Tag

Nhức nhối tình trạng xâm phạm bản quyền trên môi trường số

Chuyển đổi số 06/12/2024 14:27
aa
TTTĐ - Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xâm phạm bản quyền tác giả hiện vẫn phổ biến, đặc biệt là trên môi trường số. Tuy nhiên, chế tài xử phạt vẫn vẫn còn thấp, khiến nhiều khó khăn phát sinh đối với các đơn vị quản lý.
Công bố bản quyền tự truyện "Britney Spears - Người đàn bà trong tôi" Toyota vừa đăng ký bản quyền cho một mẫu MPV mới Khai mạc ngày hội nhân vật biểu tượng và bản quyền Việt - Hàn 2024

Vi phạm bản quyền tác giả làm suy yếu nền kinh tế sáng tạo

Sáng 6/12, Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tổ chức Hội thảo “Tuyên truyền, Phổ biến các nội dung cơ bản của Hiệp ước về Quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WCT), Hiệp ước về Cuộc biểu diễn và Bản ghi âm của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WPPT) và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian, doanh nghiệp khai thác, sử dụng”.

Thương mại điện tử đang bùng nổ trên toàn cầu, mở ra cơ hội lớn cho việc kinh doanh và phát triển các mô hình kinh tế mới. Việc mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên các nền tảng trực tuyến đã tạo ra một cuộc cách mạng trong cách thức giao thương và tương tác kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng kéo theo không ít thách thức, đặc biệt là đối với quyền sở hữu trí tuệ, trong đó bản quyền là một trong những lĩnh vực được quan tâm rất nhiều.

Trong môi trường thương mại điện tử, việc bảo vệ bản quyền trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Các tác phẩm nghệ thuật, phần mềm, bài viết, hình ảnh, video và các sản phẩm trí tuệ khác dễ dàng bị sao chép, phân phối mà không có sự kiểm soát đầy đủ. Những hành vi xâm phạm bản quyền như tải lên, sao chép và phát tán trái phép các sản phẩm trí tuệ, đang gây thiệt hại lớn cho các chủ sở hữu bản quyền và làm suy yếu nền kinh tế sáng tạo.

Theo Sách trắng Công nghệ thông tin & Truyền thông Việt Nam 2023, tỷ lệ người dùng Internet tăng từ 70% (2018) lên 78,6% (2022), tăng trưởng 12,3% trong 5 năm.

Theo ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và phát triển truyền thông, vi phạm bản quyền phổ biến trên không gian mạng đã để lại hệ lụy nghiêm trọng.

Thống kê năm 2022 theo Media Partners Asia cho thấy, Việt Nam xếp thứ 3 Đông Nam Á về vi phạm bản quyền, chỉ sau Indonesia và Philippines, đứng đầu theo đầu người; 15,5 triệu người xem nội dung bất hợp pháp, gây thất thoát 348 triệu USD/năm. Năm 2023: 2.763 website, 3.611 link vi phạm đã bị ngăn chặn.

Bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả phát biểu tại hội thảo.
Bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả phát biểu tại hội thảo.

Chia sẻ tại Hội thảo, bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả cho biết, Việt Nam đã và đang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, trong đó có lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan.

Đến nay, Việt Nam đã tham gia 8 trên 9 Điều ước quốc tế đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan; đàm phán, ký kết 2 Hiệp định song phương và 14 Hiệp định kinh tế, thương mại tự do song phương, đa phương với các quốc gia, khu vực kinh tế khác nhau trên thế giới có nội dung về quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó phải kể đến 2 Hiệp ước của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO về bản quyền trên internet, đó là việc tham gia WCT năm 2021 và WPPT năm 2022; CPTPP, EVFTA, RCEP… Các thỏa thuận này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của các tác giả và nhà sáng tạo mà còn tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc để xử lý các vi phạm.

Nâng cao chế tài xử phạt

Các chuyên gia cho rằng, khi chủ động hội nhập nghĩa là chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận quy định của sân chơi quốc tế.

Ông Nguyễn Quang Đồng chia sẻ thêm, Việt Nam đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 và Nghị định 17/2023/NĐ-CP, quy định chi tiết nghĩa vụ của ISP trong bảo vệ quyền tác giả trên không gian mạng, bao gồm cơ chế "miễn trừ trách nhiệm" (safe harbor) và "thông báo và gỡ bỏ" (notice and takedown). Cơ chế này kỳ vọng kiểm soát hiệu quả vi phạm bản quyền trong môi trường số và sẽ được phân tích chi tiết ở phần sau.

Trao đổi tại hội thảo, các chuyên gia nhấn mạnh, bảo vệ bản quyền trong môi trường thương mại điện tử đòi hỏi một sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố pháp lý, công nghệ và trách nhiệm của các bên liên quan. Các công cụ pháp lý hiện tại đã cung cấp một số giải pháp quan trọng, nhưng trong bối cảnh ngày càng có nhiều vi phạm và hành vi xâm phạm bản quyền ngày cành tinh vi hơn, chúng ta cần phải có những biện pháp mạnh mẽ hơn.

Các chuyên gia trong lĩnh vực bản quyền tác giả trao đổi tại hội thảo.
Các chuyên gia trong lĩnh vực bản quyền tác giả trao đổi tại hội thảo.

Theo Luật sư Dương Việt Đức (Công ty Luật TNHH IPMAX) cho rằng cần hoàn thiện pháp luật, quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của sàn thương mại điện tử, trong ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên sàn thương mại điện tử. Ví dụ: Thời hạn sàn thương mại điện tử cần gỡ bỏ nội dung vi phạm khi nhận được phản ánh của chủ thể quyền; có trách nhiệm cung cấp thông tin người vi phạm cho chủ thể quyền khi có cơ sở xác định vi phạm, hoặc khi chủ thể quyền nộp một khoản tiền bảo đảm.

Bên cạnh đó, sàn có trách nhiệm cung cấp thông tin người vi phạm cho chủ thể quyền khi có cơ sở xác định vi phạm, hoặc khi chủ thể quyền nộp một khoản tiền bảo đảm; Sàn thương mại điện tử cần áp dụng biện pháp sàng lọc đối tượng, nội dung vi phạm; Ứng dụng công nghệ hiện đại để nhận diện và sàng lọc hàng giả, đối tượng xâm phạm...

Theo chuyên gia này, bên cạnh sự kết hợp của các biện pháp pháp lý, các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, áp dụng công nghệ; bằng cách hợp tác cùng nhau, Nhà nước, cơ quan thực thi, chủ sở hữu trí tuệ, sàn thương mại điện tử và người tiêu dùng có thể tạo ra một mặt trận thống nhất chống hành vi xâm phạm bản quyền.

Đọc thêm

Tuổi trẻ Bình Thuận số hóa địa chỉ đỏ Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Công nghệ số

Tuổi trẻ Bình Thuận số hóa địa chỉ đỏ Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh

TTTĐ - Tỉnh đoàn Bình Thuận phối hợp cùng Thành đoàn TP Hồ Chí Minh và Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP Hồ Chí Minh chuẩn bị ra mắt công trình thanh niên "Số hóa Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Bình Thuận".
Việt Nam bước vào kỷ nguyên số không giới hạn Công nghệ số

Việt Nam bước vào kỷ nguyên số không giới hạn

TTTĐ - Trong kỷ nguyên mới - nơi mỗi phút giây là bước nhảy vọt của công nghệ, thế giới không còn ranh giới địa lý, giới hạn tri thức hay khuôn khổ truyền thống - Việt Nam đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ: Tiến vào tương lai bằng sức mạnh của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh Công nghệ số

150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh

TTTĐ - Tuổi trẻ Quảng Ninh xác định phong trào “Bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, thể hiện rõ vai trò đoàn viên, thanh niên trong đồng hành với nhân dân trong thời đại số.
Hà Nội: Tiếp nhận nhiều ứng dụng công nghệ số từ doanh nghiệp Chuyển đổi số

Hà Nội: Tiếp nhận nhiều ứng dụng công nghệ số từ doanh nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Phục vụ Hành chính công TP Hà Nội vừa tiếp nhận một số sản phẩm công nghệ ứng dụng chuyển đổi số từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nhằm phục vụ cho công tác cải cách hành chính và xây dựng chính quyền điện tử.
Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số Công nghệ số

Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số

TTTĐ - Sáng 25/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của gần 6.000 cán bộ quản lý, giáo viên.
Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Công nghệ số

Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TTTĐ - Trong dòng chảy sôi động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang trở thành động lực chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển nhanh, bền vững và thịnh vượng thì thế hệ trẻ - đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên chính là lực lượng tiên phong, xung kích và sáng tạo nhất. Họ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại - là “chủ thể số”, “công dân số kiểu mẫu” kiến tạo tương lai Việt Nam bằng trí tuệ và khát vọng.
Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ Công nghệ số

Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ

TTTĐ - Đây là một trong những mục tiêu mà quận Tây Hồ (Hà Nội) kỳ vọng qua phong trào “Bình dân học vụ số”.
Tập trung kiểm tra công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số Chuyển đổi số

Tập trung kiểm tra công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 114/KH-UBND về kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC), chuyển đổi số năm 2025 của thành phố Hà Nội.
Tăng cường hợp tác, đưa Hà Nội thành trung tâm đổi mới sáng tạo Chuyển đổi số

Tăng cường hợp tác, đưa Hà Nội thành trung tâm đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Ban Quản lý các Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố Hà Nội vừa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai một số nhiệm vụ phối hợp công tác giữa 2 cơ quan trong năm 2025 và thời gian tiếp theo.
Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới Công nghệ số

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới

Sáng 24/4, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội), thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số".
Xem thêm