Tag

Nhìn lại lịch sử phát triển sách giáo khoa giáo dục phổ thông qua các thời kỳ

Giáo dục 29/09/2022 10:02
aa
TTTĐ - Trong hai ngày 28 - 29/9, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo về công tác biên soạn, xuất bản, sử dụng sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Trưng bày sách giáo khoa Việt Nam và các nước.
Không để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học mới Lập đường dây nóng hỗ trợ phụ huynh, học sinh mua sách giáo khoa trước thềm năm học mới Giám sát sách giáo khoa phổ thông không làm thay thanh tra, kiểm tra

Sự kiện có sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ; Ban Tuyên giáo Trung ương; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính; Đại diện lãnh đạo một số trường đại học sư phạm; Đại diện 63 Sở GD&ĐT và các đơn vị có chức năng, tham gia xuất bản sách giáo khoa.

Nhìn lại lịch sử phát triển sách giáo khoa giáo dục phổ thông qua các thời kỳ
Ảnh minh họa

Hoạt động trưng bày bao gồm: Trưng bày, giới thiệu lịch sử phát triển sách giáo khoa giáo dục phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ, theo các mốc thay sách: 1957, 1981, 2002, 2020; Trưng bày và giới thiệu sách giáo khoa của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, như: Lào, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh... Ngoài ra, một số sách được giải thưởng quốc gia và sách giáo khoa điện tử thuộc các bộ sách hiện hành cũng sẽ được trưng bày, giới thiệu.

Ngoài việc giới thiệu cho người xem những bộ sách giáo khoa của Việt Nam và thế giới, hoạt động trưng bày còn cung cấp các thông tin so sánh về quy cách của sách giáo khoa Việt Nam và sách giáo khoa của các nước theo một số tiêu chí cụ thể; Cùng với đó là giới thiệu các hoạt động thực hành với sách giáo khoa được một số nước trên thế giới thực hiện.

Hội thảo về sách giáo khoa giáo dục phổ thông diễn ra trong ngày 29/9 nhằm đánh giá những kết quả biên soạn, thẩm định, xuất bản, lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Từ đó, đưa ra các đề xuất, những định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn, xuất bản, sử dụng sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Kết quả các công tác nêu trên khẳng định sự thành công của tiến trình thực hiện chủ trương xã hội hoá biên soạn sách giáo khoa theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, Sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Trong thời gian qua đã có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa đã bảo đảm kịp thời triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo yêu cầu tại Nghị quyết số 88 và lộ trình thực hiện tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội.

Chủ trương xã hội hoá sách giáo khoa đã huy động được nhiều tổ chức, cùng đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục tham gia biên soạn sách giáo khoa. Quá trình tổ chức biên soạn, xây dựng bản mẫu, tiến hành thực nghiệm, nghiệm thu, lựa chọn sử dụng được thẩm định và kiểm soát chặt chẽ.

Các nội dung sẽ được tập trung thảo luận trong hội thảo gồm: Kết quả thực hiện xã hội hóa sách giáo khoa triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Việc biên soạn, biên tập, in ấn, phát hành sách giáo khoa đáp ứng yêu cầu của các cuộc cải cách và đổi mới giáo dục; Tổ chức biên soạn sách giáo khoa và giá sách giáo khoa theo chủ trương xã hội hóa; Việc tổ chức lựa chọn, cung ứng và tập huấn sử dụng sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Yêu cầu đối với nhà xuất bản trong công tác xuất bản sách giáo khoa; Thực tế sử dụng giáo dục phổ thông ở các địa phương…

Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các tổ chức xuất bản, các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, nhà giáo, nhà quản lý giáo dục trên cả nước.

Hội thảo và Trưng bày sách giáo khoa giáo dục phổ thông được tổ chức nhằm đánh giá những kết quả biên soạn, thẩm định, xuất bản, phát hành sách giáo khoa; So sánh và đánh giá cụ thể sự khác biệt giữa việc biên soạn, thẩm định, xuất bản và phát hành sách giáo khoa trước đây với việc thực hiện theo chủ trương xã hội hóa hiện nay... từ đó, đề xuất định hướng, giải pháp trong những năm tiếp theo.

Đọc thêm

Hà Nội vinh danh học sinh đạt giải khoa học kỹ thuật quốc gia Giáo dục

Hà Nội vinh danh học sinh đạt giải khoa học kỹ thuật quốc gia

TTTĐ - Chiều 5/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt đội tuyển tham dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế năm 2025 và trao giấy chứng nhận đoạt giải cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm học 2024 - 2025.
Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút Giáo dục

Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút

TTTĐ - Trong giai đoạn nước rút chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, điều khiến nhiều học sinh lớp 12 mệt mỏi không chỉ là lượng kiến thức cần ôn luyện, mà còn là áp lực đến từ… chính gia đình. Hơn bao giờ hết, sự đồng hành đúng cách từ cha mẹ có thể trở thành điểm tựa, thay vì trở thành rào cản tâm lý.
Đường dây nóng hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội Giáo dục

Đường dây nóng hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội

TTTĐ - Mỗi quận, huyện ở Hà Nội công khai 2 số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ phụ huynh trong tuyển sinh đầu cấp trực tuyến.
Ngày 15/5, công bố tỷ lệ "chọi" vào lớp 10 công lập Giáo dục

Ngày 15/5, công bố tỷ lệ "chọi" vào lớp 10 công lập

TTTĐ - Chậm nhất vào ngày 15/5, Hà Nội sẽ công bố số lượng học sinh dự tuyển lớp 10 từng trường THPT công lập.
Hà Nội bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Hà Nội bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội dự kiến bố trí 250 điểm thi với hơn 5.500 phòng thi để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Hà Nội đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp Giáo dục

Hà Nội đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

TTTĐ - Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035".
Thầy trò dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Thầy trò dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Dù kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày (từ 30/4 - 4/5), nhiều học sinh lớp 12 vẫn chọn ở nhà ôn tập, luyện đề chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Tranh thủ giai đoạn “nước rút”, các sĩ tử dồn sức củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài.
Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế Giáo dục

Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế

TTTĐ - Không còn bó hẹp trong những trang sách, lịch sử đang đến gần hơn với học sinh qua các tiết học trải nghiệm và hoạt động ngoại khóa bổ ích. Điều này không chỉ giúp các em hiểu rõ hơn về truyền thống dân tộc mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tinh thần trách nhiệm với những trang sử hào hùng và tương lai của đất nước.
Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025 Giáo dục

Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025

TTTĐ - Học sinh Việt Nam xuất sắc giành 1 huy chương Vàng, 2 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng tại Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic năm 2025.
Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm bị kiểm điểm như thế nào? Giáo dục

Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm bị kiểm điểm như thế nào?

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu nghiêm túc xử lý việc giáo viên quận Hà Đông vi phạm quy định về dạy thêm.
Xem thêm