Tag

Ngôi đền duy nhất ở Việt Nam thờ 'ông tổ' phòng cháy chữa cháy

Văn hóa 17/05/2023 15:00
aa
TTTĐ - Ngày 17/5 (tức ngày 28 tháng 3 âm lịch), tại Di tích lịch sử văn hóa đền Hỏa Thần, nhân dân và cán bộ phường Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức trang trọng lễ dâng hương kỷ niệm ngày đản nhật sinh thần Đức Hỏa Thần.

Tại lễ dâng hương, bà Nguyễn Thanh Thuỷ, Chủ tịch UBND phường Cửa Đông nhấn mạnh, nhân dân và cán bộ phường Cửa Đông rất vinh dự và tự hào có một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn phường, đặc biệt là Đền thờ Đức Hỏa Thần - ông tổ của phòng cháy chữa cháy duy nhất trong cả nước.

gày 17/5, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm và nhân dân phường Cửa Đông đã tổ chức trang trọng lễ dâng hương đền thờ Hoả Thần.
Ngày 17/5, lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm và nhân dân phường Cửa Đông đã tổ chức trang trọng lễ dâng hương đền thờ Hoả Thần.

Theo sử sách, năm Đinh Dậu (1837), Thăng Long - Hà Nội xảy ra một vụ cháy khủng khiếp bùng phát, thiêu đốt hơn 1.400 ngôi nhà, làm nhiều người dân thiệt mạng và bị thương, hàng nghìn gia đình mất sạch cơ nghiệp. Cùng với việc tăng cường tính chủ động phòng cháy chữa cháy, năm Mậu Tuất Minh Mệnh thứ 19 (1838), người dân đã lập ngôi đền thờ Hỏa Thần ở ngoài Cửa Đông thành Hà Nội (lúc bấy giờ, đền địa phận thôn Yên Nội, Đông Thành, tổng Thuận Mỹ (tổng Tiền Túc cũ), huyện Thọ Xương).

Ông Trịnh Văn Hùng, Phó Trưởng Tiểu ban quản lý di tích đền Hỏa Thần cho biết, đền Hỏa Thần hiện nay tọa lạc tại số 30 phố Hàng Điếu, trên diện tích gần 500 m2. So với các di tích khác trong khu vực phố cổ, đền Hoả Thần có quy mô kiến trúc khá lớn, kiểu chữ “công” gồm tiền tế, phương đình và cung cấm, trong đó, kiến trúc phương đình được chạm khắc trang trí đậm đặc nhất.

Mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng nhìn chung nơi đây vẫn còn giữ được đặc trung của phong cách kiến trúc, mỹ thuật đời Nguyễn ở nửa cuối thế kỷ XIX, đầu XX, có sự kế thừa của các thế kỷ trước. Trong đền còn đúc quả chuông để nếu có đám cháy thì đánh chuông lên báo động, cũng là để khấn gọi thần phù trợ dập lửa.

Năm 1997, địa phương đón nhận “Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa đền Hỏa Thần”. Năm 2000, UBND phường Cửa Đông và nhân dân rước ban thờ Thánh Mẫu vào trong phương đình, trên vị trí ban thờ cũ dựng nhà bia tưởng niệm các liệt sĩ phường, tạo một nét văn hóa, tâm linh mới. Năm 2010, nhân kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, chính quyền và nhân dân địa phương cùng Đại đức trụ trì đền đã tiến hành một đợt trùng tu tôn tạo đền Hoả Thần.

Hiện nay, Đền còn lưu giữ 2 tấm bia "Hỏa thần miếu bia ký" viết về quá trình xây dựng đền.

Tại lễ dâng hương, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm thông tin thêm, đền Hỏa Thần là ngôi đền độc đáo, thờ Tam tòa Thánh mẫu cùng ngũ vị Tôn ông, Tam thế Phật và Hỏa thần. Vị thần được thờ tại đền Hỏa Thần là Quang Hoa Mã Nguyên súy - người ban đầu có tính tình nóng nảy nhưng sau đắc đạo, trở thành môn đệ của Ngọc Hoàng Thượng đế, chuyên việc trừ hỏa tai. Hàng năm, lễ hội đền Hỏa Thần được tổ chức vào ngày 28 tháng 3 và 28 tháng 9 (Âm lịch) - ngày sinh và ngày hóa của Hỏa Thần.

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại lễ dâng hương ở ngôi đền duy nhất của Việt Nam thờ 'ông tổ' phòng cháy chữa cháy:

Ngôi đền duy nhất ở Việt Nam thờ 'ông tổ' phòng cháy chữa cháy
Lễ hội đền Hỏa Thần được tổ chức vào ngày 28 tháng 3 và 28 tháng 9 âm lịch. Đây là ngôi đền duy nhất Hà Nội có sư trụ trì.
Phố bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cùng Nhân dân quận Hoàn Kiếm dâng hương tại lễ Hiển Hóa của ngài Thần Hỏa.
Phố bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cùng Nhân dân quận Hoàn Kiếm dâng hương tại lễ Hiển Hóa của ngài Thần Hỏa.
Vị thần được thờ tại đền Hỏa Thần là Quang Hoa Mã Nguyên súy - người ban đầu có tính tình nóng nảy nhưng sau đắc đạo, trở thành môn đệ của Ngọc Hoàng Thượng đế, chuyên việc trừ hỏa tai.
Vị thần được thờ tại đền Hỏa Thần là Quang Hoa Mã Nguyên súy - người ban đầu có tính tình nóng nảy nhưng sau đắc đạo, trở thành môn đệ của Ngọc Hoàng Thượng đế, chuyên việc trừ hỏa tai.
Theo truyền thuyết, vị Quang Hoa Mã Nguyên Súy được nghe thuyết pháp tụng kinh nhiều và trở thành môn đệ Phật gia. Do tính “Hỏa” nên không giữ được nghiêm giới luật, phải xuống trần đầu thai vào nhà họ Phùng, Khi đắc đạo được về trời làm môn đệ của Ngọc Hoàng Thượng Đế, chuyên việc trừ hỏa tai.
Theo truyền thuyết, vị Quang Hoa Mã Nguyên Súy được nghe thuyết pháp tụng kinh nhiều và trở thành môn đệ Phật gia. Do tính “Hỏa” nên không giữ được nghiêm giới luật, phải xuống trần đầu thai vào nhà họ Phùng, Khi đắc đạo được về trời làm môn đệ của Ngọc Hoàng Thượng Đế, chuyên việc trừ hỏa tai.
Vào năm 1997, đền Hỏa Thần đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Vào năm 1997, đền Hỏa Thần đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Toàn cảnh gian chính của đền thờ Hoả Thần.
Toàn cảnh gian chính của đền thờ Hoả Thần.
Trên vị trí một điện thờ cũ của đền, chính quyền đã xây dựng nhà bia tưởng niệm liệt sĩ của phường Cửa Đông.
Trên vị trí một điện thờ cũ của đền, chính quyền đã xây dựng nhà bia tưởng niệm liệt sĩ của phường Cửa Đông.
Ngày nay, đền Hỏa Thần nằm ở 30 phố Hàng Điếu (phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Ngày nay, đền Hỏa Thần nằm ở 30 phố Hàng Điếu (phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Đọc thêm

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình Văn hóa

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

TTTĐ - Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975, hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững Văn học

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 29/4, tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, hòa trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn văn hóa học và đọc Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa, Hội Nhà văn Hà Nội đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai". Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đến dự buổi lễ.
Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách Văn học

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, do họa sĩ Hồ Quốc Cường vẽ minh họa.
Xem thêm