Tag

Ngộ độc do ăn nấm, đôi vợ chồng hôn mê, tổn thương gan

An toàn thực phẩm 18/04/2025 19:56
aa
TTTĐ - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận hai bệnh nhân trong tình trạng hôn mê sâu, tổn thương gan, thận nghiêm trọng do ngộ độc nấm.
Ăn củ ấu tàu thay bữa cơm, một phụ nữ bị ngộ độc Buồn nôn, tiêu chảy, suy gan thận sau khi ăn nấm "lạ" Đô Lương (Nghệ An): 12 học sinh ngộ độc sau khi ăn cơm nắm cạnh cổng trường Vụ 6 người ngộ độc rượu: Hàm lượng methanol vượt ngưỡng hơn 1.000 lần

Suy gan cấp, rối loạn đông máu sau khi ăn nấm hái trên rừng

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, chiều 10/4, cặp vợ chồng trẻ lên rừng lấy nấm về ăn. Loại nấm này có màu trắng, đầu nấm hình tròn, thân dài. Sau khi ăn nấm được khoảng 12 giờ, cả hai vợ chồng đều xuất hiện các triệu chứng về tiêu hóa, bao gồm đau bụng, đại tiện phân lỏng và nôn nhiều.

Hai người được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cấp cứu. Tại đây, người chồng được chẩn đoán: Ngộ độc nấm, suy gan cấp, rối loạn đông máu nặng. Người vợ được chẩn đoán: Theo dõi ngộ độc nấm, tổn thương gan – thận cấp – rối loạn đông máu, toan chuyển hóa.

2 vợ chồng ngộ độc nấm rất nặng với biểu hiện hôn mê, tổn thương gan
Người vợ hôn mê sâu đang được các bác sĩ chăm sóc tích cực tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai). Ảnh: BVCC

Cả hai người được điều trị theo hướng truyền dịch, truyền chế phẩm máu,… Tuy nhiên, tình trạng không đỡ, diễn biến kích thích vật vã. Hai bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Chiến, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), khi tiếp nhận bệnh nhân hai người đều có biểu hiện hôn mê sâu. Các xét nghiệm đều thể hiện tình trạng tổn thương và suy đa cơ quan, kích ứng tổn thương đường tiêu hóa, viêm gan, suy gan tối cấp, hôn mê gan, suy thận cấp, tổn thương cơ tim, rối loạn đông máu nặng, nguy cơ tử vong rất cao.

Hai bệnh nhân đã được các bác sĩ điều trị theo hướng thay huyết tương tích cực, lọc máu liên tục, dùng các thuốc giải độc, hồi sức,…

"Đến thời điểm hiện tại, hai bệnh nhân vẫn hôn mê sâu, chức năng gan vẫn tổn thương nặng, tiếp tục đang được hồi sức. Khả năng cao bệnh nhân khó hồi phục, tuy nhiên vẫn có những trường hợp đã qua khỏi", bác sĩ Chiến nói.

Phân biệt các loại nấm có độc

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, ở Việt Nam có nhiều loại nấm độc, tuy nhiên có thể xếp vào 2 nhóm. Thứ nhất là nhóm gây ngộ độc chậm, thứ 2 là nhóm gây ngộ độc nhanh.

Nhóm gây ngộ độc chậm, là loại nấm gây ngộ độc biểu hiện muộn sau 6 giờ sau ăn, nguy hiểm hơn cả và thường gây tử vong. Ở Việt Nam ghi nhận loài nấm độc tán trắng (Amanita verna) và nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa), hình thức trông trắng, đẹp mắt và hấp dẫn nhất trong các loài nấm độc, thậm chí vị rất ngon sau khi được nấu chín.

Độc tố của các loài nấm này là amatoxin, gây tổn thương ruột, gan, thận, tim và các cơ quan khác.

2 vợ chồng ngộ độc nấm rất nặng với biểu hiện hôn mê, tổn thương gan
Bác sĩ Trung tâm Chống độc cùng người nhà bệnh nhân tìm hiểu loại nấm độc người bệnh đã ăn. Ảnh: BVCC

Tình trạng ngộ độc diễn biến theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 với thời gian ủ bệnh kéo dài, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng muộn trong vòng ít nhất 6 giờ sau ăn, thường hàng chục giờ, khi biểu hiện thì luôn khởi đầu với những biểu hiện về tiêu hóa thường rất nặng (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy cấp nhiều lần), giai đoạn này kéo dài 1-2 ngày.

Giai đoạn 2, (1-2 ngày kế tiếp), các biểu hiện tiêu hóa lắng dịu khiến bệnh nhân và thầy thuốc chưa có kinh nghiệm dễ hiểu nhầm là đã khỏi, tuy nhiên gan bắt đầu bị tổn thương.

Giai đoạn 3, (từ khoảng ngày từ 3 trở đi), bệnh nhân có biểu hiện viêm gan, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu, vàng da, chảy máu, tinh thần kích thích đi vào hôn mê và tử vong.

Tỷ lệ tử vong của ngộ độc loại nấm này theo ước tính của Trung tâm Chống độc là khoảng 50%, bao gồm cả các ca tử vong tại tuyến trước và tại gia đình.

"Khi có biểu hiện ngộ độc (sau 6 giờ sau ăn), chất độc đã đi qua dạ dày và xuống ruột, hấp thu phần lớn vào cơ thể. Các biện pháp cấp cứu ban đầu sẽ không còn tác dụng", TS.BS Nguyễn Trung Nguyên cho biết.

Nhóm gây ngộ độc sớm, gây ngộ độc sớm sau ăn trong vòng trước 6 giờ sau ăn. Nhóm này có nhiều loại nấm hơn, có nấm có màu sắc sặc sỡ, có nấm nhìn không hấp dẫn.

Tùy loài nấm cụ thể nhưng thường chỉ gây đau bụng nôn, tiêu chảy, có thể có triệu chứng thần kinh, tâm thần, tim mạch. Với năng lực của các bệnh viện tuyến huyện hiện nay thì điều trị được các bệnh nhân.

'Khi không may ăn phải nấm nghi ngờ là nấm độc, tùy theo điều kiện tại chỗ, bệnh nhân có thể được thực hiện các biện pháp cấp cứu như gây nôn (mới ăn xong, bệnh nhân vẫn tỉnh táo).

Trong trường hợp bệnh nhân tiêu chảy, nôn nhiều có thể cho bệnh nhân uống các loại nước để bù nước, bù muối. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần được đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám, đánh giá và cấp cứu", TS.BS Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên cũng nhấn mạnh, với các loại nấm gây ngộ độc chậm, các biện pháp cấp cứu ban đầu gần như là không còn tác dụng. Chính vì vậy, tốt nhất bệnh nhân cần được cấp cứu và điều trị tích cực ngay tại bệnh viện, cơ sở y tế có điều kiện tốt về chống độc và cấp cứu hồi sức, vì việc điều trị vô cùng phức tạp, cần rất tích cực, nhiều nguồn lực, tốn kém,…

"Để phòng ngừa ngộ độc nấm, người dân tuyệt đối không nên hái các loại nấm hoang dại để ăn (trừ mộc nhĩ), bởi việc phân biệt giữa nấm độc và không độc là rất khó, kể cả với chuyên gia cũng không phải là điều dễ dàng", Giám đốc Trung tâm Chống độc chia sẻ.

Đọc thêm

Ruồi nhặng "bu kín" khu vực bếp ăn tập thể cho công nhân An toàn thực phẩm

Ruồi nhặng "bu kín" khu vực bếp ăn tập thể cho công nhân

TTTĐ - Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, sáng 29/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra tại bếp ăn tập thể công ty May liên doanh Plummy (Khu tái định cư Hoà Phú, Xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai).
Tháng hành động vì ATTP: Tăng chế tài xử phạt, kiểm tra đột xuất An toàn thực phẩm

Tháng hành động vì ATTP: Tăng chế tài xử phạt, kiểm tra đột xuất

TTTĐ -Những vụ việc xảy ra gần đây liên quan đến thực phẩm chức năng, thuốc giả, sữa giả, các bếp ăn tập thể phát hiện nhiều vi phạm không đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) ngay trong “Tháng hành động vì ATTP” cho thấy công tác quản lý đang được siết chặt góp phần không nhỏ vào việc ngăn chặn, hạn chế tình trạng mất vệ sinh ATTP, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.
Bếp ăn tập thể cần "nói không" với nguồn tiêu thụ thực phẩm bẩn An toàn thực phẩm

Bếp ăn tập thể cần "nói không" với nguồn tiêu thụ thực phẩm bẩn

TTTĐ - Thời gian gần đây, hàng loạt các vụ việc về thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm giả, liên tiếp bị phát hiện. Đáng lo ngại hơn, con đường tiêu thụ, phân phối các thực phẩm "bẩn" được đưa vào các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, trường học…với ưu thế giá rẻ.
Thu hồi sản phẩm mỳ chính giả của công ty TNHH Famimoto Việt Nam An toàn thực phẩm

Thu hồi sản phẩm mỳ chính giả của công ty TNHH Famimoto Việt Nam

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Phú Thọ và Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Phú Thọ đề nghị rà soát, thu hồi sản phẩm mỳ chính giả của công ty TNHH Famimoto Việt Nam.
Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm dịp lễ 30/4 - 1/5 An toàn thực phẩm

Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm dịp lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, Thủ đô Hà Nội thu hút rất đông lượt khách du lịch. Chính vì vậy, lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm tại các điểm vui chơi, giải trí, du lịch... nhằm bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng.
Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng An toàn thực phẩm

Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác dinh dưỡng của các bệnh viện trong và ngoài công lập trực thuộc.
Dùng nước cốt chanh chữa "bách bệnh" nguy hại ra sao? An toàn thực phẩm

Dùng nước cốt chanh chữa "bách bệnh" nguy hại ra sao?

TTTĐ - Nhiều người truyền tai nhau cách nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai thậm chí uống nước cốt chanh "đậm đặc" để chữa nhiều bệnh, phòng ngừa ung thư... Tuy nhiên các chuyên gia y tế cho biết đây là việc dùng nước cốt chanh sai cách có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Phát hiện kho chứa thực phẩm hết hạn tại Bếp Lang Liêu An toàn thực phẩm

Phát hiện kho chứa thực phẩm hết hạn tại Bếp Lang Liêu

TTTĐ - Tại thời điểm kiểm tra, các loại bán thành phẩm đang được bảo quản trong kho không có thông tin rõ ràng (tên, ngày sản xuất…). Đoàn cũng phát hiện 6 loại thực phẩm đã hết hạn sử dụng trong khu vực bếp.
Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường Bảo vệ người tiêu dùng

Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường

TTTĐ - Sở Y tế TP Huế sẽ xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo kinh doanh sai phạm, vượt quá phạm vi chuyên môn, lợi dụng danh nghĩa y khoa để trục lợi từ sản phẩm sữa không đạt chất lượng.
Kiểm tra phát hiện thực phẩm hết hạn tại cơ sở Bếp Lang Liêu An toàn thực phẩm

Kiểm tra phát hiện thực phẩm hết hạn tại cơ sở Bếp Lang Liêu

TTTĐ - Sáng 24/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại công ty CP Thương mại quốc tế và xây dựng Anh Minh - cơ sở Bếp Lang Liêu (Địa chỉ: Số 7, ngõ 409 đường An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ).
Xem thêm