Tag

Nhà cổ hơn 200 tuổi ở Đà Nẵng kêu cứu

Bạn đọc 14/10/2019 14:55
aa
TTTĐ - Được kiểm định để lên phương án trùng tu hơn 10 năm trước nhưng nhiều ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi có kiến trúc độc đáo ở Đà Nẵng lại đang có nguy cơ đổ sập.

Nhà cổ hơn 200 tuổi ở Đà Nẵng kêu cứu

Bài liên quan

Công an thành phố Đà Nẵng chỉ đạo phục hồi xử lý tố giác tội phạm

Đà Nẵng: Rác thải rắn sẽ được phân loại tại tất cả các xã, phường vào năm 2025

Chi gần 1.500 tỉ đồng cải thiện môi trường nước phía Đông Đà Nẵng

Thành phố thứ ba tổ chức Ngày hội hiến máu HD SAISON 2019

Phần mái ngói nhà cổ hơn 200 tuổi của bà Ông Thị Mãn, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang bị bong tróc (Ảnh: V.Q)
Phần mái ngói nhà cổ hơn 200 tuổi của bà Ông Thị Mãn, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang bị bong tróc (Ảnh: V.Q)

Gần 40 nhà cổ có tuổi đời hàng hàng trăm năm, thậm chí hơn 200 năm tuổi tại Hòa Vang (TP Đà Nẵng) đang bị xuống cấp nặng nề nhưng chính quyền lại chưa có phương án trùng tu.

Vừa ở vừa run

Những ngày đầu tháng 10, phóng viên có dịp trở lại ngôi nhà cổ có tuổi đời hơn 200 năm của bà Ông Thị Mãn (91 tuổi, ngụ thôn Phong Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Đập vào mắt chúng tôi là khung cảnh xập xệ của phần mái ngói đang bị bong tróc và dột sau những trận mưa.

Phần tường nhà cổ bị bong tróc và lòi cả tường gạch (Ảnh: V.Q)
Phần tường nhà cổ bị bong tróc và lòi cả tường gạch (Ảnh: V.Q)

“Mỗi lần nước mưa chảy xuống là phần gỗ nâng đỡ mái ngói bị ngấm nước gây hư hại. Dần dần, phần đòn đông, đòn tây cũng bị nước mưa làm mục dần vào trong khiến ngôi nhà trở nên lung lay mỗi khi có gió lớn” – bà Mãn lo lắng..

Hiện toàn bộ hệ thống các trụ gỗ để nâng đỡ ngôi nhà đều trong tình trạng bị nghiêng do mất dần khả năng liên kết với các cấu kiện gỗ còn lại. Hầu hết phần gỗ để nâng đỡ mái nhà được lợp bằng ngói âm dương đều bị mục, bể gây dột khiến bà Mãn phải chật vật với việc sinh hoạt bên trong. Phần vôi được tô vào tường gạch phía ngoài ngôi nhà cũng đang trong tình trạng bị bong tróc.

Bà Mãn vừa ở vừa run trong ngôi nhà đã hơn 6 thế hệ trú ngụ (Ảnh: V.Q)
Bà Mãn vừa ở vừa run trong ngôi nhà đã hơn 6 thế hệ trú ngụ (Ảnh: V.Q)

Vào năm 2000, một phần mảng tường gạch bên trái ngôi nhà bị sụp đổ do được xây dựng quá lâu. Bà Mãn cùng con trai phải nhờ hàng xóm góp tiền để mua xi măng, cát về xây tạm nhằm cố giữ lại ngôi nhà cổ cho đến tận hôm nay.

“Bản thân nay đã già, con cái nay đi làm và ra ở riêng. Giờ chỉ mong Nhà nước sớm quan tâm, xem xét, hỗ trợ kinh phí để sửa chữa lại ngôi nhà càng sớm chừng nào hay chừng đó. Mỗi lúc mưa gió, ngôi nhà lại lung lay, bản thân phải bỏ chạy sang nhà con trai. Nhiều lúc nghĩ mà buồn vì ngôi nhà trước đây từng là nơi nuôi cơm cho nhiều cán bộ hoạt động cách mạng khi còn chiến tranh” – bà Mãn nói.

Bị biến dạng nặng

Chúng tôi ghé thăm ngôi nhà cổ của ông Thi Lý Thanh (thôn Dương Lâm 2, xã Hòa Phong). Ngôi nhà cổ có vóc dáng hình chữ nhật này có tuổi đời trên dưới 200 năm, đến nay đã trải qua hơn sáu đời con cháu thay phiên gìn giữ.

Vừa đưa chúng tôi dạo quanh một vòng, ông Thanh không giấu khỏi niềm vui khi khẳng định một câu chắc nịch: “Dù đi hết đất Hoà Vang này thì khó ai có thể tìm thấy ngôi nhà cổ nào đẹp như ngôi nhà mà gia đình tôi đang ở”.

Cổng dẫn vào ngôi nhà cổ của ông Thi Lý Thanh, xã Hòa Phong (Ảnh: V.Q)
Cổng dẫn vào ngôi nhà cổ của ông Thi Lý Thanh, xã Hòa Phong (Ảnh: V.Q)

Do toàn bộ phần tường nhà làm bằng vôi, gạch và được trang trí hoa văn tinh xảo trên các vách ngăn tường với cửa sổ phía trước khiếm ngôi nhà trở nên cách điệu, nổi bật. Bên trong, hệ thống đòn đông, đòn tây được sắp xếp tỉ mỉ giúp nâng đỡ phần mái ngói âm dương che chắn cho ngôi nhà. Nổi bật nhất là bộ cửa chính ba gian Bàn Khoa được làm bằng gỗ mít khiến bất cứ ai đến thăm cũng phải trầm trồ về độ tinh xảo cũng như độ bền theo thời gian.

Thế nhưng, toàn bộ 16 trụ gỗ được đặt bên trong có tác dụng chống đỡ cho toàn bộ ngôi nhà đang có dấu hiệu xuống cấp và hư hại do bị mối mọt ăn, cộng với việc nước mưa thấm dần vào gỗ gây mục rỗng ở hai đầu.

Ngôi nhà cổ của ông Thi Lý Thanh được phóng viên chụp lại vào đầu tháng 1/2018 (Ảnh: V.Q)
Ngôi nhà cổ của ông Thi Lý Thanh được phóng viên chụp lại vào đầu tháng 1/2018 (Ảnh: V.Q)

Cụ Nguyễn Thị Tri (SN 1939, mẹ của ông Thi Lý Thanh), kể: “Nhìn ngôi nhà từ phía ngoài thì thấy đẹp nhưng bên trong thì nhiều cấu kiện gỗ đang hư hại một cách nhanh chóng. Gia đình hiện rất muốn trùng tu nhưng lại không có kinh phí. Lo ngại nhất là nếu đã sửa chữa rồi thì sợ ngôi nhà của tổ tiên bị biến dạng, không còn giữ được hồn cốt như vốn có cách đây mấy trăm năm”.

Để ngôi nhà cổ được nhiều người biết đến dù đang bị xuống cấp, hư hại, ông Thanh tự tìm cách tôn tạo lại các mảnh vườn xung quanh ngôi nhà cổ, làm thêm hệ thống đường dẫn vào nhà lẫn xây mới hẳn một ngôi nhà chờ nhỏ bằng gạch để khách khi đến nhà cổ thăm quan có thể dừng chân, nghỉ ngơi. Đối với các cấu kiện gỗ bên trong ngôi nhà đang xuống cấp nhưng không có kinh phí trùng tu, ông Thanh cùng gia đình chỉ sửa chữa tạm.

“Nhiều lúc, các mảng tường trước nhà được tô bằng vôi bị sứt mẻ, chúng tôi tạm dùng vữa xi măng trám vào. Riêng phần gạch lót do móng nhà bị sụt lún nhiều lần mỗi khi có lũ nên chúng tôi đành tiến hành xạ nền rồi lót gạch men ở phần hiên nhà để dễ ra vào. Chừng vài năm, thấy nhiều đoàn khảo sát tới nhà hỏi thăm, đo đạc, lên kế hoạch trùng tu rồi rời đi nhưng sau đó lại không thấy hồi âm” – ông Thanh kể.

Sẽ làm điểm tham quan cho khách du lịch

Thống kê của Phòng văn hóa thông tin huyện Hòa Vang cho thấy, hiện các ngôi nhà cổ trên địa bàn huyện Hòa Vang tập trung chủ yếu ở các xã Hòa Phong, Hòa Châu và Hòa Phước, với khoảng 40 trường hợp. Chưa kể nhiều ngôi nhà cổ quy mô nhỏ chưa được cơ quan chức năng tiến hành thống kê, khảo sát, đánh giá một cách nghiêm túc và bài bản.

Trước đó, vào tháng 11/2017, Cục Di sản, thuộc Bộ Văn hóa thể thao và du lịch đã lập đoàn khảo sát để về huyện Hòa Vang khảo sát, kiểm đếm số lượng các ngôi nhà cổ đang tồn tại trên địa bàn nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả chính thức.

Dòng sông Túy Loan chảy qua địa bàn xã Hòa Phong (Ảnh: V.Q)
Dòng sông Túy Loan chảy qua địa bàn xã Hòa Phong (Ảnh: V.Q)

Ông Đỗ Thanh Tân, Trưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện Hoà Vang cho biết, vào tháng 10 vừa qua, các cấp ban ngành của TP Đà Nẵng đã có cuộc khảo sát và thống kê lại hiện trạng và số lượng các nhà cổ ở địa bàn Hòa Vang. Một cán bộ văn hóa của xã Hòa Phong cho biết, sau cuộc khảo sát lại vừa qua, có khả năng nhiều nhà cổ trên địa bàn sẽ là điểm tham quan cho khách du lịch.

Theo ông Tân, cái khó hiện nay để công nhận nhà cổ là di tích là phía chính quyền địa phương cho rằng ngôi nhà này cổ nhưng đơn vị khảo sát, xem xét thuộc Cục Di sản lại cho rằng chưa đủ tiêu chí để công nhận là di tích hoặc di sản.

"Do chưa được công nhận là di tích nên Nhà nước không thể làm căn cứ để thực hiện việc hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho người dân có nhà cổ đang có nguy cơ xuống cấp, hư hại trên địa bàn huyện để trùng tu một cách bài bản và có quy hoạch" - ông Tân thông tin.

Qua trao đổi, ông Bùi Nam Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang cho rằng, nếu muốn giữ các ngôi nhà cổ như hiện nay thì người dân – chủ sở hữu những ngôi nhà cổ lẫn chính quyền địa phương rất cần có những dự án phát triển du lịch sinh thái để bao trùm các ngôi nhà cổ hiện có, điển hình như mô hình nhà cổ Thái Lai đang được triển khai thí điểm ở địa bàn xã Hòa Nhơn. Do các ngôi nhà cổ có giá trị văn hóa, kiến trúc nằm rải rác mang tính chất cổ nhưng lại không không mang tính chất quần thể như phố Hội An nên rất khó khăn trong việc đề xuất để công nhận là di tích.

Những nhà cổ đang trong tình trạng xuống cấp, chính quyền huyện mong muốn có được nguồn kinh phí để giúp người dân tự trùng tu, bảo dưỡng nhằm giữ bằng được nhà cổ. "Nhưng có trường hợp, người dân có nguồn kinh phí sửa nhà cổ lại không biết cách thực hiện khiến nhà cổ sau khi sửa chữa bị biến dạng, thậm chí không còn đúng như nhà cổ trước đây do được xây dựng mới y nguyên như những ngôi nhà cấp 4 hiện nay" - ông Dũng cho hay.

Đọc thêm

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập Đường dây nóng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

TTTĐ - Trước tình trạng lấn chiếm đất đai, đồng ruộng và xây dựng trái phép gia tăng trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã liên tục chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp, ngành siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định xã hội.
Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng Bạn đọc

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 29/4, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã ban hành Công điện số 02 yêu cầu các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 205/TB-VPCP ngày 28/4/2025 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác quý I năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường Bảo vệ người tiêu dùng

Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường

TTTĐ - Sở Y tế TP Huế sẽ xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo kinh doanh sai phạm, vượt quá phạm vi chuyên môn, lợi dụng danh nghĩa y khoa để trục lợi từ sản phẩm sữa không đạt chất lượng.
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra mặt hàng sữa Bảo vệ người tiêu dùng

TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra mặt hàng sữa

TTTĐ - Đến thời điểm hiện tại, chưa phát hiện vụ việc nào có dấu hiệu sản xuất hoặc buôn bán sữa giả trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, Chi cục Quản lý thị trường thành phố cũng sẽ kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định, không có vùng cấm.
Chỉ đạo của Phó Thủ tướng về tình hình lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau Đường dây nóng

Chỉ đạo của Phó Thủ tướng về tình hình lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo xử lý về tình hình lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
Kon Tum: Xử lý nghiêm các công trình vi phạm hành lang đường bộ Đường dây nóng

Kon Tum: Xử lý nghiêm các công trình vi phạm hành lang đường bộ

TTTĐ - Mặc dù tỉnh Kon Tum đã có văn bản chỉ đạo xử lý nghiêm hành vi vi phạm hành lang đường bộ tại Km1536+20 trên tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn qua xã Đăk La, huyện Đăk Hà nhưng đến nay công trình vi phạm vẫn ngang nhiên tồn tại.
Xem thêm