Tag

Mẹ giữ lại đồ vứt đi, cùng con gái làm những đồ vật xinh yêu

Xã hội 09/05/2020 09:44
aa
TTTĐ - Chai, lọ, túi, hộp… khi dùng xong thay vì vứt thẳng vào thùng rác thì nhiều mẹ lại tích lại để cùng con chế tạo đồ chơi và những đồ trang trí xinh yêu trong nhà.

Mẹ giữ lại đồ vứt đi, cùng con gái làm những đồ vật xinh yêu

Chị Mai Trang cùng bé Bảo Anh đang tái chế các chai lọ sữa sử dụng hàng ngày

Bài liên quan

Vứt, thải bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định có thể bị phạt 7 triệu đồng

Giúp con vui học ở nhà và duy trì kỷ luật tự thân hậu Covid-19

Dinh dưỡng mùa Covid-19: Ăn đủ chứ không ăn thừa

Cho trẻ uống Vitamin C phòng dịch: Hai sai lầm không đáng có

Chơi cùng con thời “cô vy”

Thói quen tưởng xấu mà… lại tốt

Trào lưu sống tối giản từ Nhật Bản “quét” qua Việt Nam khiến nhiều mẹ giật mình “Wow, hóa ra mình tích nhiều đồ thật”, rồi lụi cụi dọn nhà, tìm cách cho đi những món đồ mà khi mua mình rất ưng nhưng lại không dùng đến trong nhà. Nhiều đức ông chồng cũng được dịp phàn nàn về bà vợ thấy cái gì cũng tích, vứt cái gì cũng tiếc “chỉ tổ rác nhà”.

Ấy thế nhưng lí luận của bà vợ ưa cãi chồng, thích tích đồ và dấu dấu, nhét nhét, cất cất thì lại hoàn toàn khác.

Chị Hoài An (Hà Đông, Hà Nội) vui vẻ chia sẻ: “Nếu có ai hỏi em rằng em giỏi nhất điều gì? Xin thưa là: Cãi chồng. Cứ chồng em nói gì bất luận là đúng sai việc đầu tiên là em cãi đã. Đơn cử như đồ dùng trong nhà: ổng bảo vứt, em bảo không. Chai lọ hộp túi, cứ dùng xong em lại dấu dấu nhét nhét cất cất và cố cãi ổng rằng: khi nào cần chế đồ cho con tui đỡ phải đi xin”.

Chị chứng minh cho chồng chân lý “vợ chỉ có đúng” khi tận dụng đủ mọi thứ bỏ đi trong nhà để chơi cùng con suốt một “mùa cô vy” đằng đẵng.

Nhà có sẵn que kem, chị cùng con gái nhỏ sơn màu, làm bàn cho búp bê ngồi, dùng kẹp giấy để xếp hình những cây cầu, hình kim cương...

Mẹ giữ lại đồ vứt đi, cùng con gái làm những đồ vật xinh yêu

Bìa các-tông trong nhà được chế thành bảng chữ số, cắt theo hình bàn chân, bàn tay sơn màu cho con tập vận động phối hợp; khoét nắp hộp thành lỗ tròn cho con chơi cùng bóng hay kết hợp với que xiên thịt, súng bắn keo để trở thành xích đu…

Mẹ giữ lại đồ vứt đi, cùng con gái làm những đồ vật xinh yêu

Những ống hút sữa, thìa sữa chua dùng một lần cũng được chị và con biến thành vòng quay mặt trời hay thí nghiệm guồng nước ở trong nhà.

Mẹ giữ lại đồ vứt đi, cùng con gái làm những đồ vật xinh yêu

Một bà mẹ khác cũng ham cùng con chơi trò chơi tái chế là chị Bùi Mai Trang (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Chị cùng cô con gái 5 tuổi - bé Bảo Anh chia sẻ câu chuyện sống xanh giữa mùa dịch Covid-19.

Chị Mai Trang cho biết: “Con ở độ tuổi mẫu giáo như bé nhà mình, các mẹ có thể làm các hoạt động tái chế các lọ, chai nhựa. Đó là những thứ gần như gia đình nào cũng sử dụng hàng ngày. Những ngày nghỉ dịch này cũng thải ra một lượng rác thải nhựa khá nhiều nên mình sẽ sử dụng toàn bộ tái chế lại cho con, cùng con hoàn thành những lọ hoa, đồ trang trí từ những chai nhựa đó”.

Mẹ giữ lại đồ vứt đi, cùng con gái làm những đồ vật xinh yêu

Bé Bảo Anh, con gái chị Mai Trang rất thích thú với trò chơi tái chế cùng bố mẹ. Thông qua trò chơi này, cô bé 5 tuổi còn hiểu lọ hoa làm từ chai nước sẽ góp phần bảo vệ môi trường.

Empty
Empty

Những lọ hoa, đồ trang trí xinh xắn mà Bảo Anh cùng mẹ làm được chương trình Vì Tầm Vóc Việt ghi lại và chia sẻ cùng khán giả cả nước.

Kéo dài cuộc đời của nhựa dùng một lần

Theo các chuyên gia, chai lọ, thìa nhựa một lần hay các đồ dùng một lần khác, tất cả đều có thể tái chế để kéo dài vòng đời sử dụng của sản phẩm.

"Thay vì nhựa là kẻ thù thì chúng ta biến những đồ nhựa dùng một lần thành đồ chơi của các bé. Cũng không cần bố mẹ phải quá khéo tay mới làm được. Cùng tự tay làm đồ tái chế - đó cũng là cách giáo dục các bạn nhỏ về bảo vệ môi trường", chị Mai Trang chia sẻ.

Cùng con tái chế đồ nhựa, cha mẹ cũng thêm gắn kết
Cùng con tái chế đồ nhựa, cha mẹ cũng thêm gắn kết

Để kéo các bạn nhỏ vào công cuộc tái chế, cha mẹ chính là những người hướng dẫn, tạo động lực và niềm vui cho con. Thông qua việc tái chế cùng con, cha mẹ cũng thêm hiểu, thêm yêu môi trường và bổ sung những kĩ năng sống, kĩ năng chơi cùng con trẻ.

Chúng ta đều biết rằng phải mất rất lâu nhựa mới có thể phân hủy và thải nhựa cũng không phải là giải pháp thân thiện với môi trường hiện nay. Vì vậy, mỗi người có thể góp một phần bé nhỏ vào việc giảm rác thải nhựa bằng cách tái chế chúng thành những đồ vật dễ thương và tiện dụng.

Điều này có thể đóng góp một phần quan trọng vào nỗ lực của Chính phủ, phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam không còn sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

“Trẻ tái chế - Sống xanh mùa dịch” là một trong rất nhiều số chủ đề về Sống xanh được chương trình Vì Tầm Vóc Việt thực hiện trong nhiều năm qua. Thông qua những câu chuyện, các hoạt động của các gia đình cụ thể, Vì Tầm Vóc Việt muốn lan tỏa và nhân rộng tinh thần sống xanh bền vững từ những gia đình là hạt nhân, xây ý thức hệ cho trẻ em Việt Nam ngay từ khi còn nhỏ.

Ngoài ra, Vì Tầm Vóc Việt còn là kênh tham khảo bổ ích của phụ huynh để giúp con phát triển toàn diện từ dinh dưỡng, đề kháng… đến vận động, giải trí, học tập…

Đón xem Vì tầm vóc Việt - Chương trình chia sẻ về các vấn đề xoay quanh sự phát triển của trẻ em

Phát sóng: 20h05 hàng ngày trên VTV1

Youtube: https://bitly.vn/f7o

Email: [email protected]

Hotline: 0886 044 110

Chương trình có sự đồng hành của Tập đoàn TH.

Đọc thêm

Khơi mạch nguồn tự hào, vun đắp tình yêu lịch sử cho kiều bào Nhịp sống phương Nam

Khơi mạch nguồn tự hào, vun đắp tình yêu lịch sử cho kiều bào

TTTĐ - Thông qua phim ảnh, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh mong muốn cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nhận thức sâu sắc hơn về lịch sử cách mạng hào hùng của dân tộc, tạo ra niềm tin, sự đoàn kết thống nhất một lòng trong kỷ nguyên mới.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần Muôn mặt cuộc sống

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

TTTĐ - Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần lúc 22h51 ngày 20/5/2025 tại nhà riêng do tuổi cao, sức yếu, hưởng thọ 88 tuổi.
Quận Ba Đình (Hà Nội) phát động “Tháng hành động vì trẻ em” Muôn mặt cuộc sống

Quận Ba Đình (Hà Nội) phát động “Tháng hành động vì trẻ em”

TTTĐ - Ngày 21/5, UBND quận Ba Đình phát động “Tháng hành động vì trẻ em” và trao giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc quận Ba Đình năm 2025.
Trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Gia Lâm Muôn mặt cuộc sống

Trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Gia Lâm

TTTĐ - Ngày 21/5, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp đến thăm và trao hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” cho 2 đoàn viên thuộc LĐLĐ huyện Gia Lâm.
Thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn bị tai nạn lao động Muôn mặt cuộc sống

Thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn bị tai nạn lao động

TTTĐ - Ngày 21/5, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã đến thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn Trường Tiểu học Nhị Khê, huyện Thường Tín bị tai nạn lao động.
Phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân của MTTQ Việt Nam Nhịp sống phương Nam

Phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân của MTTQ Việt Nam

TTTĐ - Ngày 21/5, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ đặt tại xã, liên xã, phường Xã hội

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ đặt tại xã, liên xã, phường

Sắp tới, các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn cấp huyện sẽ chuyển thành các Chi nhánh đặt tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc khu vực liên xã, phường.
Điều chỉnh hình thức sử dụng đất đấu giá tại Đông Anh Đô thị

Điều chỉnh hình thức sử dụng đất đấu giá tại Đông Anh

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 6382/QĐ-UBND ngày 14/12/2023 liên quan đến việc sử dụng và đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Đông Anh.
Cơ chế mở cần đi kèm với cơ chế giám sát Muôn mặt cuộc sống

Cơ chế mở cần đi kèm với cơ chế giám sát

TTTĐ - Việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội là nhằm tháo gỡ vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà ở xã hội; hoàn thành mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội. Đồng tình với việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù song theo nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cần có các cơ chế giám sát để tránh trục lợi chính sách trong phát triển nhà ở xã hội.
Tiết kiệm điện hiệu quả bắt đầu từ nơi công sở Đô thị

Tiết kiệm điện hiệu quả bắt đầu từ nơi công sở

TTTĐ - Các cơ quan, công sở cần chú trọng, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong việc sử dụng điện một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Xem thêm