Tag

Mẹ đừng buồn, nếu con thi trượt…

Nhịp sống trẻ 27/06/2022 11:32
aa
TTTĐ - Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội đã chính thức khép lại. Bên cạnh niềm vui khi làm bài tốt thì có không ít thí sinh chưa tự tin vào bài làm của mình và có tâm lý sợ bố mẹ thất vọng nếu kết quả thi không được như ý.
Những điểm chờ “giải nhiệt” mùa thi Kết thúc kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10: Thí sinh, phụ huynh hãy gác lại âu lo Hà Nội công bố đáp án các môn thi vào lớp 10

Áp lực hậu kỳ thi

Những ngày qua, trên các diễn đàn ngập tràn lời chúc mừng các thí sinh đã hoàn thành kỳ thi vào lớp 10. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng không ít những chia sẻ đầy buồn bã, trĩu nặng về việc con đã không làm được bài như mong muốn.

Không ít thí sinh chưa tự tin vào bài thi của mình (Ảnh minh hoạ)
Không ít thí sinh lo lắng chờ đến ngày công bố kết quả thi (Ảnh minh hoạ)

Nguyễn Ngọc Ánh, học sinh lớp 9, trường THCS Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, em đang thấp thỏm từng giờ để đợi điểm thi. Ánh lo kết quả bài thi chuyên của mình sẽ không được như kỳ vọng của bố mẹ. "Em hơi sợ, vì sau khi em nói mình đã làm sai tầm 3 hay 4 câu trong bài thi chuyên thì mẹ đã nói rằng: "Chán không. Bao nhiều tiền học, bao nhiêu công, giờ chắc đổ xuống sông rồi". Khi đó, em cảm thấy rất buồn, xấu hổ và vô cùng áp lực”.

Trần Đức Huy, học sinh lớp 9 ở quận Long Biên chia sẻ: “Em vẫn nói với bố mẹ là làm bài ở mức bình thường nhưng thực sự em lo với điểm 5 ở mỗi môn sẽ không thể vào được các trường công lập tại quận Long Biên như kỳ vọng của bố mẹ. Em muốn mở lời với bố mẹ, rằng họ đừng kỳ vọng quá nhiều vào kết quả thi của em nhưng thực sự nhìn họ nói về trường này, trường kia mà em không biết nói gì. Em sợ nghe thấy tiếng thở dài của mẹ hay ánh mắt thất vọng của bố. Em thực sự thấy lo lắng và chán nản, mỗi ngày qua đi em lại thấy nỗi lo nhiều hơn một chút”…

Không chỉ có học sinh, dù thở phào vì con đã hoàn thành một kỳ thi quan trọng trong cuộc đời nhưng nhiều cha mẹ vẫn “nín thở” chờ điểm thi.

Phụ huynh “đội nắng” chờ con tại các điểm thi
Phụ huynh “đội nắng” chờ con tại các điểm thi

Chị Phạm Thu Hiền (Đống Đa, Hà Nội) tâm sự: "Con đi thi thấy đề dễ, làm bài tốt thì phụ huynh nào cũng mừng nhưng cũng có những lo lắng. Đề dễ đồng nghĩa với việc điểm đầu vào các trường sẽ cao và con nhà mình làm được thì con nhà người khác cũng làm được bài, thậm chí có thể làm tốt hơn con mình. Dù sao tôi cũng vẫn thấy lo lắng".

Anh Đinh Ngọc Đăng ở quận Long Biên chia sẻ: “Trước kỳ thi hay sau kỳ thi tôi cũng đều lo lắng. Lo rằng con không đỗ vào lớp 10 trường công lập. Trong quá trình ôn thi, dù sốt ruột, dù kỳ vọng nhưng tôi cũng không dám nói với con vì sợ con áp lực. Năm nay tỉ lệ chọi cao, chưa chắc con đã thi đỗ, vì thế tâm trang đợi kết quả thi của tôi cũng đang lo lắng không kém gì lúc con chưa thi”.

Hãy dạy cho đứa trẻ biết đứng lên

Nhiều ý kiến cho rằng, vào đời có nhiều con đường, nếu cánh cửa này đóng sẽ có cánh cửa khác mở ra. Vì thế thi vào lớp 10, dù điểm thấp nhưng đó chỉ là một kỳ thi và không phải là thước đo để đánh giá năng lực hay phẩm chất một con người. Điều quan trọng là chúng ta phải biết vượt qua những thử thách để tiến đến thành công.

TS Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống Giáo dục chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng: “Kỳ thi vào lớp 10 là một cuộc thử sức đối với các con nhưng sự thử sức đó phải căn cứ vào năng lực thực sự của mỗi đứa trẻ. Năng lực thực sự đó là năng lực mà bản thân được di truyền lại, cũng như do rèn luyện mà nên. Sự rèn luyện đó là do bản thân, gia đình, nhà trường cũng như môi trường giáo dục. Vì thế đừng quy tội vào một đứa trẻ khi con thi không đạt. Cha mẹ cần nhìn lại xem cuộc thi đó có vừa sức với con mình không, nếu kỳ thi cao hơn sức con mình mà nó đạt được điểm đó đã là cố gắng lắm rồi”.

Các thí sinh trao đổi sau giờ thi
Các thí sinh trao đổi sau giờ thi

Cũng theo TS. Hòa, kỳ thi vào lớp 10 xét cho cùng chỉ là cuộc thi thôi, các em học sinh được học rất nhiều nội dung nhưng chỉ thi 3 môn, chính vì thế, không thể nhìn vào kết quả kỳ thi này mà đánh giá năng lực và phẩm chất con người một cách thực sự. Có những đứa trẻ không đỗ vào trường công nhưng sau nó đã trưởng thành. Vì thế phụ huynh hãy coi đó là một cuộc chơi thử sức của con. Cuộc chơi này chưa thành thì cuộc chơi sau sẽ thành. Nếu nặng nề quá vì kỳ thi sẽ gây căng thẳng cho bản thân cha mẹ và học sinh.

“Cuộc đời của các con còn nhiều cái thử thách, có những lúc thành công và cũng có lúc vấp ngã. Cha mẹ phải chấp nhận rằng con sẽ có lúc vấp ngã, hãy dạy cho đứa trẻ phải biết đứng lên thì cuộc đời nó sẽ tự lực đứng lên. Nếu mình không dạy con cách đứng lên mà lúc nào cũng gây áp lực cho trẻ thì sẽ có nhiều hậu quả không lường trước được vì trẻ em tuổi này có thể có những hành động mà chúng ta không thể ngờ, thực tế đã từng xảy ra.

Lúc này cha mẹ cần bình tĩnh, cùng con rút kinh nghiệm từ thất bại, đừng dùng chữ “thi trượt”. Nên dùng biện pháp tâm lý, tạo điều kiện cho con bước đi tiếp, đầu óc ta nên nghĩ thoáng một chút để đỡ áp lực cho bản thân mình và đỡ áp lực cho con, tránh điều không mong muốn xảy ra.

Việc chọn một trường phù hợp với con lúc này là bài toán quan trọng nhất. Phụ huynh nên động viên con tiếp tục rèn luyện, tiếp cho con một ý chí, nghị lực, để con sẽ làm tốt hơn lần sau.

Cánh cổng THPT công lập đôi khi không phải là duy nhất, cánh cổng trường tư thục, trường nghề đều ngang bằng với cổng trường công lập, miễn là phù hợp với mỗi đứa trẻ. Có em không đỗ trường công nhưng mà vào trường tư lại là cái cơ hội để phát triển tốt và trưởng thành vì trường tư có một cái mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục khác. Trường nghề cũng rất tốt, bởi vì có những em học nghề rất giỏi.”, TS. Hoà chia sẻ.

Nếu con thi trượt…

Dưới góc độ một chuyên gia tâm lý, theo TS. Giáp Văn Dương, việc đầu tiên phụ huynh nên làm là thông cảm và chia sẻ nỗi buồn với các sĩ tử. Buồn vì thi trượt là một sự thật, không nên trốn tránh. Nhưng cũng không nên để nó nhấn chìm. Bố mẹ cần phân tích cho con thấy, với số lượng học sinh và chỉ tiêu vào 10 công lập như vậy, năm nào cũng sẽ có học sinh thi trượt vào 10 THPT công lập. Với các em và gia đình lúc này, điều quan trọng nhất không phải là thi trượt rồi thì buồn chán và đay nghiến nhau, mà là cùng nhau vượt qua sự cố đó như thế nào, nhìn về phía trước để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Với các em học sinh chưa hoàn thành tốt kỳ thi lần này, TS. Nguyễn Văn Hòa gửi gắm: “Kỳ thi vào lớp 10 chỉ là một thử thách trong rất nhiều thử thách mà các con sẽ phải vượt qua trong cuộc đời. Đây là một cuộc chơi thôi. Nếu cuộc chơi này mình chưa thắng thì cuộc chơi sau mình sẽ thắng. Qua kỳ thi này, các con biết được năng lực thực sự của mình, từ đây, mình tìm cách khắc phục những nhược điểm đó để học tập, phấn đấu. Biết đâu đó lại là cơ hội của mình. Hãy tin vào tương lai!”.

Đọc thêm

Chàng trai giải tích và hành trình chinh phục đỉnh cao Toán học Nhịp sống trẻ

Chàng trai giải tích và hành trình chinh phục đỉnh cao Toán học

TTTĐ - Nguyễn Vân Dũng, sinh viên ngành Tự động hóa, khoa Cơ điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, không chỉ là một chàng trai đam mê kỹ thuật mà còn là một tài năng Toán học. Dũng đã sở hữu bảng thành tích ấn tượng: Huy chương Vàng Olympic Toán học toàn quốc, Giải Nhì Olympic Toán cấp Học viện cùng nhiều học bổng danh giá. Hành trình chinh phục những con số của Dũng là câu chuyện về niềm đam mê bất tận, sự kiên trì phi thường và một tâm lý vững vàng đáng ngưỡng mộ.
Con ong chăm chỉ gặt "mùa vàng" tri thức Nhịp sống trẻ

Con ong chăm chỉ gặt "mùa vàng" tri thức

TTTĐ - Nguyễn Thị Hà Trang, sinh viên Khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, không chỉ sở hữu bảng thành tích học tập ấn tượng với GPA gần tuyệt đối và 7 học kỳ liên tiếp đạt học bổng xuất sắc, mà còn là một cán bộ Đoàn, Hội năng nổ, nhiệt huyết. Hành trình của Trang là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng, niềm đam mê khám phá tri thức và tinh thần cống hiến vì cộng đồng.
Bí quyết vượt vũ môn và chọn đúng nghề cho tương lai Camera 360 trẻ

Bí quyết vượt vũ môn và chọn đúng nghề cho tương lai

TTTĐ - Chỉ còn hơn một tháng nữa, hơn một triệu học sinh lớp 12 trên cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 – một trong những dấu mốc quan trọng nhất của tuổi học trò. Đây không chỉ là kỳ thi đánh dấu việc hoàn thành 12 năm học phổ thông, mà còn là bước đệm đầu tiên mở ra cánh cửa chọn ngành, chọn nghề, chọn tương lai.
“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát Nhịp sống trẻ

“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Với tinh thần “có của góp của, có công góp công”, tuổi trẻ Thủ đô tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn.
Tạm biệt tháng Tư, giới trẻ hướng về Hà Nội mùa thu lịch sử Camera 360 trẻ

Tạm biệt tháng Tư, giới trẻ hướng về Hà Nội mùa thu lịch sử

TTTĐ - Khi tiếng trống, tiếng nhạc lắng xuống, làn sóng tự hào vẫn tiếp tục lan tỏa. Nhiều bạn trẻ bịn rịn chia tay Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đồng thời cũng hướng ánh nhìn về Thủ đô Hà Nội, nơi sẽ diễn ra những hoạt động đặc biệt nhân dịp Đại lễ mừng Quốc khánh 2/9 tới.
Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ

TTTĐ - Tình yêu Tổ quốc - một khái niệm thiêng liêng, không chỉ gắn liền với những hành động hay những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước mà với thế hệ trẻ hôm nay, lòng yêu nước được ươm mầm và thể hiện một cách dung dị, chân thành từ những hành động nhỏ bé trong cuộc sống, đặc biệt trong những ngày tháng Tư lịch sử vừa diễn ra.
Chàng trai “tô màu kí ức” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai “tô màu kí ức”

TTTĐ - “Khi thấy người thân liệt sĩ ngắm thật lâu những bức ảnh được phục chế, ôm vào ngực rồi khóc, tôi thấy việc mình làm thật sự ý nghĩa”, anh Lê Văn Phúc, Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2024 chia sẻ. Đó cũng là động lực để chàng trai người Phú Xuyên (Hà Nội) bền bỉ phục dựng ảnh liệt sĩ miễn phí và trao tặng đến nhiều gia đình suốt hơn 5 năm qua. Nhiều người gọi anh Phúc với cái tên chàng trai “tô màu ký ức”.
Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng Nhịp sống trẻ

Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng

TTTĐ - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi cục diện của thị trường lao động toàn cầu. Với sự bùng nổ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, tự động hóa…, thế hệ trẻ đang là lực lượng xung kích trong tiến trình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo. Song song với những cơ hội vàng là muôn vàn áp lực vô hình, khiến nhiều người trẻ không khỏi trăn trở, lo âu giữa vòng xoáy cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Gen Z làm freelance không nghỉ lễ, miệt mài "chạy deadline" Nhịp sống trẻ

Gen Z làm freelance không nghỉ lễ, miệt mài "chạy deadline"

TTTĐ - Khi nhiều người chọn kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 để thư giãn, du lịch hoặc đơn giản là tạm dừng công việc để nghỉ ngơi thì một bộ phận không nhỏ Gen Z lại chọn cách ở lại "cày" deadline – với tư cách là những freelancer (người làm nghề tự do) đang tận dụng dịp lễ để tăng thu nhập, mở rộng kết nối và phát triển bản thân.
Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Quận Cầu Giấy tổ chức “Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ”.
Xem thêm