Tag

Ngày xuân ngắm tranh mèo của họa sĩ Tào Linh

Người Hà Nội 19/02/2023 10:31
aa
TTTĐ - Năm Quý Mão 2023, những người yêu hội họa rất thích thú với bộ tranh mèo mới của họa sĩ Tào Linh. Những bức tranh khác lạ với màu sắc tươi sáng nhưng ở đó vẫn hiện lên tính cách hiền hòa và cực kì ung dung của người tạo nên chúng.
Nữ họa sĩ Văn Dương Thành mở triển lãm "Spring sun" mừng Giáng sinh và năm mới

Chàng kỹ sư Bách khoa “bén duyên” hội họa

Họa sĩ Tào Linh sinh năm 1960, ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật khi cha của ông cũng là một họa sĩ.

Trước khi bén duyên với nghệ thuật và chọn sự nghiệp cầm cọ là con đường theo đuổi chính thức, họa sĩ Tào Linh từng là kỹ sư tự động hóa. Những ngày tháng làm công việc kỹ thuật ông vẫn thường hay vẽ bởi theo như ông hay nói, đó là đam mê khó từ bỏ.

Họa sĩ Tào Linh
Họa sĩ Tào Linh

“Tôi vẫn vẽ liên tục, không bỏ được, suốt thời gian đi làm kỹ sư, đi công trường thì tôi vẫn vẽ. Nhưng chủ yếu là vẽ trên giấy (bột màu, màu nước, giấy dó, giấy báo...). Thời điểm ấy tôi luôn luôn vẽ, đi đâu tôi cũng mang theo một ít đồ nghề hội họa để thực hành vì lúc đấy coi nó như một thú chơi của mình.

Đến một thời điểm, tôi nghĩ nên bỏ công việc kỹ thuật để chỉ theo đuổi một thứ thôi, đó là sự vẽ này. Bởi được sinh ra trong một gia đình mà bố tôi (họa sĩ Tào Thành) cũng vẽ, nên đam mê với cọ và màu đã được nuôi dưỡng từ thuở bé”, ông nói.

Chẳng phải thế mà có lẽ chất của một kỹ sư đã dần đi vào những tác phẩm hội họa của ông từ lúc nào - đó là một tư duy khá rành mạch trong suốt hành trình hội họa. Lối tư duy khác lạ đó cũng được thể hiện trên những bức tranh mèo của Tào Linh, từ công đoạn chuẩn bị cho đến khi thực hiện bố cục, màu sắc hay hình tượng luôn mang một nét đặc biệt so với các họa sĩ khác.

Ông chuẩn bị vẽ tranh Mèo cho Tết 2023 từ tháng 9, rồi cứ thế tận tụy vẽ không bỏ ngày nào trong hai tháng 11 và 12. Trong tranh, chẳng có mèo nào giống mèo nào và cũng chẳng phải một modul mèo xoay ngang xoay dọc trong các phiên bản khác nhau.

Ngày xuân ngắm tranh mèo của họa sĩ Tào Linh

Bắt đầu con đường hội họa từ sớm, và được biết đến là một họa sĩ vẽ “rất được” nhưng ít xuất hiện trong khoảng những năm 1990, thế mà phải đến năm 2014, sự nghiệp hội họa chuyên nghiệp của người họa sĩ tài ba mới thực sự bắt đầu sau triển lãm cá nhân “Một bầy lặng im” của mình tại Hà Nội.

Họa sĩ chia sẻ: “Tôi mượn tên bài thơ của Phan Huyền Thư - “Một bầy lặng im” đặt tên cho triển lãm. Hồi đó tôi vẽ giấy dó là chính, đến khi bày tranh thì mọi người rất ngạc nhiên vì chưa có ai vẽ giấy dó như thế. Đó là niềm vui lớn! Triển lãm thực sự là một bước ngoặt trong đời sống nghệ thuật đối với tôi”.

Có lẽ, 2014 thực sự là năm ghi dấu cột mốc quan trọng, là thời điểm để Tào Linh “dứt khoát” nghỉ việc rồi trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp, theo đuổi sự “vẽ” của bản thân.

Cuộc dạo chơi với màu sắc của họa sĩ Tào Linh với những con giáp trong những năm gần đây khiến nhiều người yêu hội họa mong chờ tranh của ông mỗi dịp Tết đến xuân về.

Tranh là cảm xúc, vẽ là ý niệm và sự thoải mái trong tinh thần

Những chủ đề trong hội họa của họa sĩ Tào Linh luôn phong phú và không bao giờ bó buộc. “Cái tạng của tôi không thiên về tả, tất nhiên khi mình tự học thì phải trau dồi rất nhiều thứ từ tiến trình phát triển của lịch sử mỹ thuật, nghệ thuật hang động sang nghệ thuật cổ điển, minh họa kinh thánh cho đến nghệ thuật hiện đại tôi đã đều có trải nghiệm... nhưng cuối cùng con người luôn tìm đến cái mà mình thấy thoải mái nhất và tôi đã chọn biểu hiện trừu tượng.”

Những bức tranh mèo của họa sĩ Tào Linh trong năm Quý Mão 2023
Những bức tranh mèo của họa sĩ Tào Linh trong năm Quý Mão 2023

Vẽ là ý niệm và cũng là sự thoái mái và dễ chịu, vậy nên chúng đến với ông vô cùng đơn giản. Bởi thế mà người họa sĩ ấy tự nhận rằng không thích tả cảnh mà luôn vẽ mọi thứ theo cách nhìn và cảm nhận của mình về những sự vật như phố phường, cây cối, động vật hay con người... hơn là việc diễn tả nó như một thứ hình ảnh.

Vậy nên, “Mèo Quý Mão” mang lại một cảm giác vô cùng khác biệt, cách diễn đạt không đi theo lối thể hiện đã từng xuất hiện trước đó. Nhiều người còn nói vui rằng chắc phải sưu tập đủ 12 con giáp của Tào Linh mới thỏa nỗi lòng.

Nói về hình tượng con mèo, họa sĩ Tào Linh cho biết: “Việc đầu tiên là thể hiện được tinh thần của con mèo. Tôi không nói là diễn tả lại con mèo mà là thể hiện tinh thần. Hơn nữa, mỗi con vât có đặc thù khác nhau và mỗi năm mình tìm ra được những cái diễn tả phù hợp với con vật năm đó và mình khai thác.

Năm nay lúc đầu tôi cũng có xu hướng tìm chất liệu dân gian, nhưng con mèo hầu như trong tranh Đông Hồ lại được diễn tả rất nanh ác ghê gớm, nên tôi nghĩ không hợp lắm với cảm nhận của tôi về con mèo nên tôi từ bỏ việc khai thác con mèo từ chất liệu dân gian.

Ngày xuân ngắm tranh mèo của họa sĩ Tào Linh

Tôi vẽ con mèo theo ý niệm, theo tình cảm của tôi đối với con mèo. Con mèo của tôi năm nay khá đa dạng, bởi vì mèo là con vật tôi rất yêu quý và tôi vẽ nó với tinh thần vui vẻ, tôi muốn người xem phải có cảm xúc tươi mới, cho nên không có tiêu chí thống nhất nào”.

Hình ảnh con mèo qua bàn tay của họa sĩ Tào Linh mang đến người xem một cảm nhận tươi mới, xuất phát từ chính tinh thần vui vẻ, sự thoải mái trong cả tâm hồn. Ông không đi theo lối tả thực mà chọn biểu hiện trừu tượng để diễn tả cảm xúc của bản thân, ngôn ngữ hình ảnh được đơn giản hóa một cách khúc chiết, mỗi một tác phẩm lại một câu chuyện, ý niệm riêng của nó.

Nhờ đó những con mèo của họa sĩ Tào Linh luôn có một cảm xúc khó tả, những sắc thái của không khí Tết thể hiện qua mảng màu sắc nhưng ở đó vẫn hiện lên tính cách hiền hòa và cực kì ung dung. Mà điều đặc biệt nhất, chẳng con mèo nào giống con mèo nào, dù cùng dưới một nét vẽ Tào Linh.

Ngày xuân ngắm tranh mèo của họa sĩ Tào Linh

“Những bức tranh vì thể hiện được cảm xúc của tôi thì tôi vẽ, tôi không thích lối tả thực. Bởi vì nếu tả con mèo thì chỉ có một, vẽ đúng con mèo chỉ có một. Nhà tôi có nuôi 2 con mèo nếu tả thực chỉ có 2 tư thế khác nhau. Nhưng tôi không vẽ thế. Tôi vẽ mèo bằng cảm xúc, bằng cảm nhận của mình về con mèo.

Đó là lý do bạn thấy mấy chục bức mèo không trùng nhau. Bởi nếu tả thực thì rất giới hạn. Ví dụ khi tôi vẽ con mèo màu xanh lá cây hay con mèo màu xanh lam, nó rất phi thực. Nhưng tôi không tự trói buộc vào sự cứng nhắc và cảm xúc cứ tự nhiên đến vậy thôi”, ông tâm sự.

Bỏ qua những bức tranh con giáp chỉ cần “happy” là chính, người xem nhìn thấy một trạng thái tinh thần của tác giả rất rõ trong những bức tranh Tào Linh, những chất chứa nào đó. Đôi khi hình như có chút bức bối tinh thần trong các sáng tác rất đậm chất tự sự. Nói về câu chuyện này, ông bảo có thể bản thân là người có nhiều tâm sự và vì vẽ bằng ý niệm nên nhiều khi cái đấy không tránh được trong thể hiện các sáng tác.

Với cá nhân họa sĩ, nếu mọi người xem tranh mà đọc ra được thì điều đó như niềm vui sướng của ông bởi vì khi ấy ông thực sự được là mình, tranh đúng là ông. Đấy, là thành công đối với một người làm hội họa.

“Tôi quan niệm bức tranh chỉ có mỗi việc là gợi một cảm xúc cho người xem. Vậy cái sự ngẫm ngợi của tôi thể hiện trong bức tranh, khi người xem nhận ra nó gợi cho họ điều gì. Hôm qua có người hỏi tôi tên các bức tranh, tôi nói thật là không có tên, tôi không đặt tên. Bởi thực ra tôi muốn bức tranh, mục đích công năng của tranh, là gợi cảm xúc. Nếu tôi đặt tên là đã ấn định suy nghĩ của người xem. Vậy nên tôi không muốn đặt tên, để người xem tự cảm nhận”, họa sĩ Tào Linh từ tốn nói.

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm