Tag

Những thành tựu nổi bật của huyện Thạch Thất sau 15 năm

Nông thôn mới 30/07/2023 09:41
aa
TTTĐ - Sau 15 năm sáp nhập về thành phố Hà Nội, huyện Thạch Thất đạt nhiều thành tựu trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an sinh.
Huyện Thạch Thất tổ chức tuần lễ xúc tiến tiêu thụ nông sản OCOP

Công tác Đảng được chú trọng

Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội, huyện Thạch Thất có thêm 3 xã: Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình. Trước khi hợp nhất, Đảng bộ huyện Thạch Thất có 74 tổ chức cơ sở Đảng với tổng số 5.043 đảng viên sinh hoạt ở 292 chi bộ. Đến nay, Đảng bộ huyện Thạch Thất vẫn có 74 tổ chức cơ sở Đảng song tổng số đảng viên nâng lên 9.165.

đồng chí Lê Minh Đức - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất  phát biểu kết luận hội nghị
Đồng chí Lê Minh Đức - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất

Trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Thất đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt với nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng, đoàn thể; Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lí các cấp.

Kết quả nổi bật là huyện đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo đã nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp.

Đoàn lãnh đạo huyện Thạch Thất dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ
Đoàn lãnh đạo huyện Thạch Thất dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ

Đáng chú ý, Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Thất thực hiện đồng bộ, hiệu quả các khâu trong công tác cán bộ như: Công tác quy hoạch, tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Chú trọng luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, vị trí việc làm, nhất là các phòng ban chuyên môn và các chức danh Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã, thị trấn.

Từ năm 2021 đến đầu năm 2023, huyện đã có hơn 100 cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lí được luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác. Huyện đã luân chuyển, điều động cán bộ, công chức các phòng ban huyện về làm Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã, thị trấn 14 đồng chí; Thực hiện việc bố trí Bí thư, Chủ tịch UBND xã, thị trấn không phải là người địa phương.

Nâng cao các tiêu chí kinh tế

Trước khi hợp nhất, huyện Thạch Thất có diện tích đất tự nhiên là 13.183,67ha với 20 đơn vị hành chính; Dân số 164.886 người. Thu nhập bình quân đầu người đạt 11,6 triệu đồng/người/năm.

15 năm qua, Thạch Thất nỗ lực huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế và đạt được những kết quả tích cực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

Bên cạnh các sản phẩm chế tác từ gỗ, Hội chợ giới thiệu, triển lãm các sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ huyện Thạch Thất năm nay cũng hội tụ rất nhiều cây cảnh đẹp, giá trị cao.
Kinh tế làng nghề là điểm nổi bật tại huyện Thạch Thất.

Kinh tế làng nghề được cho là thế mạnh của huyện Thạch Thất. Toàn huyện có 59 làng với 50 làng có nghề. Trong đó, huyện có 10 làng nghề được tỉnh Hà Tây và thành phố Hà Nội công nhận làng nghề truyền thống gồm: Cơ kim khí Phùng Xá, Mộc - may Hữu Bằng; Mây tre giang đan Bình Phú; Bánh chè lam Thạch Xá; Chè kho Đại Đồng; Mộc Chàng Sơn, Canh Nậu, Dị Nậu; Làm nhà gỗ cổ truyền xã Hương Ngải.

Tận dụng các lợi thế sẵn có, cộng với phát triển những ngành kinh tế mới, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn toàn huyện Thạch Thất ước thực hiện năm 2023 đạt 35.913.480 triệu đồng, tăng trưởng bình quân đạt 12,5%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 phấn đấu đạt 100 triệu đồng (mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu 120 triệu ).

Người dân huyện Thạch Thất chăm sóc cây bưởi
Người dân huyện Thạch Thất chăm sóc cây bưởi

Xây dựng Nông thôn mới tại huyện Thạch Thất đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Năm 2013, xã Đại Đồng là xã đầu tiên của huyện được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Năm 2018, tất cả các xã trong huyện đều đạt xã Nông thôn mới. Năm 2020, huyện Thạch Thất vinh dự được đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận “Huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020”.

Xác định mục tiêu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc, Huyện ủy, UBND huyện Thạch Thất đã tập trung chỉ đạo, xây dựng các xã đạt tiêu chí Nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Huyện phấn đấu hết năm 2023 sẽ có thêm 2 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và 2 xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu.

Đẩy mạnh xây dựng văn hóa và an sinh

Về mặt văn hóa, Thạch Thất là vùng đất cổ mang đậm nét đặc trưng của văn hóa xứ Đoài, nơi đây có 101 di tích đã được nhà nước xếp hạng, trong đó Chùa Tây Phương được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, 34 pho tượng Phật được công nhận là Bảo vật auốc gia; Là quê hương của Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan, lương y Nguyễn Tử Siêu.…

Chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội)
Chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội)

Ở yếu tố lịch sử, Thạch Thất còn vinh dự được đón Bác Hồ chọn là nơi ở và làm việc trong 19 ngày đêm trên đường Người dời Thủ đô Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc từ ngày 13/1 đến 2/2/1947. Trong đấu tranh cách mạng bảo vệ Tổ quốc, người Thạch Thất anh dũng chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc lập nên những chiến công hiển hách, chói lọi, lịch sử còn lưu danh những tên đất, tên người như Hạ Bằng quật khởi, Núi Nứa anh hùng, Cẩm Bào mồ chôn giặc Pháp.

Tiết mục chuyển thể Chèo Chúc cẩm hồi văn “Xuân đất Việt” của Chi nhánh Thơ Đường huyện Thạch Thất
Tiết mục chuyển thể Chèo Chúc cẩm hồi văn “Xuân đất Việt” của chi nhánh Thơ Đường huyện Thạch Thất

Những năm qua, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển sâu rộng. Công tác giáo dục, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân; Công tác phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt là dịch COVID-19 ngày càng được chú trọng, nâng cao. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Tăng cường quản lý tài nguyên, hoàn thành quy hoạch

Từ năm 2008 đến nay, công tác quản lý đất đai, vệ sinh môi trường, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Thạch Thất được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Huyện đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030; Tăng cường quản lý đất đai, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm; Tập trung giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư của Trung ương, thành phố và huyện.

Diện mạo Thạch Thất đang đổi thay mạnh mẽ
Diện mạo Thạch Thất đang đổi thay mạnh mẽ

Với địa thế là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng, kết nối liên vùng Tây Bắc với hệ thống giao thông thuận lợi có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển kinh tế như: Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 21A, quốc lộ 32, tỉnh lộ 419, 420… Đại học quốc gia Hà Nội, đặc biệt là quy hoạch Đô thị vệ tinh Hòa Lạc với diện tích 17.074ha, huyện Thạch Thất có cơ hội lớn để phát triển trong tương lai.

Là vùng đất địa linh nhân kiệt với bề dày văn hóa lịch sử của xứ Đoài, huyện Thạch Thất có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, thành phố xác định phát triển huyện Thạch Thất trở thành trung tâm của thành phố phía Tây với “lõi” là Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đọc thêm

Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn Nông thôn mới

Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn

TTTĐ - Chuyển đổi số đóng vai trò kết nối hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến, thương mại gắn với người tiêu dùng trong nước và thế giới. Thời gian qua, Hà Nội đã tích cực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị nông nghiệp, kinh doanh nông sản, tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024 Nông thôn mới

Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024

TTTĐ - Ngày 26/4, xã Cấn Hữu tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024 và các trường đạt chuẩn quốc gia.
Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Ngày 26/4, UBND thành phố Hà Nội có Tờ trình số 127/TT gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Sáng 25/4, xã Phú Mãn long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Báo cáo số 145/BC-UBND ngày 25/4/2025 về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.
Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định công nhận 5 xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate Nhịp sống phương Nam

Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate

TTTĐ - Tăng 20,68% lợi nhuận, giảm 7,69% chi phí, mô hình canh tác bón phân khoa học với NPK Cà Mau Gold 20-10-10 công nghệ Poly Phosphate đã mang đến vụ mít hiệu quả cho nông dân tại Long An.
Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề Nông thôn mới

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam. Đây là các nghệ nhân được công nhận đợt 2, lần thứ 11, năm 2024 và là hoạt động định kỳ của Hiệp hội tổ chức 2 năm một lần.
Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng nay (18/4), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024 và huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. 100% thành viên đã thông qua.
Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Với chủ trương “xây dựng Nông thôn mới có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc”, ngay sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020, Sóc Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu.
Xem thêm