Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn gặp khó: Thứ trưởng Bộ Công thương nói gì?
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn hiện cung ứng khoảng 30-35% thị phần xăng dầu tại Việt Nam.
Do đó, chỉ cần có sự thay đổi trong hoạt động của nhà máy này thì chắc chắn có tác động nhất định đến một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước, từ đó ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu phục vụ nhu cầu đời sống của người dân cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trước tình hình đó, ngày 24/1, Bộ Công thương đã có công văn yêu cầu Công ty TNHH Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn (NSRP) báo cáo tình hình sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu theo đúng kế hoạch sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu đã đăng ký với Bộ năm 2022.
Đồng thời, Bộ Công thương cũng yêu cầu NSRP báo cáo kế hoạch giao hàng cho các khách hàng đã ký kết hợp đồng trong quý I và các tháng kế tiếp năm 2022.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải (Ảnh: MOIT) |
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, vấn đề khó khăn là ở nội tại doanh nghiệp, tuy nhiên trách nhiệm của NSRP là phải đảm bảo cung cấp đủ sản lượng mặt hàng xăng dầu thành phẩm cho các đầu mối kinh doanh xăng dầu theo đúng hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật, đặc biệt là Nghị định số 95/2021/NQ-CP ngày 1/11/2021 của Chính phủ.
Cụ thể, để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường nội địa, đặc biệt trong thời điểm trước Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm và đi lại của người dân tăng cao, Bộ Công thương đề nghị NSRP nâng cao trách nhiệm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường, tuân thủ việc thực hiện các hợp đồng giao xăng dầu đã ký kết với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Bộ Công thương cũng yêu cầu NSRP không để xảy ra việc đứt gãy nguồn cung đột ngột, gây khó khăn cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu trong việc tìm kiếm nguồn hàng thay thế cung cấp cho thị trường nội địa.
Về phía mình, Bộ Công thương trước đó đã có văn bản và liên hệ trực tiếp với một số đầu mối kinh doanh xăng dầu, đặc biệt những doanh nghiệp có thị trường lớn như: Petrolimex, PVOil,… để có sự phối hợp chỉ đạo, phải chủ động tìm nguồn cung, đảm bảo an ninh năng lượng không chỉ phục vụ nhu cầu đời sống của người dân mà còn phục vụ nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Trước đó, ngày 28/1, Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã họp và đưa ra một số quyết sách để đảm bảo việc sản xuất tiếp tục của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn trong thời gian tới.
Lãnh đạo Petrovietnam cho biết đang nỗ lực đàm phán, thuyết phục và thống nhất với các bên góp vốn nước ngoài về giải pháp tái cấu trúc tổng thể NSRP nhằm duy trì hoạt động an toàn, hiệu quả công ty cũng như đảm bảo quyền lợi của tập đoàn và phía Việt Nam.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá, đây là những tín hiệu tích cực từ phía doanh nghiệp và sẽ có những chuyển biến khả quan trong thời gian tới liên quan đến nguồn cung xăng dầu.
"Bộ Công thương đang và sẽ tiếp tục nỗ lực ở mức cao nhất để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho người dân cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội tìm giải pháp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa

Siêu thị “tung” ưu đãi khủng mừng đại lễ 30/4

Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững trên nền tảng số

Điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình 50 năm vươn tầm phát triển

Hải Phòng - thành phố cảng anh hùng

PVCFC đầu tư nâng cấp Data Center, tăng tốc chuyển đổi số toàn diện

Hải Dương: Gần 500 doanh nghiệp tham gia ngày hội kết nối giao thương

Đà Nẵng: Dưa hấu được mùa mất giá, nông dân “nẫu cả ruột”
