Tag

Nỗi niềm của nữ Thiếu tá Công an dạy học ở trường giáo dưỡng

Camera 360 trẻ 14/11/2024 20:18
aa
TTTĐ - Cũng như các giáo viên trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”, Thiếu tá Hoàng Thị Ngọc Xuyến (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 4, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an) luôn đau đáu nỗi niềm, với mong mỏi lớn nhất là làm được điều gì đó cho học trò, để các em có môi trường giáo dục hạnh phúc và tương lai tươi sáng.
Thiếu tá Bùi Mạnh Hùng tái cử chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên CATP

Người dẫn đường cho những đứa trẻ hoàn lương

Thiếu tá Hoàng Thị Ngọc Xuyến là cô giáo đặc biệt ở trường giáo dưỡng, là người giáo viên Công an Nhân dân. Chia sẻ tại buổi lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp mặt giáo viên trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”, Thiếu tá Xuyến, cho biết: “Công việc của chúng tôi là quản lý, giáo dục, chăm sóc đối tượng trẻ vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật, trong độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi.

Ở độ tuổi còn nhỏ như vậy nhưng các em trước khi vào trường đã có những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội như: Giết người, hiếp dâm, trộm cắp, buôn bán và tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý, gây rối trật tự công cộng...”.

Lãnh đạo Trung ương Đoàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng cac thầy cô giáo tiêu biểu
Lãnh đạo Trung ương Đoàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các thầy cô giáo tiêu biểu

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục các em nhưng nữ giáo viên trường giáo dưỡng luôn nỗ lực, cố gắng để giúp các em có sự thay đổi về nhận thức, tu dưỡng, học tập và rèn luyện, sớm trở thành công dân lương thiện, hữu ích cho xã hội. Các em vào trường được tham gia học tập văn hoá, lao động, hướng nghiệp dạy nghề.

Với công việc giảng dạy văn hoá, hiện nay, cô Xuyến và các đồng nghiệp đang thực hiện 2 cấp học: Tiểu học và Bổ túc THCS. Ngoài chương trình giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường còn tăng cường thêm giáo dục đạo đức công dân; kỹ năng sống; trang bị kiến thức về giới tính, sức khoẻ sinh sản cho các em.

Nữ Thiếu tá kể, năm 21 tuổi, cô tốt nghiệp trường sư phạm và làm giáo viên dạy môn Ngữ văn ở một trường THCS. Sau 5 năm gắn bó với ngôi trường ấy, cô chuyển ngành về công tác tại Trường Giáo dưỡng số 4 trực thuộc Tổng cục VIII nay là Cục C10, Bộ Công an.

Thiếu tá Hoàng Thị Ngọc Xuyến chia sẻ nỗi niềm
Thiếu tá Hoàng Thị Ngọc Xuyến chia sẻ tâm tư, nguyện vọng với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo

Khi về với ngôi trường này, cô đã có thời gian thật sự bối rối vì những sự khác biệt về đối tượng học sinh. “Những hành vi vi phạm trước khi vào trường của các em khiến ai cũng nghĩ các em thật đáng trách, đáng ghét. "Những đứa trẻ lưu manh”, “giang hồ bặm trợn” là điều tôi đã từng thoáng nghĩ về học sinh của mình nhưng thật sự không như suy nghĩ ấy. Ngày đầu tiên về trường, tôi ngỡ ngàng về những cậu học trò nhỏ bé cúi chào tôi một cách lễ phép. Không ai nghĩ đó là những “tội phạm nhí” đã từng gây ra nhiều hành vi tội lỗi”, cô Xuyến chia sẻ.

Thời gian dần trôi đi, gần 15 năm gắn bó với trường, nữ Thiếu tá đã thật sự hiểu, càng thêm yêu và tự hào hơn về công việc hằng ngày. Từ một cô giáo đang dạy các học sinh phổ thông chăm ngoan, hoặc chỉ ít ỏi những học sinh ngang bướng, nghịch ngợm chuyển sang làm công tác giảng dạy học sinh đặc biệt tại trường giáo dưỡng, cô luôn trăn trở làm thế nào để các em trưởng thành.

Thiếu tá
Thiếu tá Hoàng Thị Ngọc Xuyến trong trang phục Công an Nhân dân

Sự cống hiến thầm lặng

Theo nữ Thiếu tá, đa số học sinh khi vào ngôi trường này đều sinh ra và lớn lên ở những gia đình khiếm khuyết, không có cha, không có mẹ, bị bỏ rơi khi còn rất nhỏ, sống lang thang, hoặc cha mẹ đều đi tù. Các em thiếu thốn tình yêu thương, sự giáo dục, uốn nắn từ gia đình nên lớn lên với nhận thức lệch lạc, rồi trượt dài trong các tệ nạn ma tuý, nghiện game... và sa ngã vào con đường phạm tội.

tặng Bằng khen
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi tặng Bằng khen tới các thầy cô giáo

Nói về chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô", ông Trịnh Văn Hào, Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại Tập đoàn Thiên Long chia sẻ: "Thiên Long rất hạnh phúc vì được đồng hành cùng các thầy cô giáo suốt 10 năm qua. Trong 10 năm, không chỉ mang chiều rộng về không gian địa lý khi tuyên dương nhiều đối tượng giáo viên khác nhau ở vùng sâu, vùng xa mà “Chia sẻ cùng thầy cô” còn kể những câu chuyện có chiều sâu về tấm lòng, nghị lực của người thầy.

Từ những câu chuyện nhân văn và sâu sắc đó, chương trình tôn vinh giá trị của nghề giáo, thôi thúc các hoạt động tri ân người thầy, lan tỏa hành trình dạy học hạnh phúc. Đối với Thiên Long, đồng hành cùng người thầy và đề cao giá trị người thầy chính là cách xã hội vun đắp hạt giống có tính bền vững – đó là thế hệ tương lai của đất nước".

“Những người thầy cô như chúng tôi luôn tìm cách thấu hiểu tâm tư của học trò, từ đó tạo ra mối quan hệ gắn bó. Chúng tôi không chỉ dạy kiến thức mà còn hướng dẫn các em về cách sống, cách đối diện với khó khăn trong cuộc sống.

Thật sự các em đáng thương hơn đáng trách, tôi nghĩ nếu các em có được một gia đình trọn vẹn thì sẽ không có những sai lầm, tội lỗi như vậy. Chính vì thế, tôi luôn dành tình yêu thương, gần gũi, động viên, sẻ chia với các em. Hạnh phúc nhất với tôi là sau khi các em ra trường đã trưởng thành, có việc làm ổn định, nhiều em có gia đình, sống chan hoà, hạnh phúc”, cô Hoàng Thị Ngọc Xuyến cho hay.

Bày tỏ nguyện vọng và kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thiếu tá Xuyến chia sẻ: “Do điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị chưa đáp ứng được nên không thể giảng dạy được các môn: Tin học, Ngoại ngữ, hoạt động trải nghiệm… và vẫn chưa có sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên cũng như sách giáo khoa cho học sinh theo chương trình xóa mù chữ mới, vì vậy việc triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Tôi rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể xem xét hỗ trợ về tài liệu cho đối tượng học sinh tại các trường giáo dưỡng”.

Sau khi nghe những chia sẻ của cô Xuyến cũng như các thầy, cô giáo tham gia, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, cống hiến của các thầy cô giáo trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”; đồng thời rất ấn tượng với chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức.

trao quà
Ông Trịnh Văn Hào, Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại Tập đoàn Thiên Long trao quà tới các thầy cô giáo

Thứ trưởng cho rằng, các thầy, cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, nơi thôn bản, thật sự là những tấm gương với sự cống hiến thầm lặng, bước chân lặng lẽ. Trong đó có các thầy giáo mang quân hàm xanh, các thầy, cô giáo là các chiến sĩ công an, vừa thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa cầm phấn viết bảng, dạy chữ cho học trò. Có những người vừa làm thầy, cô vừa làm cha mẹ, anh chị của các em...

dạy học trò
Cô Xuyến không chỉ dạy kiến thức mà còn hướng dẫn các em về cách sống, cách đối diện với khó khăn trong cuộc sống...

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi, chương trình không chỉ đúng với nhiệm vụ, trách nhiệm của Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam mà còn có ý nghĩa lớn lao đối với lực lượng cán bộ, giáo viên trên tất cả các địa bàn. “Nhiệm vụ giáo dục ở vùng sâu, vùng xa và những trường chuyên biệt còn nhiều thử thách, thiếu thốn, bất cập nên cần hơn hết những nhà giáo tiên phong, lĩnh xướng nhận nhiệm vụ đó”, Thứ trưởng nói.

Chiều 14/11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gặp mặt 60 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu được tuyên dương.

Anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam cho biết: Năm 2024 ghi dấu 10 năm hành trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức. Chương trình đã lựa chọn tôn vinh 576 giáo viên.

Tại chương trình, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen tới các thầy, cô giáo. Tối cùng ngày, Ban Tổ chức trao 60 sổ tiết kiệm, mỗi sổ trị giá 10 triệu đồng, tặng các thầy cô giáo tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”.

Nhiều hoạt động của “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024, được tổ chức cao điểm vào ngày 14 -15/11/2024 tại Hà Nội. Lễ tuyên dương của chương trình sẽ diễn ra tại Nhà hát Chèo Việt Nam (Số 1 Giang Văn Minh, Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội) tối 15/11.

Đọc thêm

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

TTTĐ - Sáng 30/4, tại Lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2025.
Sức trẻ bùng nổ với hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Sức trẻ bùng nổ với hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên

TTTĐ - 119.801 công trình, phần việc thanh niên; hơn 13.000 đội hình tình nguyện "Bình dân học vụ số" do thanh niên làm nòng cốt, tổ chức hơn 18.000 hoạt động hỗ trợ tập huấn, phổ cập kỹ năng số cho trên 785.000 người dân… là những con số ấn tượng tuổi trẻ cả nước đã đạt được trong Tháng Thanh niên năm 2025.
Quảng Ninh tổ chức Hội thi Tin học trẻ lần thứ 26 năm 2025 Camera 360 trẻ

Quảng Ninh tổ chức Hội thi Tin học trẻ lần thứ 26 năm 2025

TTTĐ - Tỉnh đoàn, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp cùng trường Đại học Hạ Long tổ chức hội thi Tin học trẻ tỉnh Quảng Ninh lần thứ 26, năm 2025.
Phát động Cuộc thi Thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu 2025 Camera 360 trẻ

Phát động Cuộc thi Thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu 2025

TTTĐ - Chiều 29/4, Thành đoàn Hà Nội tổ chức lễ phát động Cuộc thi Thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu năm 2025. Đây là hoạt động thực hiện Chương trình số 07 của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”.
Người trẻ “update” ký ức dân tộc bằng ngôn ngữ thời đại Camera 360 trẻ

Người trẻ “update” ký ức dân tộc bằng ngôn ngữ thời đại

TTTĐ - Họ là lớp thế hệ được sinh ra và lớn lên trong kỷ nguyên số, luôn tiếp cận, làm mới và truyền cảm hứng lịch sử, ký ức dân tộc bằng chính những công cụ, ngôn ngữ của thời đại ngày nay.
Tuổi trẻ cả nước hướng về kỷ niệm chiến thắng 30/4 Camera 360 trẻ

Tuổi trẻ cả nước hướng về kỷ niệm chiến thắng 30/4

TTTĐ - Chiến thắng 30/4/1975 là bản hùng ca của dân tộc. Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các cấp bộ Đoàn và tuổi trẻ cả nước đã thực hiện nhiều công trình, phần việc, hoạt động ý nghĩa.
Thắp sáng ngọn lửa tri ân các Anh hùng liệt sĩ Camera 360 trẻ

Thắp sáng ngọn lửa tri ân các Anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ cấp Trung ương.
Kể chuyện về tình yêu Tổ quốc qua những tà áo dài Camera 360 trẻ

Kể chuyện về tình yêu Tổ quốc qua những tà áo dài

TTTĐ - Thời trang không chỉ là thẩm mỹ mà còn là cách người Việt kể chuyện tình yêu đất nước. Hòa chung không khí của cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, màu cờ sắc áo bỗng trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết.
Giới trẻ hào hứng đón chào 50 năm ngày Giải phóng Camera 360 trẻ

Giới trẻ hào hứng đón chào 50 năm ngày Giải phóng

TTTĐ - Tìm về “địa chỉ đỏ”, sử dụng trang phục hay những vật dụng thường ngày in hình lá cờ Việt Nam không đơn thuần là trào lưu của giới trẻ, đây còn là cách thể hiện niềm tự hào sâu sắc với lịch sử dân tộc.
Tỏa sáng tinh thần dân tộc, nghị lực phi thường Camera 360 trẻ

Tỏa sáng tinh thần dân tộc, nghị lực phi thường

TTTĐ - Tinh thần dân tộc bất diệt, những trái tim nghị lực phi thường đã cùng nhau thắp sáng bức tranh tự hào trong chương trình “Tinh hoa Bắc Bộ - Nghị lực tỏa sáng”, chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xem thêm