Tag

Mùa hoa đời thắm đượm tin yêu

Văn học 13/05/2023 10:13
aa
TTTĐ - Nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh được bạn yêu thơ mến mộ bởi trong mỗi thi phẩm của ông luôn tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người. Thấm trong từng câu từ là những suy tư, trăn trở khôn nguôi về nhân sinh, được soi rọi bằng khát khao, bằng sự xác tín mạnh mẽ vào sức mạnh của tình yêu sẽ chữa lành mọi vết thương lòng. Trong bài thơ “Hoa đời mùa sau”, ánh sáng đầy tinh thần nhân văn ấy đã men theo những góc nhìn tinh tế để dệt nên bản hòa ca lắng đọng, khơi gợi bao cảm xúc và suy ngẫm. Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài thơ cùng lời bình của Nhà phê bình Thanh Sơn về bài thơ này:
“Khi chúng con đang theo đúng tâm nguyện của Người” Những dòng sông - đời người đi qua chiến tranh Vượt giông gió đi tới ngày mai Như là quy luật của tình yêu Một bài thơ bi tráng mà hào hùng, sâu lắng

HOA ĐỜI MÙA SAU

Nguyễn Hồng Vinh

Có điều chi thủ thỉ

Khiến tim ta rộn ràng

Có lời nào nhắn gửi

Như chim hót đầu xuân?!

Mùa hoa đời thắm đượm tin yêu

Nóng như đốt, như hun

Rải lửa từng ngõ ngách

Trang viết em lấp lánh

Ngọn gió lành ban mai

Đời - cuốn sách nhiều trang

Chứa vui - buồn năm tháng

Văn là hồn kết gắn

Dòng suối mát gặp sông

Mùa hoa đời thắm đượm tin yêu

Em như ngọn tầm xuân

Lặng thầm qua giông gió

Những muộn phiền dâu bể

Pha bụi trần hoang vu…

Thôi cũng là “duyên số”

Nắng mưa chuyện của trời

Nhưng với cuộc đời này

Phút rộn ràng đâu hết?!

Mùa hoa đời thắm đượm tin yêu

Trang sách đời chưa kết

Thơ vang khúc nhạc đầu

Hạt ủ thầm trong đất

Nở hoa đời mùa sau!...

Tháng 5/2023

Lời bình

Cuộc sống cứ chảy trôi không dứt, đắp bồi lớp lớp những trải nghiệm, suy tư, và mỗi người tự ý thức nắm bắt, níu giữ ký ức của mình. Có những khi bất chợt, gặp lại một khoảnh khắc, những tâm tư tưởng chừng đã ngủ quên, lại cựa mình, thức giấc, mở ra cả một bầu trời cảm xúc vẹn nguyên.

Đọc bài thơ trên của Nguyễn Hồng Vinh, tôi bất chợt nhớ những dòng của nhà văn Marcel Proust trong Lời nói đầu chống Sainte - Beuve, đã diễn giải sự kỳ diệu ấy của tâm hồn con người: “Một chiều nọ, khi về đến nhà, lạnh cóng vì băng tuyết mà không thể sưởi ấm, tôi liền ngồi đọc sách dưới ánh đèn trong phòng; Thấy vậy, bà làm bếp già bèn mời tôi một chén trà mà thường ngày tôi không bao giờ uống. Sự tình cờ dun dủi bà mang thêm cho tôi mấy lát bánh sấy.

Tôi chấm bánh vào nước chè và đúng lúc đưa miếng bánh vào miệng, vị bánh ngấm đẫm nước trà trong vòm miệng, tôi cảm bỗng thấy bối rối, tôi thấy mùi cây mơ hạc, mùi cây cam, một cảm giác tràn đầy ánh sáng kì lạ và hạnh phúc. Tôi lặng đi, sợ rằng chỉ một cử động nhỏ cũng làm ngưng lại điều đang diễn ra trong tôi, điều mà tôi không thể nào hiểu nổi. Tôi quyến luyến với miếng bánh nhỏ mềm như hóa được bao nhiêu phép lạ.

Chính lúc đó, tấm màn che phủ trí nhớ đang lay động bỗng mở toang và những ngày hè ở ngôi nhà nơi thôn quê mà tôi đã kể bỗng tràn vào tâm trí tôi cùng những buổi sáng mùa hè, kéo theo chuỗi những ngày hạnh phúc”[1].

Mùa hoa đời thắm đượm tin yêu

Nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh, bằng cảm nhận nhạy bén của mình đã đặt nhân vật trữ tình vào trạng huống tuyệt diệu, với những biến chuyển cảm xúc đầy tinh tế trong khổ thơ đầu: “Có điều chi thủ thỉ/ Khiến tim ta rộn ràng/Có lời nào nhắn gửi/Như chim hót đầu xuân?!”. Bằng trải nghiệm nghề nghiệp và cuộc sống, tác giả đã hóa thân vào nhân vật một cách tự nhiên, và do vậy, dòng cảm xúc cứ tuôn trào, tỏa lan mạnh mẽ.

Cơn cớ hồi sinh những cảm xúc, những kỷ niệm tưởng như đã ngủ yên trong “anh”, chính là tiếng lòng “em” gửi gắm qua trang viết. Trong những ngày hè, tiết trời khắc nghiệt ấy, những trang văn như ngọn gió mát lành: “Nóng như đốt, như hun/ Rải lửa từng ngõ ngách/ Trang viết em lấp lánh/Ngọn gió lành ban mai”. Đối diện với trang viết của “em”, chính “anh” được sống lại với những kỷ niệm, những cảm xúc của một thời tuổi trẻ.

Khi tâm hồn xao xuyến những tiếng hát yêu thương, anh như được giải thoát khỏi những ngột ngạt, để được sống trọn vẹn trong miền tâm tưởng với những rung động thuở ban đầu. Đằng sau lớp ngôn từ giản dị, mộc mạc ấy là những “điểm nổ” thẩm mỹ, khơi gợi khả năng tưởng tượng mạnh mẽ nơi bạn đọc.

Để rồi từ đó, tác giả bắt đầu dẫn người đọc vào những suy tưởng về cuộc đời: “Đời - cuốn sách nhiều trang/ Chứa vui - buồn năm tháng/ Văn là hồn kết gắn/ Dòng suối mát gặp sông”. Cuộc đời là thế, đâu có thể xuôi chiều theo ước muốn chủ quan. Mỗi bước đi luôn hiện hữu những gập ghềnh, trở ngại.

Mùa hoa đời thắm đượm tin yêu

Vui, buồn nhân thế, dệt nên trang sách cuộc đời, chẳng thể đoán định, chẳng thể cưỡng cầu. Thế nhưng, giữa những bất định, gian truân, chính niềm tin vào tương lai, khát vọng hướng đến hạnh phúc là ngọn nguồn sức mạnh nâng bước chúng ta. “Văn” vừa là hình ảnh có tính kết nối thẩm mỹ với khổ thơ trên, vừa là biểu tượng của niềm tin yêu và khát vọng, để cuộc đời có những gặp gỡ của suối nguồn hạnh phúc.

Cũng như em, dù cuộc đời chẳng xuôi chèo mát mái, dù phải đối diện với bao giông gió, nhưng tất cả điều đó không khuất phục được em: “Em như ngọn tầm xuân/ Lặng thầm qua giông gió/ Những muộn phiền dâu bể/ Pha bụi trần hoang vu…”. Qua những bầm dập của đời, em vẫn như nụ tầm xuân dẻo dai, vươn mình trỗi dậy với sức sống mãnh liệt, để tỏa hương thơm cho đời, cho người. Biểu tượng ấy gói ghém thật nhiều tưởng tượng, suy tư nơi bạn đọc.

Dù có lúc tưởng như thất vọng, mọi chán chường ùa về, cuộc đời sầu thêm “hoang vu” làm trái tim xơ cứng, nhưng những hạt “bụi trần” ấy đâu dễ triệt tiêu sự sống, tàn lụi niềm tin; trái lại càng ngời lên vẻ đẹp của nghị lực, của cốt cách, tâm hồn em. Đó chính là nguồn cảm hứng, là sự thấu cảm giữa em và anh, bởi sau tất cả, chúng ta đã nhận ra ý nghĩa thực sự của “hạnh phúc”: “Thôi cũng là “duyên số”/ Nắng mưa chuyện của trời/ Nhưng với cuộc đời này/ Phút rộn ràng đâu hết?!”.

Mùa hoa đời thắm đượm tin yêu

Cuộc đời vẫn luôn có những lôgic riêng, ẩn chứa những bất ngờ thú vị. Chỉ có ai thực sự yêu đời, yêu mình; Trân trọng và sống hết mình với từng khoảnh khắc, từng trải nghiệm, bằng niềm tin yêu mãnh liệt, thì “những phút rộn ràng” sẽ mãi mãi vang ngân trong tâm hồn họ.

Bài thơ khép lại cũng là lúc khúc ca cuộc sống hòa tan trong những âm sắc diệu kỳ: “Trang sách đời chưa kết/ Thơ vang khúc nhạc đầu/ Hạt ủ thầm trong đất/ Nở hoa đời mùa sau!...”. Tôi rất tâm đắc với từ thầm đắt giá trong câu “Hạt ủ thầm trong đất” này.

Đây là từ mang nhiều vỉa tầng ngữ nghĩa: vừa thầm lặng chịu đựng những dâu bể cuộc đời, vừa thầm lặng lấy lại niềm tin tưởng như đã mất, vừa thầm thì nhắn gửi: Mọi gian khó hiện tại sẽ qua đi, hoa đời sẽ nở, kết tinh hy vọng, tin yêu được nảy sinh qua thử thách, đớn đau; Để rồi tiếp tục vượt qua những giông gió thường nhật. Nhà văn Wiliam Jame đã từng nói: Hãy luôn tin rằng, cuộc đời thật đáng sống và chính niềm tin của bạn làm cho điều đó trở thành chân lý.

Đây cũng chính là thông điệp đầy nhân văn mà tác giả đã gửi gắm, sẻ chia cùng bạn đọc. Cảm ơn và chúc mừng nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh với những hạt giống tâm hồn, ươm mầm cho những mùa hoa đời tươi thắm không phai.


[1] Lộc Phương Thủy (chủ biên) (2004), Quan niệm văn chương Pháp thế kỷ XX, Nxb Văn học, Trung tâm ngôn ngữ Đông Tây, tr. 40-41.

Đọc thêm

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc Văn học

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc

TTTĐ - Đây là chủ đề của tọa đàm trong Ngày hội sách và văn hoá đọc do UBND quận Tây Hồ tổ chức dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc

TTTĐ - Trong tháng 4 này, hòa trong không khí của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Hệ thống Phổ thông liên cấp Alfred Nobel có nhiều hoạt động ý nghĩa để lan tỏa giá trị của sách và thói quen đọc sách cho học sinh.
Đọc sách - con đường hướng đến thành công Văn học

Đọc sách - con đường hướng đến thành công

TTTĐ - Tối 19/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức khai mạc “Đường sách Hải Phòng 2025” với chủ đề “Đọc sách - Con đường hướng đến thành công”. Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) - Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2025 và Ngày Sách Việt Nam 21/4.
Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ" Văn học

Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ"

TTTĐ - Chiều 19/4 tại Sân khấu chính của Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra buổi giao lưu ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ - Khám phá những làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam”.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình Văn học

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc Văn học

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

TTTĐ - Nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu đến bạn đọc hai ấn phẩm mới: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” do GS. TS Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên và “Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” do các tác giả Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng biên soạn.
Xem thêm