Tag

Ngát mãi hương quê

Văn học 27/08/2023 16:53
aa
TTTĐ - Tòa soạn vừa nhận được bài “Ngát mãi hương quê” của nhà phê bình Thái Sơn viết về những cảm nhận sau khi đọc bài thơ “Hương quê” của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Tình yêu - điểm tựa cuộc đời Anh vững tin tình yêu chúng mình trở lại... Suy ngẫm từ bài thơ "Có thể thế chăng"? Sao thu muộn về? Trào dâng tình bạn, tình đời

HƯƠNG QUÊ

Ta cùng nhau xuôi thuyền

Sông Cổ Chiên nước xuống

Những lưới, chài bắt ốc

Rộn rã cả mặt sông

Ngát mãi hương quê

Lần đầu được kéo tời

Chài nặng sâu dưới đáy

Gom ốc gạo sinh sôi (*)

Dáng xinh như trái ổi

Quán nhà lá mái dừa

Khách xuýt xoa thưởng thức

Món bánh xèo vàng rộm

Cuốn ốc phi hành thơm

Ngát mãi hương quê

Nhớ ốc vặn năm xưa

Trong ngách bên Tây Hồ

Dù sớm chiều nắng, gió

Người nối nhau đợi chờ

Tình cờ được gặp em

Tóc chấm vai, bẽn lẽn

Cả hai vui trò chuyện

Biết em là sinh viên

Ngát mãi hương quê

Rồi anh ngược biên cương

Giữ dải đất cha, ông

Lời thư em dí dỏm:

“Có nhớ mùi ốc thơm?!”

Đời chứa chất sắc hương

Hương hoa và hương tóc

Hương tình người sâu lắng

Kết tơ duyên chúng mình!

Ngát mãi hương quê

Nay đang ở Tiền Giang

Mai xuôi thăm rừng đước

Nhiều mùi hương cuốn hút

Chỉ có hương tình em!...

Bến Tre, tháng 2/2023

Nguyễn Hồng Vinh

Tôi đọc bài thơ này, bỗng liên tưởng tới câu thơ của nhà thơ chân quê nổi tiếng Nguyễn Bính: “Hôm qua em đi tỉnh về / Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”. Nhưng qua bài thơ, hương đồng quê vẫn đong đầy, đâu hề với cạn? Mặc dù cặp vợ chồng trong bài đang sống ở Hà Nội, lòng vẫn ngập tràn niềm vui vì có cuộc du ngoạn miền sông nước Tây Nam Bộ, có may mắn tham gia cảnh kéo tời để đưa những tấm chài nặng từ đáy sông lên, rủng rỉnh những con ốc gạo (giống loại ốc bươu ở miền Bắc).

Ngát mãi hương quê

Họ thấy một cảnh mới lạ, hấp dẫn và thích thú khi được trải nghiệm các món ăn đặc sản ở đây, như ốc hấp chấm nước mắm tỏi, gừng; Lẩu ốc nấu cùng nhiều loại lá thơm mọc san sát triền sông; Món bánh xèo cuốn các loại rau với thịt ốc băm nhỏ... Đây là những món ăn thu hút du khách bốn phương: “Trong quán mái lá dừa/ Khách xuýt xoa thưởng thức/ Món bánh xèo vàng rộm/ Cuốn ốc phi hành thơm”.

Nhâm nhi món đặc sản vùng sông nước, họ cùng nhớ lại quán ốc vặn ở một ngách phố bên hồ Tây năm xưa, mà suốt bốn mùa, người nối nhau kiếm chỗ, ai đến trễ phải đứng chờ. Đúng là món ăn hai miền chỉ chế biến từ ốc, nhưng thông qua các loại đặc sản ấy, người đọc thấu cảm một thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm: Cần trân trọng lưu giữ một món ăn truyền thống, cũng là nét văn hóa ẩm thực hình thành từ những vùng quê - dấu kết nối tình cảm con người với thiên nhiên, làm nên sức mạnh nội sinh.

Ngát mãi hương quê

Theo cách miêu tả của tác giả thì từ cảnh chờ đợi có chỗ ngồi ăn ốc vặn, chàng trai được dịp làm quen với cô sinh viên, mà bức thư của cô gửi cho chàng sau này là người lính đang làm nhiệm vụ ở biên giới phía Bắc: “Có nhớ mùi ốc thơm?!”. Vậy là từ món ăn quê, họ đã quen biết, rồi qua tháng năm thử thách, đợi chờ, họ đã nên vợ nên chồng.

Được trực tiếp thưởng thức những vị thơm của các món đặc sản từ ốc gạo ở Bến Tre, cả hai bỗng nhớ lại chuyện xưa và thấm thía triết lý giữa đời và đạo: “Đời chứa chất sắc hương/ Hương hoa và hương tóc / Hương tình người sâu lắng/ Kết tơ duyên chúng mình”.

Ngát mãi hương quê

Bao nhiêu thứ hương trên đời hấp dẫn là vậy, nhưng người chồng vẫn đau đáu nuôi dưỡng tình yêu chung thủy, sự trân quý dành cho người bạn đời trăm năm: “Nhiều mùi hương cuốn hút / Chỉ có hương tình em”!

Thì ra, cái đọng lại trong lòng người khi đọc bài thơ Hương quê chính là một thông điệp sâu xa: Trong thời cơ chế thị trường, dù còn bộn bề ngang trái và cơ man cạm bẫy song với tình yêu chân thành và sự thủy chung, những cặp vợ chồng sẽ bên nhau hạnh phúc lâu bền - một thứ tình yêu ngát mãi hương quê!

Tháng Tám năm 2023

Thái Sơn


(*) Ốc gạo là loại ốc giống ốc bươu ở miền Bắc nhưng thịt thơm, giòn hơn, ngọt hơn và ít bị nhớt. Ốc gạo sinh nở nhanh vào tháng 5, khi hết lũ, chúng sinh sống ở khắp vùng sông nước Tây Nam bộ, nhưng nhiều nhất là ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

Đọc thêm

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc Văn học

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc

TTTĐ - Đây là chủ đề của tọa đàm trong Ngày hội sách và văn hoá đọc do UBND quận Tây Hồ tổ chức dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc

TTTĐ - Trong tháng 4 này, hòa trong không khí của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Hệ thống Phổ thông liên cấp Alfred Nobel có nhiều hoạt động ý nghĩa để lan tỏa giá trị của sách và thói quen đọc sách cho học sinh.
Đọc sách - con đường hướng đến thành công Văn học

Đọc sách - con đường hướng đến thành công

TTTĐ - Tối 19/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức khai mạc “Đường sách Hải Phòng 2025” với chủ đề “Đọc sách - Con đường hướng đến thành công”. Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) - Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2025 và Ngày Sách Việt Nam 21/4.
Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ" Văn học

Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ"

TTTĐ - Chiều 19/4 tại Sân khấu chính của Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra buổi giao lưu ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ - Khám phá những làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam”.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình Văn học

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc Văn học

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

TTTĐ - Nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu đến bạn đọc hai ấn phẩm mới: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” do GS. TS Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên và “Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” do các tác giả Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng biên soạn.
Xem thêm