Tag

Moody’s đánh giá cao thanh khoản tại SeABank với triển vọng phát triển Tích cực

Doanh nghiệp 10/05/2022 10:49
aa
TTTĐ - Cuối tháng 4/2022, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's đã công bố báo cáo đánh giá xếp hạng tín nhiệm thường niên 2022 cho SeABank trong đó tiếp tục xếp hạng Tổ chức phát hành và tiền gửi dài hạn mức B1, triển vọng phát triển Tích cực. Đặc biệt, tổ chức này cũng nâng hạng Đánh giá tín dụng cơ bản (BCA) của ngân hàng từ B2 lên B1.
ĐHĐCĐ SeABank 2022: Thông qua tăng vốn điều lệ lên 22.690 tỷ đồng và 4.866,6 tỷ đồng lợi nhuận SeABank đạt lợi nhuận hơn 1.306 tỷ đồng quý I/2022 Moody’s nâng mức đánh giá tín dụng cơ sở của SeABank lên B1 SeABank tăng vốn điều lệ lên 16.598 tỷ đồng

Theo đó, công bố của Moody’s cho biết, việc nâng xếp hạng Đánh giá tín dụng cơ bản (BCA) của SeABank lên B1 phản ánh sự cải thiện rõ rệt của ngân hàng về chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và nguồn vốn. Chất lượng tài sản tại SeABank được cải thiện khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm từ 1,9% (năm 2020) xuống 1,6% vào cuối năm 2021, bất chấp sự gián đoạn do đại dịch gây ra. Khả năng sinh lời được ghi nhận cải thiện và Moody's kỳ vọng tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) của SeABank sẽ duy trì ổn định ở mức khoảng 1% trong 12 - 18 tháng tới khi danh mục cho vay gồm các khoản cho vay bán lẻ và cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn.

Cùng với đó, SeABank cũng đã tăng đến mức đầy đủ vốn, tỷ suất vốn cổ phần hữu hình trên tài sản có rủi ro (TCE/RWA) được cải thiện, đạt 9,9% vào cuối năm 2021, tăng so với mức 8,3% vào cuối năm 2020 và có khả năng sẽ dao động ở mức khoảng 10% trong 12 - 18 tháng tới. Moody’s cũng cho thấy thanh khoản tại SeABank được đánh giá cao với tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tài sản hữu hình là 37% vào cuối năm 2021.

Có thể thấy, năm 2021 là năm chuyển hóa mạnh mẽ của SeABank khi Ngân hàng tập trung nguồn lực đầu tư vào công nghệ và liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ, khai thác hiệu quả hệ sinh thái đối tác chiến lược, bán chéo sản phẩm dịch vụ… điều này đã giúp SeABank có kết quả tăng trưởng đột phá, đạt lợi nhuận trước thuế 3.268 tỷ đồng, tăng 89% so với năm 2020; Tổng tài sản tăng 31.456 tỷ đồng so với 2020, đạt 211.663 tỷ đồng; Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) 36% và tỷ lệ nợ xấu (NPL) tiếp tục giảm ở mức 1,65%. Hệ số an toàn vốn (CAR) của SeABank là 11,7%, cao hơn mức 8% mà Ngân hàng Nhà nước yêu cầu.

Moody’s đánh giá cao thanh khoản tại SeABank với triển vọng phát triển Tích cực
Kết thúc quý I/2022, lợi nhuận trước thuế của SeABank đạt 1.306 tỷ đồng, tăng 87,1% so với cùng kỳ 2021

Quý I/2022 SeABank cũng đạt được những kết quả khả quan với lợi nhuận trước thuế 1.306 tỷ đồng, tăng 87,1% so với cùng kỳ 2021; Tổng tài sản 231.222 tỷ đồng, tăng thêm 19.558 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2021. Thu thuần từ dịch vụ đạt 274,21 tỷ đồng, tăng 122,6%. Đồng thời, thu thuần ngoài lãi (NOII) của SeABank cũng ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng 126,5%, đạt 757,8 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu (NPL) duy trì ổn định ở mức 1,64%.

Bên cạnh đó, năng lực tài chính cũng là một trong những yếu tố quan trọng để Moody’s có những ghi nhận và đánh giá tích cực về SeABank khi vốn điều lệ của Ngân hàng liên tục được nâng cao. Trong năm 2021 và quý I/2022, vốn điều lệ SeABank đã tăng thêm 4.510 tỷ đồng lên mức 16.598 tỷ đồng và sẽ dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên 22.690 tỷ đồng trong năm 2022.

Việc tăng vốn điều lệ là một dấu mốc quan trọng trong kế hoạch và định hướng, giúp ngân hàng có đủ tiềm lực để thực hiện các mục tiêu: triển khai chiến lược hội tụ số, đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ, số hóa toàn diện các quy trình vận hành trong hoạt động tín dụng, thanh toán, dịch vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ…, qua đó mang lại hiệu quả hoạt động và giao dịch, gia tăng trải nghiệm và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của mọi khách hàng.

Uy tín và hiệu quả hoạt động của SeABank còn được khẳng định qua sự tin tưởng hợp tác của nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới, điển hình trong số đó là việc Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) một thành viên thuộc Ngân hàng thế giới (World Bank), đã tài trợ 150 triệu USD cho SeABank để mở rộng tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam đồng thời thúc đẩy tài trợ các dự án khí hậu vào tháng 6/2021.

Sau 6 tháng hợp tác, IFC và 5 tổ chức cho vay quốc tế Banque Internationale de Commerce-BRED, BlueOrchard Microfinance Fund, KASIKORNBANK PCL, Quỹ OPEC cho phát triển quốc tế (OPEC Fund) và responsAbility Investments AG đã mở rộng gói tín dụng cấp cho SeABank từ 150 triệu USD lên 220 triệu USD. Cũng trong năm 2021, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã quyết định nâng hạn mức tín dụng cho SeABank lên 30 triệu USD sau 8 tháng ký kết hợp tác.

Kết quả kinh doanh ấn tượng năm 2021 cùng những ghi nhận, tin tưởng hợp tác của các tổ chức uy tín trong, ngoài nước như Moody’s, IFC, ADB… là minh chứng cho sự phát triển an toàn, lành mạnh và toàn diện của SeABank và là tiền đề quan trọng để ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.

SeABank được vinh danh 2 giải thưởng “Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2021” SeABank được vinh danh 2 giải thưởng “Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2021”
SeABank lần thứ 6 nhận giải thưởng Sao Vàng đất Việt SeABank lần thứ 6 nhận giải thưởng Sao Vàng đất Việt
SeABank được vinh danh trong “Top 50 Công ty đổi mới sáng tạo nhất 2022” SeABank được vinh danh trong “Top 50 Công ty đổi mới sáng tạo nhất 2022”
SeABank đặt mục tiêu 4.866,6 tỷ đồng lợi nhuận và tăng vốn điều lệ lên 22.690 tỷ đồng SeABank đặt mục tiêu 4.866,6 tỷ đồng lợi nhuận và tăng vốn điều lệ lên 22.690 tỷ đồng

Đọc thêm

Kế hoạch triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Kế hoạch triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 139/NQ-CP ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân (Kế hoạch).
Thiên Long tham dự Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết 68 Doanh nghiệp

Thiên Long tham dự Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết 68

TTTĐ - Sáng 18/5, tại toà nhà Quốc hội (Hà Nội), Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Tập đoàn Thiên Long là một trong số doanh nghiệp tiêu biểu tham gia sự kiện quan trọng này.
Cuộc đối thoại đặc biệt của Thủ tướng với các doanh nhân Doanh nghiệp

Cuộc đối thoại đặc biệt của Thủ tướng với các doanh nhân

Sáng 18/5, ngay tại Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, trước sự hiện diện của các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trực tiếp trao đổi, giải đáp một số ý kiến, đề xuất của lãnh đạo, đại diện cộng đồng doanh nghiệp tư nhân.
Khoa học công nghệ - nền tảng đưa Petrovietnam bước vào kỷ nguyên mới Doanh nghiệp

Khoa học công nghệ - nền tảng đưa Petrovietnam bước vào kỷ nguyên mới

TTTĐ - "Chìa khóa" để bước vào kỷ nguyên mới được Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) xác định chỉ có một, đó chính là khoa học công nghệ.
Ra mắt thương hiệu VCBNeo và ứng dụng số NeoOne Doanh nghiệp

Ra mắt thương hiệu VCBNeo và ứng dụng số NeoOne

TTTĐ - Vietcombank ra mắt thương hiệu mới VCBNeo và ứng dụng ngân hàng số NeoOne, đánh dấu bước tiến số hóa toàn diện trong hệ sinh thái Vietcombank.
Hàng loạt cơ chế đặc biệt cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Hàng loạt cơ chế đặc biệt cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, hàng loạt chính sách hỗ trợ tín dụng, đất đai, thuế, áp dụng nguyên tắc không hình sự hóa quan hệ kinh tế... được áp dụng với kinh tế tư nhân.
Đại Hùng giai đoạn 3 - bản lĩnh của người lao động Petrovietnam Doanh nghiệp

Đại Hùng giai đoạn 3 - bản lĩnh của người lao động Petrovietnam

TTTĐ - Sau một quá trình triển khai đầy gian khó, dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3 chính thức đón dòng dầu thương mại đầu tiên (FO) vào lúc 18 giờ 50 phút ngày 7/5/2025. Để ghi nhận dấu mốc quan trọng này, tối 16/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Petrovietnam đã tổ chức Lễ đón dòng dầu đầu tiên của Dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3, Lô 05-1(a).
Tổng thầu nội địa vươn tầm qua hai dự án Bestmix và R-PAC Doanh nghiệp

Tổng thầu nội địa vươn tầm qua hai dự án Bestmix và R-PAC

TTTĐ - Trong nửa đầu tháng 5/2025, Công ty Cổ phần Ánh Dương (Ánh Dương Building) đã đánh dấu sự bứt phá mạnh mẽ trên thị trường xây dựng công nghiệp khi liên tiếp trở thành tổng thầu, khởi công hai dự án trọng điểm tại miền Bắc.
Vinamilk tiếp sức "búp măng non" viết tiếp hành trình Cháu ngoan Bác Hồ đầy tự hào Kinh tế

Vinamilk tiếp sức "búp măng non" viết tiếp hành trình Cháu ngoan Bác Hồ đầy tự hào

TTTĐ - Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X tại Hà Nội diễn ra thành công tốt đẹp, hội tụ 500 đại biểu thiếu nhi xuất sắc trên cả nước, hướng đến kỷ niệm 135 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chương trình có sự đồng hành của thương hiệu quốc gia gắn liền với thiếu nhi Việt Nam là Vinamilk, cùng 2 nhãn hàng Susu và Sữa tươi Vinamilk 100%. Trước đó, Vinamilk cũng đã trao tặng hàng chục ngàn sản phẩm dinh dưỡng cho các em thiếu nhi tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Ứng dụng dược liệu công nghệ cao phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe Kinh tế

Ứng dụng dược liệu công nghệ cao phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe

TTTĐ - Với cam kết mạnh mẽ về sự minh bạch và chất lượng, hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh và bền vững, FPT Long Châu, Viện Công nghệ tiên tiến (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chính thức ký kết hợp tác nhằm thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ dược liệu tiên tiến phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Sự kiện hợp tác này đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình mang đến các sản phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn, minh bạch, chất lượng và hiệu quả cao cho người dân Việt Nam.
Xem thêm