Tag

Mỗi năm Việt Nam có trên 10.000 người nhiễm HIV được điều trị ARV

Sức khỏe 05/12/2019 07:05
aa
TTTĐ - Kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam vào tháng 12/1990, hiện cả nước có trên 200.000 người nhiễm HIV còn sống và lũy tích đến nay có trên 100.000 người tử vong do AIDS. Với những nỗ lực từ Chính phủ và hỗ trợ mạnh mẽ của các tổ chức quốc tế, đến hết tháng 9/2019, cả nước đang điều trị ARV (thuốc kháng vi rút) cho trên 142.000 người nhiễm HIV, tăng gần 280 lần so với năm 2004.

Mỗi năm Việt Nam có trên 10.000 người nhiễm HIV được điều trị ARV

Bài liên quan

Tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV qua bảo hiểm y tế ngày càng tăng

24 người nghi bị phơi nhiễm khi cứu bệnh nhân HIV bị tai nạn đã được uống thuốc ARV

BHYT giúp giảm gánh nặng tài chính cho người nhiễm HIV/AIDS

Quỹ BHYT đảm bảo thanh toán thuốc ARV vào năm 2019

Mở rộng điều trị ARV

Nhằm giảm tác động của dịch HIV/AIDS, ngày 8/5/2000 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1451/2000/QĐ-BYT về việc ban hành: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS làm cơ sở cho việc mở rộng chương trình điều trị bằng thuốc kháng HIV tại Việt Nam sau này. Việt Nam cũng liên tục cập nhật khuyến cáo mới của Tổ chức Y tế thế giới trong công tác điều trị HIV/AIDS. Tiêu chuẩn điều trị thuốc ARV từ chỗ phụ thuộc tế bào CD4 dưới 200 tế bào/mm3 và giai đoạn lâm sàng đã chuyển sang điều trị ARV ngay khi được phát hiện nhiễm HIV.

Với những nỗ lực từ Chính phủ và hỗ trợ mạnh mẽ của các tổ chức quốc tế, đến hết tháng 9/2019, cả nước đang điều trị thuốc kháng vi rút ARV cho trên 142.000 người nhiễm HIV, tăng gần 280 lần so với năm 2004. Trung bình mỗi năm có trên 10.000 người nhiễm HIV được đưa vào điều trị ARV.

Số ngày người bệnh phải chờ từ khi đăng ký điều trị cho đến lúc được điều trị ARV đã giảm. Người nhiễm HIV đã được đưa vào điều trị ARV trong ngày với thời gian từ lúc có xét nghiệm sàng lọc HIV dương tính cho đến khi được khẳng định nhiễm HIV và điều trị ARV chỉ còn có 6,5 giờ. Cấp phát thuốc ARV tối đa 90 ngày sử dụng đã được thực hiện cho người nhiễm điều trị thuốc ARV ổn định.

Mỗi năm Việt Nam có trên 10.000 người nhiễm HIV được đưa vào điều trị ARV
Mỗi năm Việt Nam có trên 10.000 người nhiễm HIV được đưa vào điều trị ARV

Đánh giá cao việc mở rộng điều trị ARV tại Việt Nam, Ông Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết: “Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương có tốc độ tăng bao phủ đáng kể thuốc ARV. Việt Nam cũng rất tích cực sáng tạo trong việc giúp bệnh nhân HIV tiếp cận điều trị.

Từ năm 2012 việc thay đổi mô hình cung cấp dịch vụ HIV bao gồm xét nghiệm HIV, điều trị ARV và điều trị methadone đã được thực hiện từ quy mô thí điểm đến phủ rộng toàn quốc. Cách tiếp cận theo hướng đưa dịch vụ đến gần dân và giúp người bệnh tiếp cận dễ dàng hơn, giảm chi phí, thời gian đi lại cho người bệnh, đặc biệt là những người sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa”.

Bên cạnh mở rộng độ bao phủ điều trị ARV, chất lượng điều trị cũng được cải thiện và nâng cao dần qua các năm. Kết quả xét nghiệm tải lượng HIV trong 3 năm gần đây cho thấy hiệu quả chương trình điều trị được duy trì cao liên tục qua các năm. Kết quả 9 tháng đầu năm 2019 có 96% người bệnh điều trị thuốc ARV được xét nghiệm có kết quả tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế.

Các nghiên cứu khoa học gần đây đưa ra bằng chứng: “Một người uống thuốc kháng vi rút (ARV) hàng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, đạt và duy trì tải lượng vi rút ở mức không phát hiện thì nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục cho bạn tình âm tính”.

Bằng chứng khoa học này được khái quát bằng thông điệp “Không phát hiện = Không lây truyền” (viết tắt là K=K). Như vậy, tại Việt Nam có gần 95% người nhiễm HIV điều trị thuốc ARV hiện nay không làm lây truyền HIV qua quan hệ tình dục cho bạn tình của họ. Đây là phát hiện quan trọng, nếu được truyền thông và quảng bá rộng rãi sẽ giúp người có hành vi nguy cơ tăng cường xét nghiệm sớm HIV. Người được chẩn đoán nhiễm HIV sống tích cực, tiếp cận sớm với dịch vụ điều trị và tuân thủ điều trị, xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ.

Thay thế nguồn viện trợ sang quỹ bảo hiểm

Để bảo đảm điều trị ARV bền vững trong bối cảnh các nguồn tài trợ nước ngoài cắt giảm và kết thúc vào năm 2020, Việt Nam đã và đang chuyển đổi thay thế từ nguồn viện trợ sang nguồn quỹ bảo hiểm y tế. Về hoạt động này, Ông Eamonn Murphy, Giám đốc Chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về HIV và AIDS (UNAIDS) khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Việt Nam đang chứng minh cho toàn Châu Á Thái Bình Dương một cách thức mới để tiến về phía trước, với việc đưa điều trị ARV vào bảo hiểm y tế là điểm quan trọng đối với mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân. Có thể còn nhiều thách thức trong việc tiếp tục mở rộng quy mô nhưng phải tiếp cận được những người cuối cùng để không ai bị bỏ lại phía sau”.

Ứng phó với nguồn viện trợ quốc tế cắt giảm nhanh chóng, đặc biệt là với thuốc điều trị ARV, Việt Nam đã kịp thời chuyển đổi mô hình điều trị từ các chương trình dự án tài trợ sang chi trả qua bảo hiểm y tế, PSG.TS.Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết: “Trong tổng số 142.000 bệnh nhân đang điều trị ARV chúng ta đã chuyển đổi thành công trên 42.000 bệnh nhân chỉ trong có 6 tháng, từ tháng 3/2019 đến tháng 9/2019. Đây là thành công mà nhiều nước trên thế giới muốn tìm hiểu và học tập. Chúng ta sẽ tiếp tục chuyển đổi sang bảo hiểm y tế theo lộ trình cắt giảm của thuốc viện trợ để đảm bảo rằng, khi không có thuốc viện trợ thì bệnh nhân vẫn tiếp tục được điều trị thuốc ARV đầy đủ và liên tục”.

Chỉ trong có 6 tháng, Việt Nam đã chuyển đổi thành công trên 42.000 bệnh nhân trên tổng số 142.000 bệnh nhân đang điều trị ARV từ nguồn viện trợ sang nguồn quỹ BHYT
Chỉ trong có 6 tháng, Việt Nam đã chuyển đổi thành công trên 42.000 bệnh nhân trên tổng số 142.000 bệnh nhân đang điều trị ARV từ nguồn viện trợ sang nguồn quỹ BHYT

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu 90 x 90 x 90 vào năm 2020, kết thúc AIDS vào năm 2030, vẫn còn rất nhiều thách thức.

Kết quả nghiên cứu của Trường đại học Y Hà Nội cho thấy, nếu không được can thiệp dự phòng thì trong số 100 người nam quan hệ tình dục đồng giới chưa nhiễm HIV sau một năm sẽ có 7 người chuyển nhiễm HIV. Do đó, song song với việc mở rộng điều trị thuốc ARV, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc ARV (PrEP) cho quần thể có nguy cơ cao nhiễm HIV như: Nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ…. Hiệu quả dự phòng nhiễm HIV của PrEP nếu tuân thủ tốt lên đến từ 95- 97%.

Đọc thêm

Tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm trên địa bàn thành phố Tin Y tế

Tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm trên địa bàn thành phố

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã có công văn số 2047/SYT-NVD ngày 5/5/2025 gửi đến Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội; Phòng Y tế quận, huyện, thị xã; các cơ sở sản xuất, công bố, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thành phố.
Bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát mạnh trong tháng 5 Tin Y tế

Bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát mạnh trong tháng 5

TTTĐ - Tại Hội nghị thông tin chuyên đề do Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 6/5, ông Vũ Cao Cương – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã báo cáo tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thủ đô trong 4 tháng đầu năm 2025. Báo cáo cho thấy, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là bệnh sởi và tay chân miệng.
“Cứu” đôi chân dập nát cho bệnh nhân sau tai nạn kinh hoàng Tin Y tế

“Cứu” đôi chân dập nát cho bệnh nhân sau tai nạn kinh hoàng

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận cấp cứu cho một nữ bệnh nhân gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng dập nát đôi chân.
Quét mã QR kết nối liên thông cơ sở dữ liệu Dược Tin Y tế

Quét mã QR kết nối liên thông cơ sở dữ liệu Dược

TTTĐ - Ngày 6/5, Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn số 2054/SYT-NVD về việc triển khai quét mã QR đăng ký tài khoản kết nối liên thông cơ sở dữ liệu Dược quốc gia.
Phẫu thuật khối u ruột non "khủng" gần 4kg Tin Y tế

Phẫu thuật khối u ruột non "khủng" gần 4kg

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có khối u ruột non khổng lồ hiếm gặp, nặng gần 4kg, cùng đoạn đại tràng trong ổ bụng.
Gắp dị vật trong phế quản cho bệnh nhân 85 tuổi Tin Y tế

Gắp dị vật trong phế quản cho bệnh nhân 85 tuổi

TTTĐ - Bệnh viện Bắc Thăng Long đã phẫu thuật gắp thành công dị vật là hạt hồng xiêm ra khỏi phế quản gốc trái cho bệnh nhân 85 tuổi.
Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi đợt 3 năm 2025 Tin Y tế

Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi đợt 3 năm 2025

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch sởi năm đợt 3 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) đã phối hợp với các quận, huyện, thị xã trên địa bàn triển khai chiến dịch đồng bộ, theo đúng kế hoạch.
Thẩm mỹ viện Adona ứng dụng công nghệ CT3D vào nâng mũi Nhịp sống phương Nam

Thẩm mỹ viện Adona ứng dụng công nghệ CT3D vào nâng mũi

TTTĐ - Công nghệ CT3D được ứng dụng cho khách hàng nâng mũi tại Adona giúp bác sĩ biết được chính xác tình trạng cấu trúc mũi, vách ngăn, nền xương... trước phẫu thuật. Nhờ vậy, khách hàng có thể nhận được kế hoạch nâng mũi cá nhân hóa, phù hợp với từng đặc điểm riêng biệt.
Tháng 5 rực rỡ: Giảm mạnh chi phí phẫu thuật mắt công nghệ cao Làm đẹp

Tháng 5 rực rỡ: Giảm mạnh chi phí phẫu thuật mắt công nghệ cao

TTTĐ - Nhằm tri ân khách hàng nhân dịp sinh nhật, từ ngày 1/5 - 31/5, Bệnh viện Mắt Quốc tế DND triển khai chương trình ưu đãi cực kỳ hấp dẫn, thay lời tri ân đến khách hàng đã luôn đồng hành và lựa chọn dịch vụ tại DND.
Khám, cấp cứu cho gần 970 nghìn lượt bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ Tin Y tế

Khám, cấp cứu cho gần 970 nghìn lượt bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ

TTTĐ - Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, trong những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, các bệnh viện trên cả nước đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 968.689 lượt người bệnh.
Xem thêm