Tag

Nghề gốm Kim Lan là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghệ thuật 15/03/2025 15:01
aa
TTTĐ - Sáng 15/3, tại Trung tâm thiết kế sáng tạo giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng gốm cổ Kim Lan (xã Kim Đức), UBND huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và công nhận điểm du lịch Kim Lan.
Công nhận Tết rừng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền Hai Bà Trưng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đình Nhật Tân được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Đây là chuỗi những hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025); hưởng ứng Chương trình du lịch Hà Nội chào năm 2025 và tôn vinh giá trị của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch theo tinh thần chỉ đạo của trung ương và thành phố.

Dự buổi lễ có Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nông Quốc Thành; bà Noshino Noriko, Phó Chủ tịch Quỹ Bảo vệ di sản dưới lòng đất Đông Nam Á (phu nhân của Tiến sĩ Nishimura Masanari - nhà khảo cổ học Nhật Bản, người có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu, khai quật di tích và xây dựng Bảo tàng gốm sứ lịch sử Kim Lan)...

Nghề gốm Kim Lan là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao, huyện Gia Lâm tham quan các gian trưng bày sản phẩm gốm, sản phẩm OCOP của xã Kim Đức. Ảnh: Ánh Dương

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết, toàn huyện có 5 làng nghề truyền thống và 2 làng nghề Hà Nội. Huyện xác định du lịch văn hóa, làng nghề là một trong những loại hình du lịch trọng điểm của địa phương, đưa Gia Lâm trở thành điểm đến “An toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn”. Năm 2023 và 2024, mỗi năm có khoảng 650.000 lượt khách tới tham quan, trải nghiệm tại Gia Lâm.

Xã Kim Lan nằm ở phía tây nam huyện Gia Lâm, trước đây là một trong 22 xã, thị trấn thuộc huyện Gia Lâm. Sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 1286 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, từ ngày 1/1/2025 xã Văn Đức và xã Kim Lan sáp nhập, thành lập xã Kim Đức.

Nghề gốm Kim Lan là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Huyện Gia Lâm xác định du lịch văn hóa, làng nghề là một trong những loại hình du lịch trọng điểm của địa phương

Là vùng đất nằm phía đông nam kinh thành Thăng Long xưa, ven bờ sông Hồng, có nhiều đất sét trắng - một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm, nên nghề gốm ở Kim Lan xuất hiện từ rất sớm. Qua khai quật các hiện vật quý tại di chỉ bãi Hàm Rồng vào các năm 2001 và 2003, Viện Sử học, Viện Khảo cổ học, Viện Bảo tàng Lịch sử đã kết luận nghề sản xuất gốm ở Kim Lan có từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 18.

Từ thế kỷ thứ 8, gốm Kim Lan đã được xếp vào hàng những sản vật quý cùng với lụa, gấm, châu, ngọc. Không chỉ có những sản phẩm có giá trị, Kim Lan còn có gốm mộc, gốm thô mộc mạc, giản dị... Đến những năm 1990, Kim Lan có khoảng 750 lò sản xuất gốm sứ, chủ yếu làm bát đĩa...

Nghề gốm Kim Lan là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Đặng Thị Huyền trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề gốm Kim Lan cho lãnh đạo xã Kim Đức

Hiện tại, làng nghề gốm sứ Kim Lan, xã Kim Đức có hơn 350 lò gốm hoạt động, thu hút hàng nghìn lao động tham gia, mang lại doanh thu khoảng 500 tỷ đồng/năm cho địa phương. Sản phẩm gốm Kim Lan không đơn giản, hài hòa, tạo sự tiện dụng và phong phú, đa dạng, phục vụ nhu cầu trong nước và vươn ra thị trường lớn trên thế giới, như Nhật Bản, Hàn Quốc…

Xã có 17 nghệ nhân, trong đó có 1 nghệ nhân ưu tú và 7 nghệ nhân Hà Nội; 3 sản phẩm được Tổ chức kỷ lục Guinness Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục Guinness cho sản phẩm gốm sứ thủ công lớn nhất; 3 sản phẩm được Viện Sáng tạo độc bản Việt Nam công nhận sản phẩm độc đáo; 25 sản phẩm đạt OCOP 4 sao.

Nghề gốm Kim Lan là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bạch Liên Hương trao Quyết định của UBND thành phố Hà Nội công nhận "Điểm du lịch Kim Lan" cho lãnh đạo xã Kim Đức

Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, sự quan tâm của các cấp từ trung ương, thành phố, huyện Gia Lâm, xã Kim Lan (nay là xã Kim Đức) và sự chung sức của cộng đồng, ngày 23/1/2025, nghề gốm Kim Lan đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tiếp tục phát huy tiềm năng và lợi thế của địa phương, huyện Gia Lâm xác định phát triển du lịch nhằm khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch, đặc biệt là các di sản văn hóa, làng nghề truyền thống; biến đây thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hoá, hướng tới kinh tế xanh, phát triển du lịch bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Ngày 2/8/2024, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định công nhận “Điểm du lịch Kim Lan”.

Nghề gốm Kim Lan là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, huyện Gia Lâm tặng hoa, chúc mừng xã Kim Đức

Đây là niềm vinh dự và tự hào của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân xã Kim Đức nói riêng và huyện Gia Lâm nói chung, đồng thời là tiền đề để xã Kim Đức xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu và trở thành phường trong thời gian tới.

Đến với làng gốm cổ truyền - Điểm du lịch Kim Lan, du khách có dịp tham quan các điểm đến ý nghĩa, như: Bảo tàng gốm sứ Kim Lan, Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Kim Lan gắn với du lịch (mô hình 4 sao); chiêm bái các di tích lịch sử văn hoá đã được UBND thành phố xếp hạng, như: Miếu Bản, đình, chùa Kim Lan; thưởng ngoạn cảnh quan thơ mộng, lãng mạn bên sông Hồng…

Đọc thêm

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông Nghệ thuật

Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông

TTTĐ - Ngày 28/4, tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và giao lưu với các lão thành tham gia kháng chiến.
Vinh quang và tự hào “Con đường thống nhất” Nghệ thuật

Vinh quang và tự hào “Con đường thống nhất”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Con đường thống nhất” tại di tích Cách mạng Nhà và Hầm D67.
Quảng Nam: Phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An Nghệ thuật

Quảng Nam: Phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An

TTTĐ - Tháp Chăm Bằng An tại phường Điện An, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) vừa được tỉnh Quảng Nam quan tâm đâu tư, tu bổ.
Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước Văn hóa

Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước

TTTĐ - Chương trình nghệ thuật “Yên Bái - Bản hùng ca hòa cùng non sông thống nhất” đã diễn ra vào tối 27/4 tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Sự kiện góp phần bồi đắp lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ, từ đó, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái tiếp tục vững bước trên chặng đường tương lai phía trước.
Xem thêm