Những người Việt đeo đuổi giấc mơ "đồng tiền mã hóa" Polkadot
![]() |
Thế giới tiền mã hóa rất đa dạng |
Trong lĩnh vực blockchain không chỉ có Bitcoin và Ethereum mà còn có Polkadot - một hệ sinh thái tiềm năng trong tương lai
Bitcoin và ý tưởng về công nghệ Blockchain lần đầu được ra mắt vào năm 2008 bởi một nhân vật bí ẩn có biệt danh là Satoshi Nakamoto. Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu.
Cùng sự phát triển của Bitcoin, Ethereum cũng đã được ra mắt vào năm 2015. Ethereum (ETH) là một nền tảng điện toán có tính chất phân tán, công cộng, mã nguồn mở dựa trên công nghệ Blockchain.
Dù cả Bitcoin và Ethereum đã có những công nghệ tiên tiến, tính bảo mật cao nhưng vẫn tồn đọng một số vấn đề như khả năng tương tác, khả năng mở rộng, phí giao dịch và tốc độ giao dịch. Polkadot được tạo ra để giải quyết những vấn đề này.
Polkadot - hệ sinh thái của tương lai
Polkadot là sản phẩm trí tuệ của Tiến sĩ Gavin Wood, một trong những người đồng sáng lập Ethereum và là người phát minh ra ngôn ngữ hợp đồng thông minh Solidity. Tiến sĩ Wood bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình để “thiết kế một phiên bản shading của Ethereum” vào giữa năm 2016 và phát hành bản thảo đầu tiên của whitepaper Polkadot vào tháng 10 năm 2016.
Vào năm 2017, Tiến sĩ Gavin Wood và Parity’s Peter Czaban đã thành lập Web3 Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập để hỗ trợ việc nghiên cứu và phát triển Polkadot cũng như giám sát các hoạt động gây quỹ của Polkadot. Tổ chức Web3 có trụ sở tại Thụy Sĩ đã tổ chức đợt chào bán công khai đầu tiên của Polkadot vào tháng 10 năm 2017, sử dụng phương thức đấu giá kiểu Hà Lan để phân phối quỹ và đã thu về 145 triệu USD chỉ trong vòng chưa đầy hai tuần.
Một trong những điểm mạnh của nền tảng Polkadot là tốc độ xử lý giao dịch. Nếu như mạng blockchain của Ethereum chỉ xử lý được tối đa 15 giao dịch/giây, với Polkadot, con số này là 1000 giao dịch.
Theo thống kê của PolkaProject cho thấy, số lượng các dự án trong hệ sinh thái Polkadot đang tăng lên rất nhanh chóng. Hiện có khoảng 463 dự án được xây dựng trên nền tảng này, số lượng các dự án trên hệ sinh thái Polkadot đã tăng gấp 2,5 lần so với Quý 3/2019.
![]() |
Polkadot đang đang có tiềm năng rất lớn để vượt lên so với các hệ sinh thái tiền mã hóa khác |
Cơ sở hạ tầng của mạng Polkadot bao gồm Relay Chain, Parachains, và Bridges. Để dễ hiểu cần giải thích: Relay Chain là chuỗi trung tâm của mạng Polkadot; tất cả các trình xác nhận (validators) của Polkadot đều được stake trên Relay Chain. Parachain là các chuỗi song song kết nối với Relay Chain và được duy trì bởi các validators của chúng, được gọi là trình đối chiếu; Bridges là blockchain đặc biệt cho phép các Parachain kết nối và giao tiếp với các mạng bên ngoài như Ethereum và Bitcoin.
Với những cải tiến về công nghệ và cơ sở hạ tầng, đây là lý do khiến rất nhiều người tin rằng Polkadot sẽ đuổi kịp và có thể vượt qua Ethereum trong thời gian tới.
Cộng đồng Polka Warriors - những người đam mê công nghệ blockchain
Giá trị vốn hóa của một dự án là minh chứng rõ nét nhất cho sức ảnh hưởng của dự án đó trên thị trường. Thực tế cho thấy, Polkadot là một trong những dự án có sức tăng trưởng nhanh nhất về giá trị trong vòng một năm trở lại đây.
Vào cuối năm ngoái $DOT (token của Polkadot) chỉ ở mức 5 USD, thế nhưng ở hiện tại đã tăng gần 5 lần, lên hơn 23 USD chỉ trong vòng 6 tháng. Giá trị vốn hóa của Polkadot hiện là 22 tỷ USD và đang đứng hạng 9.
Chính bởi tiềm năm lớn cùng tốc độ tăng trưởng nhanh, Polkadot hiện là một trong những hệ sinh thái hot nhất trên lĩnh vực blockchain. Theo thống kê của Coinrank, hiện có khoảng 500.000 người theo dõi thường xuyên trên các tài khoản mạng xã hội của nền tảng này.
![]() |
Polkadot đang vượt lên so với Ethereum và các hệ sinh thái tiền mã hóa |
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Việt Nam hiện cũng có một cộng đồng những người yêu thích và tham gia xây dựng hệ sinh thái Polkadot. Họ được biết đến với tên Polka Warriors.
Đây là một tập hợp của các lập trình viên, nhà phát triển và những người ham mê với lĩnh vực blockchain. Không chỉ tham gia trong việc đầu tư, Polka Warriors còn đi sâu vào tìm hiểu về mặt kỹ thuật và tiềm năng phát triển của hệ sinh thái này.
Là một cộng đồng phi lợi nhuận của những người nắm giữ đồng $DOT tại Việt Nam, PolkaWarriors là nơi cộng đồng thảo luận mọi thứ liên quan đến Polkadot cũng như cung cấp thông tin của tất cả dự án trong hệ sinh thái mạnh mẽ Polkadot. Polka Warriors hiện là cộng đồng có ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái và với những sản phẩm giáo dục sáng tạo và tuyệt vời, họ trở thành một cộng đồng được đánh giá cao, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Một trong những thành tựu nổi bật của cộng đồng Polka Warriors là việc cho ra đời DotMarketcap - trang web giúp người dùng tìm thấy dữ liệu về số liệu, biểu đồ và tổng vốn hóa cũng như các thông tin mới của hệ sinh thái Polkadot. Đây có thể được xem là một phiên bản tương tự của trang web thống kê Coinmarketcap nổi tiếng thế giới.
Trao đổi với phóng viên, anh Trần Hồng Sang - nhà sáng lập cộng đồng Polka Warriors cho rằng, hệ sinh thái Polkadot có tiềm năng lớn để cạnh tranh với Ethereum bởi tốc độ xử lý giao dịch lớn, khả năng mở rộng và phí giao dịch thấp của hệ sinh thái Polkadot.
“Polkadot là hệ sinh thái blockchain phức tạp. Rất khó có thể truyền tải kiến thức hệ sinh thái này chỉ thông qua bài viết đơn thuần. Chúng tôi, bằng chính đam mê và nhiệt huyết, muốn xây dựng và cùng chia sẻ cho cộng đồng một cách sâu sắc và truyền tải những giá trị và tầm nhìn mà Polkadot hướng đến, và đó cũng là cách để định hướng một hệ sinh thái tương lai cho người dùng tại Việt Nam”, anh Sang chia sẻ.
Nhóm của anh đã tập hợp những người say mê hệ sinh thái này để cùng nhau phát triển cộng đồng Polkadot tại Việt Nam, bên cạnh đó giao lưu, học hỏi với các cộng đồng Polkadot khác tại các quốc gia như Anh, Mỹ, Nga, Trung Quốc.
Theo luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh thông luật, liên quan đến vấn đề tiền điện tử không riêng gì bitcoin hay các hệ phái sinh của nó như Polkadot, ở Việt Nam hiện nay chưa cho phép hoạt động thanh toán. Theo ý kiến của luật sư Bình, chúng ta không nên đi theo hướng xây dựng luật bao quanh để kiểm soát tiền điện tử hay một thứ gì đó tương tự vì đó là công nghệ hướng tới tương lai mà trước tiên các nhà làm luật cần phải ngồi lại với nhau để định nghĩa rõ ràng tiền điện tử là gì, từ đó mới có thể đưa vào một điều luật cụ thể để kiểm soát. Nếu tiền điện tử được định nghĩa là một loại tiền thì sẽ dựa theo quy định về tiền để soát xét, nếu là công cụ tài chính thì sẽ theo luật tài chính. Việc cần làm là quản lý theo định nghĩa mà không phải tạo ra luật mới để kiểm soát. Luật sư Diệp Năng Bình nhận định, việc đầu cơ vào các loại tiền điện tử hiện nay cũng có mặt tích cực là khuyến khích phát triển công nghệ blockchain (chuỗi khối) là một công nghệ mới hứa hẹn. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít

Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân

Nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh?

Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh

Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan

Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng

Thường trực Chính phủ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

Thần tốc, táo bạo xây dựng Côn Đảo sáng, xanh, sạch, đẹp, hiện đại

Hà Nội tìm giải pháp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa
