Lý giải về các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Tiến sĩ Soumya Swaminathan đưa ra lý giải: "Sau khi bạn tiêm vắc xin tại cơ sở y tế, bạn sẽ được yêu cầu ngồi đợi. Điều này là do nhân viên y tế ở đó muốn theo dõi tình trạng của bạn sau tiêm. Rất hiếm khi bạn có thể bị phản ứng sau tiêm vắc xin nhưng nếu điều đó xảy ra khi bạn đang ở phòng khám, họ có thể xử lý. Đó là lý do tại sao bạn được yêu cầu chờ đợi.
Ngoài ra, bạn có thể có các triệu chứng thường gặp sau tiêm chủng, thường là đau, đỏ hoặc sưng ở vị trí tiêm. Bạn có thể bị sốt nhẹ, đau mỏi toàn thân, đau đầu hoặc cảm thấy không khỏe".
Tiến sĩ Soumya Swaminathan cho biết thêm, đó là những phản ứng thông thường vì đây là dấu hiệu hệ thống miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với các kháng nguyên được đưa vào cơ thể và hệ thống miễn dịch đang chuẩn bị để chiến đấu. Đây là điều khá phổ biến, thường kéo dài không quá hai hoặc ba ngày và sau đó bạn cảm thấy hoàn toàn ổn.
"Sau ba hoặc bốn ngày đầu tiên, nếu bạn gặp bất kỳ điều gì bất thường hoặc nếu bất kỳ triệu chứng nào kể trên kéo dài hoặc bạn gặp các triệu chứng bất thường khác mà bạn thường không có, thì bạn nên tìm đến và thông báo cho cơ sở y tế nơi bạn đã tiêm vắc xin
Điều này là quan trọng vì chúng tôi phải theo dõi tình trạng sức khỏe của những người đã được tiêm vắc xin và phải ghi lại bất kỳ tác dụng phụ bất thường nào có thể xảy ra. Hiện chúng tôi đang thu thập cơ sở dữ liệu toàn cầu.
Điều đáng mừng là cho đến nay, với khoảng 100 triệu liều vắc xin đã được triển khai trên toàn thế giới chỉ trong hai tháng qua, chúng tôi vẫn chưa ghi nhận dấu hiệu cảnh báo đáng lo ngại nào. Chúng tôi cần tiếp tục theo dõi và cập nhật dữ liệu, vì vậy, hãy báo cáo nếu có bất kỳ điều bất thường nào xảy ra, đồng thời cũng không nên quá lo lắng nếu bạn thấy một số tác dụng phụ nhẹ, kéo dài trong vài ngày", Tiến sĩ Soumya Swaminathan giải thích rõ hơn về các tác dụng phụ thường gặp.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thanh niên 17 tuổi nguy kịch do thanh kim loại xuyên thấu tim

Cấp cứu bệnh nhân bất ngờ gặp sự cố phóng điện

Số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ

Tăng cường lực lượng chăm sóc y tế cho đại lễ Vesak 2025

Tháo gỡ quảng cáo 2 loại thực phẩm chức năng chứa chất cấm sibutramine

Làm rõ vụ việc Bệnh viện Nam Định "đóng đủ tiền mới cấp cứu"

Thực hiện gần 200 ca phẫu thuật cấp cứu trong 5 ngày nghỉ lễ

Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ, hơn 243 nghìn người đang điều trị

Bệnh nhân nguy kịch vì mắc viêm gan B 20 năm không điều trị
