó cảm nhận”, Dương nói.

Mỗi chuyến tham quan các di tích lịch sử đều đọng lại nhiều ký ức khó quên đối với Quang Dương
Mỗi chuyến tham quan các di tích lịch sử đều đọng lại nhiều ký ức khó quên đối với Quang Dương

Chia sẻ về kế hoạch tham quan Nhà tù Hỏa Lò sắp tới trong dịp lễ 30/4, Dương kỳ vọng sẽ có thêm những hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử Hà Nội và đất nước: "Hy vọng rằng trong chuyến đi ý nghĩa này, mình sẽ được hiểu thêm về Hà Nội, về lịch sử nước nhà về những điều mà có lẽ cuộc sống bộn bề đã khiến mình lãng quên mất”.

Dương tin rằng, trong bối cảnh mạng xã hội và thông tin đa chiều, điều quan trọng để kết nối giới trẻ với lịch sử là tạo ra những nội dung lôi cuốn và hấp dẫn: "Giới trẻ cũng tự làm lịch sử theo nhiều cách lôi cuốn và hấp dẫn như làm hoạt hình, trải nghiệm tìm hiểu khám phá di tích hay có những câu hỏi sau mỗi clip để tăng sự tò mò của khán giả và những nội dung này thực sự rất nổi bật và thu hút, lan truyền rộng trên mạng xã hội, kích thích giới trẻ tìm hiểu hơn về lịch sử Việt Nam”.

Bạn Phạm Thị Hồng Nhung, sinh viên năm nhất chuyên ngành Truyền thông Quốc tế, Học viện Ngoại Giao, tình yêu lịch sử cũng bắt nguồn từ những điều gần gũi. Nhung chia sẻ: "Tình yêu của mình dành cho lịch sử xuất phát từ sự cảm phục và ngưỡng mộ người giáo viên Lịch sử cấp 2 của mình... Sau mỗi lần giảng, cô đều có những lời căn dặn rằng “để có được đất nước như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải đổ biết bao xương máu”. Những lời đó đã khắc sâu vào trong tâm trí của mình, và nó dạy mình biết trân trọng hiện tại, biết ơn quá khứ và thêm yêu những giá trị lịch sử mà dân tộc đã hun đúc suốt hàng nghìn năm”.

Với mong muốn lan tỏa tình yêu lịch sử đến bạn bè, Nhung ấp ủ ý tưởng thành lập một câu lạc bộ hoặc tổ chức nhỏ: "Mình mong muốn nơi đây sẽ là một không gian - nơi mọi người có thể cùng nhau trao đổi, học hỏi và lan tỏa tình yêu Lịch sử... Mình tin rằng, khi được truyền cảm hứng đúng cách, Lịch sử sẽ không còn là môn học khô khan mà sẽ trở thành cầu nối giúp các bạn trẻ hiểu hơn về cội nguồn, về giá trị của độc lập, tự do”.

Hồng Nhung ấp ủ nhiều dự định lan tỏa tình yêu lịch sử tới các bạn trẻ
Hồng Nhung ấp ủ nhiều dự định lan tỏa tình yêu lịch sử tới các bạn trẻ

Hướng tới kỷ niệm ngày 30/4, Nhung cùng nhóm bạn tại Học viện Ngoại giao đã thực hiện một dự án podcast mang tên "Mystory - Mystery of History": Đây là sản phẩm giữa kỳ của chúng mình trong môn Phát thanh - Truyền hình, kể về lịch sử và hướng đến kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Nhung tin rằng, hiểu biết sâu sắc về lịch sử có vai trò quan trọng trong việc định hình bản sắc văn hóa và tinh thần tự tôn dân tộc của giới trẻ: "Vì lịch sử không chỉ là câu chuyện của quá khứ, mà là nguồn gốc của mọi giá trị. Khi giới trẻ hiểu và thấm thía được những gì đã xảy ra, họ sẽ không chỉ nhận thức được sự tiếp nối của mình với các thế hệ đi trước, mà còn nhận ra vai trò của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị ấy”.

Bên cạnh những tín hiệu tích cực, không thể phủ nhận rằng vẫn còn một bộ phận giới trẻ có vẻ "thờ ơ" với lịch sử. Tuy nhiên, liệu đây có thực sự là sự thờ ơ hay chỉ là một cách tiếp cận và thể hiện sự quan tâm khác biệt so với các thế hệ trước?

Theo một số người trẻ, sự "thờ ơ" này có thể xuất phát từ việc giới trẻ sinh ra trong hòa bình, chưa cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh. Bên cạnh đó, cách giáo dục Lịch sử trong nhà trường nhiều nơi vẫn còn nặng về ghi nhớ sự kiện, mốc thời gian, khiến Lịch sử trở thành một môn học khô khan, thiếu sức sống...

Từ những vấn đề này, bạn Phạm Thị Hồng Nhung đề xuất cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong cách giáo dục và truyền thông lịch sử, kết hợp công nghệ và trải nghiệm thực tế: "Mình mong muốn lịch sử sẽ được kể lại bằng ngôn ngữ gần gũi hơn; kết hợp công nghệ, trải nghiệm thực tế, game hóa kiến thức. Khi được kể bằng cảm xúc, bằng con người, bằng chính câu chuyện đời thực, lịch sử sẽ tự nhiên chạm vào trái tim người trẻ”.

Dù là lòng tự hào sâu sắc, sự biết ơn chân thành hay một góc nhìn đa chiều đang dần hình thành, mối liên kết giữa Gen Z với lịch sử dân tộc vẫn liên tục kết nối mạnh mẽ, đòi hỏi những nỗ lực không ngừng để ký ức về cội nguồn mãi trường tồn. Hành trình "Về nguồn" và những chia sẻ từ các bạn trẻ chính là những tín hiệu tích cực, cho thấy lịch sử vẫn luôn có một vị trí đặc biệt trong trái tim thế hệ mới, chỉ cần được khơi gợi và tiếp cận bằng những phương thức phù hợp.

Đọc thêm

Chàng trai giải tích và hành trình chinh phục đỉnh cao Toán học Nhịp sống trẻ

Chàng trai giải tích và hành trình chinh phục đỉnh cao Toán học

TTTĐ - Nguyễn Vân Dũng, sinh viên ngành Tự động hóa, khoa Cơ điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, không chỉ là một chàng trai đam mê kỹ thuật mà còn là một tài năng Toán học. Dũng đã sở hữu bảng thành tích ấn tượng: Huy chương Vàng Olympic Toán học toàn quốc, Giải Nhì Olympic Toán cấp Học viện cùng nhiều học bổng danh giá. Hành trình chinh phục những con số của Dũng là câu chuyện về niềm đam mê bất tận, sự kiên trì phi thường và một tâm lý vững vàng đáng ngưỡng mộ.
Con ong chăm chỉ gặt "mùa vàng" tri thức Nhịp sống trẻ

Con ong chăm chỉ gặt "mùa vàng" tri thức

TTTĐ - Nguyễn Thị Hà Trang, sinh viên Khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, không chỉ sở hữu bảng thành tích học tập ấn tượng với GPA gần tuyệt đối và 7 học kỳ liên tiếp đạt học bổng xuất sắc, mà còn là một cán bộ Đoàn, Hội năng nổ, nhiệt huyết. Hành trình của Trang là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng, niềm đam mê khám phá tri thức và tinh thần cống hiến vì cộng đồng.
Bí quyết vượt vũ môn và chọn đúng nghề cho tương lai Camera 360 trẻ

Bí quyết vượt vũ môn và chọn đúng nghề cho tương lai

TTTĐ - Chỉ còn hơn một tháng nữa, hơn một triệu học sinh lớp 12 trên cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 – một trong những dấu mốc quan trọng nhất của tuổi học trò. Đây không chỉ là kỳ thi đánh dấu việc hoàn thành 12 năm học phổ thông, mà còn là bước đệm đầu tiên mở ra cánh cửa chọn ngành, chọn nghề, chọn tương lai.
“Hội tiền bối” giúp 2K10 gỡ rối trước kỳ thi vào lớp 10 Camera 360 trẻ

“Hội tiền bối” giúp 2K10 gỡ rối trước kỳ thi vào lớp 10

TTTĐ - Tiếp nối thành công những mùa trước, chương trình MASKA trở lại giúp sức cho các thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng trăm các bạn học sinh tại Hà Nội tham dự để được giải đáp thắc mắc, "gỡ rối" tâm tư.
“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát Nhịp sống trẻ

“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Với tinh thần “có của góp của, có công góp công”, tuổi trẻ Thủ đô tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn.
Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ

TTTĐ - Tình yêu Tổ quốc - một khái niệm thiêng liêng, không chỉ gắn liền với những hành động hay những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước mà với thế hệ trẻ hôm nay, lòng yêu nước được ươm mầm và thể hiện một cách dung dị, chân thành từ những hành động nhỏ bé trong cuộc sống, đặc biệt trong những ngày tháng Tư lịch sử vừa diễn ra.
Chàng trai “tô màu kí ức” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai “tô màu kí ức”

TTTĐ - “Khi thấy người thân liệt sĩ ngắm thật lâu những bức ảnh được phục chế, ôm vào ngực rồi khóc, tôi thấy việc mình làm thật sự ý nghĩa”, anh Lê Văn Phúc, Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2024 chia sẻ. Đó cũng là động lực để chàng trai người Phú Xuyên (Hà Nội) bền bỉ phục dựng ảnh liệt sĩ miễn phí và trao tặng đến nhiều gia đình suốt hơn 5 năm qua. Nhiều người gọi anh Phúc với cái tên chàng trai “tô màu ký ức”.
Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Quận Cầu Giấy tổ chức “Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ”.
“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng, kinh tế số bùng nổ và chuyển đổi số trở thành dòng chảy chính của thời đại, khởi nghiệp, lập nghiệp không còn là hành trình đơn thuần của cá nhân. Với thế hệ trẻ, đó là câu chuyện của bản lĩnh, sáng tạo, đặc biệt là sự “giải phóng tư duy” - điều kiện tiên quyết để dấn thân và bứt phá.
Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo

TTTĐ - Với công nghệ thực tế ảo (VR) và 3D, một người chưa từng đến Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc ngồi bên kia bán cầu cũng có thể trải nghiệm không gian, cấu trúc của tòa nhà một cách trực quan. Đây là điểm nổi bật của dự án sử dụng công nghệ 3D và VR360 tái hiện các chiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được một nhóm bạn trẻ Thủ đô thực hiện.
Xem thêm